ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Điểm bùng phát của “Đại dịch chia sẻ trách nhiệm xã hội”
Monday, November 23, 2015 23:01
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

B4INREMOTE-aHR0cDovLzMuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1JWi1sMWZHU005cy9WbFA2azBOcGZlSS9BQUFBQUFBQWFNTS9kdS1KNm1lSzl0MC9zMzIwLyUyNUM0JTI1OTAlMjVFMSUyNUJBJTI1QTFpJTJCZCUyNUUxJTI1QkIlMjU4QmNoJTJCY2hpYSUyQnMlMjVFMSUyNUJBJTI1QkIlMkJ0ciUyNUMzJTI1QTFjaCUyQm5oaSUyNUUxJTI1QkIlMjU4N20lMkJ4JTI1QzMlMjVBMyUyQmglMjVFMSUyNUJCJTI1OTlpJTJCNy5qcGc=



Ba cấp độ tư duy

Nếu bạn đang đọc những dòng này hiển nhiên là bạn đang sử dụng facebook. Nếu ai đó hỏi bạn WHAT: facebook là gì? 
Một câu trả lời hiển nhiên được đưa ra: Mạng xã hội. Nhưng nếu tiến thêm một bước nữa với câu hỏi HOW: Những chức năng quen mà chúng ta đang sử dụng hằng ngày mỗi khi truy cập vào facebook được tạo ra như thế nào? 
Thì có lẽ số người thực sự biết cỗ máy khổng lồ hơn 11.000 nhân viên đang vận hành như thế nào để tạo ra dịch vụ miễn phí 24/7 cho hơn 1 tỉ người trên thế giới chắc chắn là một con số rất nhỏ so với những người trả lời được câu hỏi WHAT. 
Vừa rồi là 2 trong số ba câu hỏi cơ bản ( fundamental questions ) được xem như công cụ quan sát giúp bạn đào sâu suy nghĩ đối với thế giới xung quanh (tool that can help you drive to deeper levels of observation )
Khi bạn trả lời được câu hỏi HOW tức là bạn đã hiểu được về nó, tuy nhiên để chạm được đến cốt lõi của vấn đề thì bạn phải là người trả lời được câu hỏi WHY.
Sự dịch chuyển từ WHAT đến WHY có thể là sự dịch chuyển từ những điều bình thường đến những điều phi thường.
Thông thường khi chúng ta nghĩ về sự việc, cái nhìn của chúng ta dừng lại mức WHAT. Đây là mức độ hiểu biết của đại đa số,là dạng nhận thức của đám đông
Một số sẽ tiến xa hơn để đi đến mức HOW: Đây là nhận thức của những người trong cuộc
Và chỉ có một số ít đi đến mức WHY: Đó là những người đặc biệt.
START WITH WHY 
Và lý do mà những người có thể rất xa lạ với nhau như chúng ta có thể trao đổi được với nhau qua một dịch vụ công cộng mang tên facebook là bởi vì cách đây 11 năm có một người đặc biệt là anh bạn Mark Zuckerberg đã bắt đầu 1 hành trình khác với đa số những người thông thường nhưng lại giống với đa số những người đặc biệt đó là hành trình START WITH WHY.
B4INREMOTE-aHR0cDovLzMuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1DTXgwNmgwZlhnTS9WbFA2bFNnRGx3SS9BQUFBQUFBQWFNYy9RNHg2ckF4aTJMNC9zNDAwLyUyNUM0JTI1OTAlMjVFMSUyNUJBJTI1QTFpJTJCZCUyNUUxJTI1QkIlMjU4QmNoJTJCY2hpYSUyQnMlMjVFMSUyNUJBJTI1QkIlMkJ0ciUyNUMzJTI1QTFjaCUyQm5oaSUyNUUxJTI1QkIlMjU4N20lMkJ4JTI1QzMlMjVBMyUyQmglMjVFMSUyNUJCJTI1OTlpLmpwZw==
Không biết bạn đã được nghe về câu chuyện ngay sau đây chưa? Nhưng đó câu chuyện này chính là câu trả lời WHY: Tại sao facebook lại trở là mạng xã hội lớn nhất thế giới, trở thành một “quốc gia trực tuyến” với trên 1 tỉ công dân.
