Có thể nhận thấy sự căm phẫn khủng bố được thể hiện trong nét mặt lạnh lùng, cương nghị vốn có nhà lãnh đạo Nga khi ông nhóm họp với các quan chức cấp cao của Điện Kremlia.
Cũng giống như phản ứng của Mỹ, Pháp đã từng được ghi nhận, ngay sau khi nhà chức trách Nga lên tiếng thừa nhận rằng chiếc máy bay chở khách của nước này bị rơi ở bán đảo Sinai là do khủng bố nhúng tay, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ngay lập tức ra lệnh cho các phương tiện chiến lược gồm máy bay, chiến hạm mang tên lửa hành trình hạng nặng tấn công vào các mục tiêu của khủng bố IS ở Syria.
Tổng thống Nga Vladimir Putin |
Chúng ta có thể nhận thấy sự căm phẫn khủng bố được thể hiện trong nét mặt lạnh lùng, cương nghị vốn có nhà lãnh đạo Nga khi ông nhóm họp với các quan chức cấp cao của Kremlia ngay sau khi có thông tin xác nhận của cơ quan điều tra về nguyên nhân dẫn đến thảm kịch rơi máy bay ở Ai Cập.
Bên cạnh các tuyên bố lên án chủ nghĩa khủng bố cực đoan, man rợ, Tổng thống Putin cũng đã ra lệnh các cơ quan an ninh phải tìm ra bằng được toàn bộ thủ phạm.
Ông Putin cũng thẳng thừng cảnh báo rằng tất cả những ai tìm cách hỗ trợ khủng bố sẽ phải gánh chịu toàn bộ hậu quả của việc che giấu tội phạm.
Chính quyền Nga theo đó cũng treo thưởng tới 50 triệu USD bất cứ ai có thể giúp an ninh Nga bắt được các thủ phạm gây ra đánh bom phi cơ chở khách Nga khiến 224 người thiệt mạng.
Trong những ngày qua, máy bay, tàu tuần dương, tàu ngầm của quân đội Nga đã tham gia phát động các đòn tấn công với sức huỷ diệt lớn nhằm vào các mục tiêu của IS trên lãnh thổ Syria.
Hoạt động tấn công diễn ra dồn dập, trên quy mô lớn. Dù chưa rõ hiệu quả đến đâu nhưng rõ ràng những phản ứng và hành động của lãnh đạo và quân đội Nga đã phần nào làm hả lòng người dân Nga, đặc biệt là những thân nhân của hơn 200 người vô tội đã không may thiệt mạng trong vụ rơi máy bay ở Sinai.
Trong quá khứ, điều này cũng đã từng xảy ra ở Mỹ. Ngay sau vụ khủng bố 11/9 kinh hoàng khi Al-Qaeda tấn công toà tháp đôi ở thành phố New York, chỉ một thời gian rất ngắn sau đó, quân đội Mỹ đã thực hiện một cuộc chiến tranh và cuộc chiến này gần như đã huỷ diệt đất nước Afghanistan ở Trung Đông.
Ngay mới đây thôi, sau các vụ tấn công đẫm máu mà IS đã thực hiện ở thủ đô Paris, quân đội Pháp cũng đã ngay lập tức tăng cường các chiến dịch tấn công quân sự nhằm vào IS ở Syria. Pháp cũng đã điều một tàu sân bay hạt nhân đến Địa Trung Hải để gia tăng các chiến dịch tấn công trả đũa nhằm vào khủng bố.
Tuy nhiên, với Nga, các cuộc oanh kích và tấn công cường độ cao từ quân đội của Moscow có thể sẽ không được kéo dài và ông Putin về cơ bản mới chỉ làm người Nga hả dạ, chứ chưa thể giải quyết toàn bộ vấn đề trong cuộc đấu tranh chống khủng bố – loại chiến tranh vô cùng cam go, tốn kém và không thể chấm dứt trong ngắn hạn.
Khó khăn của Nga
Sở dĩ có nhận định cho rằng chiến dịch tấn công IS tăng cường bằng các phương tiện chiến lược của quân đội Nga ở Syria sẽ không kéo dài nhiều ngày bởi với tình cảnh kinh tế không mấy sáng sủa của Nga như hiện nay, việc đốt tiền vào các loại vũ khí đắt tiền sẽ được kiểm soát ở mức ít nhất.