B4INREMOTE-aHR0cDovLzMuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy0xdTNaanJWVUJLRS9WbFA2ajg3MVQ4SS9BQUFBQUFBQWFNQS92RFlLd3BTUTlISS9zNDAwLyUyNUM0JTI1OTAlMjVFMSUyNUJBJTI1QTFpJTJCZCUyNUUxJTI1QkIlMjU4QmNoJTJCY2hpYSUyQnMlMjVFMSUyNUJBJTI1QkIlMkJ0ciUyNUMzJTI1QTFjaCUyQm5oaSUyNUUxJTI1QkIlMjU4N20lMkJ4JTI1QzMlMjVBMyUyQmglMjVFMSUyNUJCJTI1OTlpJTJCMi5qcGc=
Một truyền thuyết do anh bạn Mark tự thuật lại rằng: Vào thời điểm mà anh bạn này bước chân vào giảng đường đại học Harvard thì cách đó vài năm có 1 công ty đã hình thành và phát triển nhanh chóng thành một siêu công ty khổng lồ nhờ vào một Search Engine (công cụ tìm kiếm ) có tên là Google. Mark nói rằng mình và bạn bè đã rất thoải mái tìm kiếm trên Google, có rất nhiều thứ hữu ích mà họ có thể tìm thấy, tuy nhiên thứ duy nhất mà Mark cảm thấy không hài lòng là anh không thể tìm kiếm được “CON NGƯỜI” và anh bạn của chúng ta đã đặt câu hỏi 
WHY: “Tại sao không thể có một nơi trên internet mà tất cả các quan hệ giữa con người với con người có thể xây dựng trên đó, để con người có thể tìm đến với nhau?”. 
Mark nói rằng anh ta bị ám ảnh bởi câu hỏi này. Và sau đó thì như chúng ta đã biết Facebook ra đời sau 6 năm kể từ khi Google xuất hiện. Kỳ tích mà Mark tạo ra cũng ngoạn mục không kém so với các ông chủ Google Larry Page và Sergey Brin những người mà rất có thể cũng đã có một hành trình START WITH WHY. Nhưng điều đó sẽ được nhắc đến trong một chủ đề khác
Không biết nỗi ám ảnh của Mark Zuckerberg là có thật hay là một cách đánh bóng tên tuổi sau khi đã ở đỉnh vinh quang, tuy nhiên một sự thật không thể chối cãi là facebook đang sờ sờ hiện hữu khi tôi ngồi gõ những dòng này, và cũng nhờ facebook mà tôi “quen được rất nhiều người, xây dựng được rất nhiều mối quan hệ giữa con người với con người” trên cái không gian ảo đó, kéo các mối quan hệ từ thế giới ảo ra ngoài thế giới thực, với tư cách là một facebooker, một người được hưởng lợi từ facebook nên tôi tin vào câu chuyện của anh bạn Mark và thấy có trách nhiệm cần chia sẻ niềm tin này với mọi người.
Khi bạn bị ám ảnh bởi một câu hỏi WHY và quyết tâm đi tìm câu trả lời cho nó, bạn có thể thay đổi thế giới.
B4INREMOTE-aHR0cDovLzEuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1lX09qMWNmdWtLVS9WbFA2ajJFVG81SS9BQUFBQUFBQWFMOC81ZnlUVHNvVmRjby9zNDAwLyUyNUM0JTI1OTAlMjVFMSUyNUJBJTI1QTFpJTJCZCUyNUUxJTI1QkIlMjU4QmNoJTJCY2hpYSUyQnMlMjVFMSUyNUJBJTI1QkIlMkJ0ciUyNUMzJTI1QTFjaCUyQm5oaSUyNUUxJTI1QkIlMjU4N20lMkJ4JTI1QzMlMjVBMyUyQmglMjVFMSUyNUJCJTI1OTlpJTJCMy5qcGc=
Không chỉ là một người được hưởng lợi từ mạng xã hội facebook, tôi còn là một người hưởng lợi từ việc đọc sách. Những điều tôi vừa trình bày với các bạn phần lớn là lấy từ các sách mà tôi đã đọc. Và đó là lý do mà tôi muốn kể cho các bạn nghe một câu chuyện về một người khác đã mang đến cho rất nhiều trẻ em Việt Nam cơ hội được đọc sách, đó là anh Nguyễn Quang Thạch. 
Câu chuyện của anh Thạch có thể không hoành tráng như câu chuyện của anh bạn Mark ở bên kia đại dương, nhưng cả 2 câu chuyện ấy đều giống nhau ở cùng một điểm mà tôi đã nói ở trên, đó là hành trình START WITH WHY. 
Bởi vì tôi vẫn luôn vận dụng bộ công cụ “WHAT,HOW,WHY” khi tiếp xúc với bất cứ sự việc gì trong đó có cả con người nên tôi cũng đặt ra câu hỏi 
WHY: Điều gì khiến một người đàn ông bỏ công việc, tiêu tốn mấy trăm triệu tiền của cá nhân mình bất chấp việc phản đối của gia đình, bạn bè thậm chí bị người đời chửi là ”thằng dở hơi” để đi làm cái việc mà người ta gọi là ĂN CƠM NHÀ VÁC TÙ VÀ HÀNG TỔNG. Điều gì khiến một hành trình kéo dài 9 năm đã không chùn bước trước những ngáng trở và cuối cùng đã được sự nhìn nhận và đánh giá bởi xã hội cũng như cơ quan chức trách là Bộ Giáo Dục?
B4INREMOTE-aHR0cDovLzIuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1qWUMydXN1UkpOOC9WbFA2anpSMy1KSS9BQUFBQUFBQWFNRS9COEdCTUZuSDZ6Yy9zNDAwLyUyNUM0JTI1OTAlMjVFMSUyNUJBJTI1QTFpJTJCZCUyNUUxJTI1QkIlMjU4QmNoJTJCY2hpYSUyQnMlMjVFMSUyNUJBJTI1QkIlMkJ0ciUyNUMzJTI1QTFjaCUyQm5oaSUyNUUxJTI1QkIlMjU4N20lMkJ4JTI1QzMlMjVBMyUyQmglMjVFMSUyNUJCJTI1OTlpJTJCNC5qcGc=
Và tôi đã tìm thấy câu trả lời cách đây 2 tháng sau gần 4 tiếng đồng ngồi café trò chuyện cũng như quan sát cách anh nói, cách anh biểu cảm khi nói về nguyện vọng muốn hồi sinh một dân tộc Việt Nam từ những hạt giống trách nhiệm trong tâm thức mỗi một con người Việt Nam qua một việc làm cụ thể là đưa sách về với trẻ em nông thôn.
Câu trả lời là anh cũng bị ám ảnh bởi những câu hỏi 
WHY: Tại sao người Việt lại vô cảm? Tại sao nòi giống Việt không thể đóng góp những giá trị cho thế giới? Tại sao, tại sao, tại sao….?
Và việc làm của của anh đơn giản chỉ là đi tìm câu trả lời cho chính mình. Anh không quan tâm đến điều tiếng của người khác, vì đó không phải là câu hỏi của họ, họ không hiểu WHAT, HOW tất nhiên sẽ càng không biết câu hỏi WHY của anh. Anh làm việc đó vì đó là lời giải tự thân cho chính nỗi ám ảnh của anh.
Anh Thạch kể rằng lúc còn đi học, anh luôn là người trực nhật lớp, bất kể là ngày nào. Ai đi học cũng đều biết một điều rằng trước mỗi giờ vào lớp học, khi những bài giảng của tiết trước cần có người xóa. Lúc đầu vì là người nhiệt tình nên anh luôn “xung phong” lau bảng nhưng sau đó thấy có người “tích cực” nên những người khác default rằng đó là việc được tháo khoán cho anh. 
Nếu anh suy nghĩ giống với đa số cho rằng “nếu mình làm mà nó không làm thì thiệt thân” thì hôm nay 120 tủ sách dòng họ, 5000 tủ sách Phụ Huynh/Lớp học đã không được lập , cũng như 200.000 trẻ em nông thôn đã không có cơ hội tiếp cận ít nhất 50 đầu sách mỗi năm bởi vì người dẫn dắt phong trào đã bỏ cuộc sau khi trải nghiệm thực tế vô trách nhiệm mà anh đã tiếp xúc khi còn nhỏ. Rất may những trang sách mà anh đã đọc và bài học mà anh được học từ gia đình đã khiến anh làm công việc trực nhật suốt 12 năm học và giờ chúng ta được biết đến chương trình SÁCH HÓA NÔNG THÔN VIỆT NAM 
Không phải là một chương trình từ thiện
Tuy chúng ta đều đã biết đến chương trình SHNTVN vì hôm nay anh Thạch và chương trình đã rất nổi tiếng tuy nhiên chưa hẳn là mọi người đã hiểu đúng về mục tiêu mà chương trình hướng tới. Bản thân tôi cũng đã từng hiểu một cách thô sơ về nó. Rất nhiều người nhìn SHNTVN như một hoạt động từ thiện, đây là một cách hiểu hoàn toàn sai.