Mỗi quả tên lửa hành trình mà máy bay hay tàu chiến Nga sử dụng để đánh IS có giá trị ít nhất cũng vài trăm ngàn đô la mỗi quả. Đó là chưa tính đến các loại chi phí phát sinh khác cũng tốn kém vô cùng.
Kinh tế cũng chưa phải lý do duy nhất sẽ ngăn cản Nga đánh IS trên quy mô và cường độ lớn. Một yếu tố khác cũng cần phải đề cập đó là quan hệ giữa Nga, Mỹ và các đồng minh.
Mặc dù một vài đồng minh của Mỹ, trong đó có Pháp, nước có chung cảnh ngộ là nạn nhân của khủng bố đã ít nhiều cảm thông với Nga sau khi Paris bị tấn công man rợ nhưng Washington thì không. Người đứng đầu Nhà Trắng thậm chí còn không chia buồn với Kremlia sau thảm hoạ máy bay chở hơn 200 người của Nga rơi ở Ai Cập.
Máy bay ném bom chiến lược Tu-160 Nga dùng để đánh IS ở Syria. |
Rõ ràng Nga còn đang nghi ngờ Mỹ, cho rằng Mỹ chính là một trong những nước tài trợ và huấn luyện cho vài nhóm khủng bố những nhóm vũ trang được Washington gọi là “các nhóm đối lập ôn hoà”.
Và, ngược lại, Mỹ cũng còn đang bất đồng quan điểm với Nga khi Moscow bảo vệ Tổng thống Syria Assad. Washington cho rằng Nga đánh cả phe đối lập để bảo vệ chính quyền hiện nay ở Syria với mục đích duy trì ảnh hưởng của mình trên đất nước này.
Trong một tuyên bố vừa phát đi vào ngày hôm qua 18/11, quân đội Mỹ ra tuyên bố cho biết nước này không có kế hoạch phối hợp trong các chiến dịch tấn công tổ chức khủng bố IS tại Syria.
Tuyên bố này được quân đội Mỹ đưa ra bất chấp một số tín hiệu khả quan đề cập khả năng hợp tác giữa Nga và Mỹ trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố ở Trung Đông sau khi lãnh đạo Nga – Mỹ có cuộc hội đàm ngắn bên lề Hội nghị thượng đỉnh G-20 vừa diễn ra ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Khi các cường quốc như Mỹ và Nga không đạt được sự đồng thuận thì việc triển khai các vũ khí chiến lược để thực hiện các cuộc tấn công IS ở Syria của Nga chắc chắn sẽ sẽ bị giới hạn bởi cả Nga hay Mỹ đều dè chừng nhau.
Nếu xảy ra va chạm quân sự, rất dễ leo thang xung đột khôn lường giữa hai siêu cường quân sự của thế giới.
Chúng ta có thể nhìn lại những cảnh báo từ giới chuyên gia quốc tế và ngay cả các học giả của Nga trước khi Nga bắt đầu tham gia tấn công IS ở Syria từ cuối tháng 9 vừa qua. Khi đó, giới quan sát đã cảnh báo nghiêm túc rằng nguy cơ khủng bố tấn công nước Nga đang gia tăng khi quân đội của ông Putin bắt đầu oanh kích trên lãnh thổ quốc gia ven bờ Địa Trung Hải Syria.
Và, vụ đặt bom chiếc máy bay chở khách, cướp đi sinh mạng của hàng trăm người Nga vô tội đã trở thành một minh chứng đáng sợ.
Các link video, thông tin tham khảo cùng chủ đề chống khủng bố IS mới nhất trong ngày có thể xem ngay:
>> Những cỗ máy huỷ diệt trên không mà Nga đang dùng đánh IS
>> Cận cảnh oanh tạc cơ Tu-95MS của Nga phóng tên lửa đánh IS
>> Nga sử dụng tàu ngầm, không quân tầm xa tấn công IS
>> Putin ra lệnh cho quân đội tăng cường hợp tác với Pháp đánh IS
Hoà Bình