Khi chúng tôi đem một phần số tiền gây quỹ được từ chương trình “Bánh chưng nhân ái” dịp tết Ất Mùi ( Một chương trình với sự tham gia của các Admin và các bạn tình nguyện viên của Cộng đồng Việt Nhật gói bánh và bán cho cho người Việt đang sinh sống Nhật ) đến ủng hộ cho chương trình SHNTVN thì anh Thạch nói
“Các em giữ lại số tiền này đi, về lập tủ sách cho chính quê các em, mục đích của anh là muốn mọi người tham gia vào việc chia sẻ trách nhiệm xã hội, anh nhận tiền là để đi lập tủ sách thôi, nếu chính các em tham gia vào việc đó thì sẽ tốt hơn ”. 
B4INREMOTE-aHR0cDovLzMuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1OV29SYWVoeFZGZy9WbFA2a1Q4X2tDSS9BQUFBQUFBQWFNUS9KSDRrNnZROEJYYy9zNDAwLyUyNUM0JTI1OTAlMjVFMSUyNUJBJTI1QTFpJTJCZCUyNUUxJTI1QkIlMjU4QmNoJTJCY2hpYSUyQnMlMjVFMSUyNUJBJTI1QkIlMkJ0ciUyNUMzJTI1QTFjaCUyQm5oaSUyNUUxJTI1QkIlMjU4N20lMkJ4JTI1QzMlMjVBMyUyQmglMjVFMSUyNUJCJTI1OTlpJTJCNS5qcGc=
Lúc đó thì tôi có trả lời là 
“Vì tiền là do bọn em được sự ủy thác của mọi người , không phải tiền của cá nhân nên trước tiên vẫn phải trao lại cho anh số tiền này, sau đó nếu bọn em có nguyện vọng lập tủ sách thì sẽ request anh trợ cấp như những nơi khác, anh có thể trích tiền từ chỗ này ra để trợ cấp cho bạn nào trong nhóm muốn lập tủ sách ở quê”
Anh Thạch luôn trung thành với 2 nguyên tắc 
Hạn chế nhận tiền của người nước ngoài vì anh muốn người Việt phải thấu hiểu trách nhiệm của mình, có thấu hiểu đó là trách nhiệm của mình thì phải tự lực và không có suy nghĩ dựa dẫm, ỷ lại trông chờ vào người khác
Hạn chế nhận quá nhiều tiền của một người vì trách nhiệm cần phải được sẻ chia, dù ít dù nhiều. Nếu một người chia sẻ quá nhiều trong khi những người khác thì không thì sẽ lại tái diễn bài học chỉ có 1 người duy nhất trực nhật suốt 12 năm và mấy chục người còn lại trở thành vô trách nhiệm, vô cảm. Hình ảnh của lớp học cũng là hình ảnh thu nhỏ của xã hội. Chúng ta không thể hành động theo cách sai lầm để tạo ra một xã hội như vậy.
Anh cũng nói anh không bao giờ muốn dùng hình ảnh trẻ em nghèo để kêu gọi tiền bạc cho chương trình bởi điều anh mong muốn là người Việt cần lập tủ sách và đọc sách vì chính họ và con em họ đồng thời tự nguyện chia sẻ trách nhiệm với xã hội, chứ không phải bỏ tiền chỉ vì lòng thương hại. 
Sự việc sau đó diễn sau đó là chúng tôi trao tiền cho anh như nhiệm vụ được giao và anh trích lại 1 phần tiền cho một Admin về 3 tủ sách cho 3 lớp học cho trường THPT gang thép Thái Nguyên quê bạn đó.
Mục tiêu của SÁCH HÓA NÔNG THÔN VIỆT NAM 
Mục tiêu của SHNTVN xa hơn những gì mà đại đa số mọi người vẫn nghĩ
1. Giải quyết thực trạng thiếu sách ở nông thôn
2. Góp phần nâng cao dân trí trên quy mô quốc gia
3. Xây dựng tinh thần chia sẻ trách nhiệm xã hội ở Việt Nam
4. Đặt nền móng cho tinh thần tự cường của người Việt
5. Lan truyền giá trị Việt Nam bằng việc nhân rộng chương trình “Sách hóa nông thôn Việt Nam” sang các quốc gia khác
Và vì đã đi qua được mức nhận diện WHAT để hiểu được Sách hóa nông thôn Việt Nam là gì nên tôi viết bài này trên tinh thần HOW: Làm thế nào để chia sẻ trách nhiệm xã hội? một trong những đích đến mà SHNTVN mong muốn ở mọi người.
Điểm bùng phát Quay trở lại với cái tiêu đề của bài viết “Điểm bùng phát của SHNTVN”
Cái tên này được gợi cảm hứng từ tiêu đề của một cuốn sách “Điểm bùng phát-Làm sao để những điều nhỏ bé có thể tạo nên sự khác biệt lớn lao” 
B4INREMOTE-aHR0cDovLzMuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy0yTlgyajNLUUhRVS9WbFA2a1VodnpzSS9BQUFBQUFBQWFNSS96UHN6TGx5R3J5WS9zNDAwLyUyNUM0JTI1OTAlMjVFMSUyNUJBJTI1QTFpJTJCZCUyNUUxJTI1QkIlMjU4QmNoJTJCY2hpYSUyQnMlMjVFMSUyNUJBJTI1QkIlMkJ0ciUyNUMzJTI1QTFjaCUyQm5oaSUyNUUxJTI1QkIlMjU4N20lMkJ4JTI1QzMlMjVBMyUyQmglMjVFMSUyNUJCJTI1OTlpJTJCNi5qcGc=
Trong cuốn sách này ông đã đề cập tới mối liên hệ bất ngờ của giữa kết quả của các công trình khoa học xã hội và ứng dụng các công trình nghiên cứu trong lĩnh vực tâm lý học, xã hội học cũng như tâm lý xã hội học để mô tả về các hiện tượng gọi là “Đại dịch xã hội” (epidemics ) và các điểm bùng phát của các đại dịch ấy.
Đây là cuốn sách tìm để giải thích và mô tả về các thay đổi xã hội bí ẩn (mysterious sociological changes ). Thực ra các thay đổi trong xã hội tuy có vẻ như là những câu chuyện tưởng như ngẫu nhiên, lặt vặt, không quan trọng nhưng lại có thể tạo nên những điều phi thường .
Tại sao tỉ lệ tội phạm ở New York đột nhiên giảm mạnh vào năm 1990? 
Tại sao một nhà văn không có tiếng tăm lại trở thành tác giả cuốn sách bán chạy nhất
Tất cả những điều đó đều có quy luật ẩn chứa đằng sau. Tuy không đề cập nhưng nếu bạn đọc cuốn sách này thì bạn có thể tự lý giải được tại sao lại có những hiện tượng như Gangnam Style hay Bà Tưng etc..
Các ý tưởng, sản phẩm, thông điệp và hành vi phát tán mạnh mẽ đúng như các virus truyền bệnh tương tự như việc một người ốm cũng có thể làm khởi phát đại dịch cúm. Có những đại dịch tốt và cả đại dịch xấu.
Cuốn sách này cũng phân tích về các chiến lược mà con người sử dụng để tạo ra ảnh hưởng và hướng đi cho mình. Nó là sự tái khẳng định về năng lực thay đổi, và sức mạnh của hành động thông minh. 
Nó cũng chỉ ra một lộ trình:
Chỉ với một chiếc đòn bẩy được đặt đúng chỗ, một cá nhân sáng tạo có thể nâng bổng được cả thế giới, hình thành và vận hành được tiến trình của các trào lưu xã hội.
Và điều tôi mà tôi kỳ vọng là từ một người ốm, bị ám ảnh vì căn bệnh “Trách nhiệm xã hội ” Nguyễn Quang Thạch dù thường xuyên bị những cơn đau buốt bởi gai cột sống hành hạ, mắt trái bị bong võng mạc nay đã mù hoàn toàn vẫn đi bộ hơn 1700km để góp phần bồi đắp ánh sáng văn hóa cho những vùng quê còn nghèo cái ăn, nghèo cái chữ và việc đọc là xa xỉ, để kêu gọi sự thức tỉnh “Trách nhiệm xã hội” có thể tạo nên 
ĐIỂM BÙNG PHÁT CỦA ĐẠI DỊCH CHIA SẺ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
Trong cuốn sách của Gladwell có chỉ ra quy luật của đại dịch là “The Law of the Few” , ông nhắc lại về định lý Pareto ( hay có tên gọi khác là luật 80/20 ) để khẳng định rằng có 3 nhóm người dù chỉ chiếm số ít song có thể biến điều này trở thành hiện thực:
B4INREMOTE-aHR0cDovLzMuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1JWi1sMWZHU005cy9WbFA2azBOcGZlSS9BQUFBQUFBQWFNTS9kdS1KNm1lSzl0MC9zNjQwLyUyNUM0JTI1OTAlMjVFMSUyNUJBJTI1QTFpJTJCZCUyNUUxJTI1QkIlMjU4QmNoJTJCY2hpYSUyQnMlMjVFMSUyNUJBJTI1QkIlMkJ0ciUyNUMzJTI1QTFjaCUyQm5oaSUyNUUxJTI1QkIlMjU4N20lMkJ4JTI1QzMlMjVBMyUyQmglMjVFMSUyNUJCJTI1OTlpJTJCNy5qcGc=
Connectors: Những người kết nối .Đây là những người làm thế giới thu nhỏ lại và đem mọi người đến gần với nhau hơn. Tiêu chí nào để tạo nên Người Kết Nối? Họ quen biết rất rộng rãi , họ là mẫu người biết “tất cả” mọi người. Tất cả chúng ta đều biết những người giống như vậy. Họ giống như network hub kết nối các máy tính lại với nhau. Họ là những người liên kết chúng ta với thế giới. Một nghiên cứ chỉ ra rằng chúng ta sẽ có liên hệ với bất cứ một người nào trên thế giới qua một vòng quan hệ với 6 người kết nối khác. Người Kết Nối tạo ra chất kết dính xã hội và phát tán thông tin mạnh mẽ.
Mavens: Những Người Thông Thái. Những người này còn có một tên gọi khác là chuyên gia thông tin ( information specialist ) , đó là những người kết nối chúng ta với thông tin mới, họ là những người tích lũy tri thức và biết cách làm sao chia sẻ thông tin tin với người khác, họ cung cấp cho mọi người một cái nhìn với về những vấn đề, sự việc có thể là đã cũ. Đây là nhân tố thứ nhì trong ba điển hình cá nhân thao túng đại dịch truyền khẩu (word-of-mouth epidemics ). Người Kết Nối môi giới con người còn Người Thông Thái là những người môi giới thông tin, chia sẻ và làm lợi từ những hiểu biết của mình. Để kích phát một đại dịch xã hội, nhất thiết phải có những người được thuyết phục để hành động. 
Một người kết nối có thể phát tán thông tin đến một số lượng quảng đại quần chúng, nhưng khi họ giới thiệu cho 100 người bạn mình đến ăn ở một quán nào đó thì có thể chỉ là một nửa số đó nghe theo. Nhưng với nhà Thông Thái có thể anh ta chỉ chia sẻ về cái quán mà mình đã ăn cho 5 người bạn nhưng lời giới thiệu của họ ấn tượng đến mức cả 5 người đó đều sẽ tới đó ăn thử.
Salemans: Những Người Bán Hàng. Đây là những “Người Thuyết Phục” , họ có sức lôi cuốn với kỹ năng đàm phán mạnh mẽ.Họ thông thường là người khá vui vẻ, trong giọng nói, cử chỉ, khuôn mặt, tác phong và hình thái có điểm đặc điểm đặc biệt tạo ra từ nhiệt huyết , nó đi xa hơn những gì họ nói, mà làm cho người khác muốn đồng ý với họ. Họ gây ra ảnh hưởng đến não phải bằng các tín hiệu thuyết phục phi ngôn ngữ (non-verbal cues )
Những chủ thể của những đại dịch xã hội này không phải ở đâu xa mà ngay xung quanh chúng ta. Tôi có thể lấy ngay những ví dụ hết sức cụ thể từ những người tôi biết trong friend list của mình:
Nếu bạn là một hiệu trưởng đại học FPT như anh Đàm Quang Minh hay Chủ tịch Cao đẳng Việt Mỹ như anh Trần Vinh Dự , xung quanh bạn có rất nhiều học trò và phụ huynh. Một thông điệp hay một lời kêu gọi về “trách nhiệm xã hội” mà bạn truyền đi có thể là hướng đi của rất nhiều bạn trẻ và trở thành một xu hướng giáo dục con cái của các bậc phụ huynh.
Nếu bạn là một Symbol của Startup Việt Nam như anh Đỗ Hoài Nam thì một lời giới thiệu về SHNTVN có thể làm cho rất nhiều các Startup Warrior nghĩ tới việc xây dựng các ứng dụng đề cao trách nhiệm xã hội trong kế hoạch phát triển sản phẩm của mình.
Nếu bạn là nhà khoa học như tiến sĩ Nguyễn Bá Hải đã đóng vai trò Người Thông Thái trong việc thuyết phục được thủ tướng đồng ý đầu tư cho dự án sản xuất kính cho người khiếm thị thì bạn có thể thuyết phục được rất nhiều nhiều người khác đứng lên chia sẻ trách nhiệm xã hội
Nếu bạn là một Googler như bạn Nguyễn Thành Nhân luôn tìm kiếm Seed For Action thì những hoạt động chia sẻ trách nhiệm xã hội như của anh Nguyễn Quang Thạch cũng cần được seed để có thể nhân rộng hơn. Biết đâu ngày mai trên Google Map chúng ta có thể tìm kiếm được các địa điểm của mạng lưới thư viên dân sự tại các nơi mà SHNTVN đã đi qua.
Nếu bạn là một nhạc sỹ kiêm ký giả đài BBC như nhạc sĩ Trần Lê Quỳnh có thể ngày mai các fan của bạn sẽ được nghe một bài hát về chia sẻ trách nhiệm xã hội và xã hội Việt Nam sẽ có nhiều người sống có trách nhiệm hơn.
Nếu bạn là một vị đại sứ như đại sứ Việt Nam tại Úc Lương Thanh Nghị kêu gọi ủng hộ chiến dịch đưa vải thiều sang xư sở chuột túi và đại sứ Việt Nam tại Iran Nguyễn Hồng Thạch chia sẻ việc kết nối mua bán gạo Cần Thơ-Iran trên facebook, sử dụng mạng xã hội như một công cụ thông minh trong việc tuyên truyền các hoạt động ngoại giao thì rất có thể bạn sẽ là cầu nối để các đất nước khác biết tới một phong trào có một không hai như SHNTVN 
Và rất rất nhiều người khác không thể kể hết , họ có thể vừa là Connector vừa là Maven và cũng kiêm luôn cả Saleman 
Vốn xã hội
Bất kỳ một quốc gia nào trong lịch sử, để dân tộc họ tiến đến được cái đích văn minh, hùng cường đều dựa trên tam giác phát triển 3 cạnh: Nhà nước pháp quyền, Kinh tế thị trường và Xã hội dân sự .
Sẽ là một ảo tưởng khôi hài nếu chúng ta hy vọng về một “Nhà nước pháp quyền” khi trên mặt báo nhan nhản những tiêu đề hài hước như “Luật sư bị đánh do phóng ôtô làm bắn bụi bẩn”
Sẽ là lạc quan tếu nếu như nói về viễn cảnh của một nền “Kinh tế thị trường” với nợ công vượt mức 92,6 tỉ $ chiếm hơn 46% GDP
Thế nên điểm sáng duy nhất còn lại mà chúng ta có thể trông cậy vào đó chính là Xã hội dân sự nơi mà hơn bao giờ hết các trách nhiệm của cá nhân trước xã hội cần phải được đề cao. Trách nhiệm ấy chính là nguồn VỐN XÃ HỘI là một thứ đang rất khan hiếm ở Việt Nam.
Khi xã hội phân chia thành 3 lĩnh vực Nhà nước, Thị Trường và Xã hội dân sự thì nó cũng hình 3 thị trường đặc thù : Thị trường quyền lực, Thị trường tài chính và Thị trường tri thức. Thị trường tài chính hàng hóa vốn là những khái niệm truyền thống không cần nhắc lại, nhưng thị trường quyền lực hình thành do quyền lực đã được “vốn hóa” và được đem trao đổi nên xuất hiện hiện tượng mua “quan bán chức” sự giao dịch mua bán này tất nhiên sẽ dẫn đến sự “tích lũy tư bản quyền lực” hình thành các siêu quyền lực với đặc quyền đặc lợi , nó tất nhiên dẫn tới việc phá hủy việc xây dựng nhà nước pháp quyền, làm xói mòn nền tảng xã hội. Điều đáng buồn là quá trình ấy đang diễn ra ở Việt Nam. Một cách duy nhất để cứu vãn tình trạng này đó dựa vào đối trọng của nó Xã hội dân sự, là thúc đẩy nguồn vốn tri thức , nguồn vốn xã hội để tạo ra quá trình “Tích lũy tư bản xã hội”. Chỉ có xã hội dân sự mới có thể tạo ra được nguồn lực lớn lao đó. Các nhà sáng lập ra CNXH như Marx và Engels có lẽ nghĩ rằng xã hội phát triển chính là một xã hội mà nguồn lực chủ yếu trong xã hội đó là nguồn “Vốn xã hội” nên các ông học thuyết của các ông có tên là CNXH? Những điều mà chúng ta chứng kiến vừa qua ở Myanmar giống như một phép lạ, nhưng theo tôi một trong những nguyên nhân sâu xa để tạo nên điều kỳ diệu đó chính là vì xã hội Myanmar suốt một thời gian dài “tích lũy tư bản xã hội” nên họ có được một nguồn vốn xã hội lớn trầm tích trong ý thức trách nhiệm của từng người dân để làm nền tảng cho những bước chuyển mình lớn lao.
Tôi nói tất cả những điều này là để nhìn nhận và đánh giá lại tầm quan trọng của những hoạt động dân sự nói chung và chương trình SHNTVN nói riêng, ý nghĩa có nó sẽ đi xa hơn những gì mà chúng ta thường hình dung khi xã hội đang ngày một chuyển biến càng nhanh theo xu thế của thời đại thông tin tri thức và mọi người phải có trách nhiệm trong việc tạo ra một 
ĐIỂM BÙNG PHÁT CỦA ĐẠI DỊCH CHIA SẺ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
Chúng ta đang có trong tay một nguồn tài nguyên kết nối hết sức to lớn là facebook, là mạng internet và hơn hết là những con người sẵn sang kết nối vào hệt thống đó để biến những điều tưởng như không thể thành có thể. Hãy hình dung thế dưới 10 năm trước và sau khi facebook ra đời khác nhau đến thế nào.
B4INREMOTE-aHR0cDovLzEuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1oWWhEMmpvZEtYZy9WbFA2azN0MHFlSS9BQUFBQUFBQWFNVS9CVlJSN1lfMlA2NC9zNDAwLyUyNUM0JTI1OTAlMjVFMSUyNUJBJTI1QTFpJTJCZCUyNUUxJTI1QkIlMjU4QmNoJTJCY2hpYSUyQnMlMjVFMSUyNUJBJTI1QkIlMkJ0ciUyNUMzJTI1QTFjaCUyQm5oaSUyNUUxJTI1QkIlMjU4N20lMkJ4JTI1QzMlMjVBMyUyQmglMjVFMSUyNUJCJTI1OTlpJTJCOC5qcGc=
Anh Thạch mới đăng thư gây quỹ cho SHNTVN ngày hôm qua nên bài viết là cách tôi thực hiện chia sẻ trách nhiệm xã hội của mình, cổ vũ cho anh tiếp tục kiên trì với mục tiêu của mình. Xin được làm người bán hàng để thuyết phục với mọi người cùng tin vào điều mà anh đã tin suốt mấy chục năm qua và đang dấn thân vì nó. Xin phép được tag tất cả những người mà tôi biết là những influencers của xã hội Việt Nam có trong friend list của mình và các bạn bè khác. Các chú các bác, các anh chị và các bạn, những người có thể là decision maker, cultural maker, opion leader , các doanh nhân, nhà báo, etc…vốn là những người có trong tay nguồn lực sẵn có để tạo ra một đại dịch về chia sẻ trách nhiệm xã hội. Xin gửi tới mọi người một lời thỉnh cầu hãy chia sẻ thông điệp mà anh Nguyễn Quang Thạch đã nêu trong 5 mục tiêu của chương trình SHNTVN nói riêng và tinh thần chia sẻ trách nhiệm xã hội nói chung để nó lan tỏa tới tất cả mọi người. 
Chỉ đơn giản là một hành động nhỏ truyền đi thông điệp cũng có thể tạo nên sự khác biệt lớn lao. Lựa chọn nằm trong tay của bạn. 
B4INREMOTE-aHR0cDovLzIuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1tVzAxUlBZamg3TS9WbFA2bFp0MkdQSS9BQUFBQUFBQWFNWS93VmpRa213S0Z3dy9zNDAwLyUyNUM0JTI1OTAlMjVFMSUyNUJBJTI1QTFpJTJCZCUyNUUxJTI1QkIlMjU4QmNoJTJCY2hpYSUyQnMlMjVFMSUyNUJBJTI1QkIlMkJ0ciUyNUMzJTI1QTFjaCUyQm5oaSUyNUUxJTI1QkIlMjU4N20lMkJ4JTI1QzMlMjVBMyUyQmglMjVFMSUyNUJCJTI1OTlpJTJCOS5qcGc=
Hãy trở thành một phần của giải pháp, chứ đừng trở thành một phần của vấn đề. Nếu bạn không phải là một phần của giải pháp, bạn sẽ là một phần của vấn đề.
P/S: Bài viết này là một phép thử, nó sẽ test được điểm bùng phát có xảy ra hay không sau khi thông điệp đã được phát tán tới một thiểu số các elite của Việt Nam nhóm người hội tụ đủ các yếu tố của một đại dịch xã hội. Nếu đại dịch không xảy ra có lẽ tôi sẽ tự mỉm cười và tự hào với chính mình rằng nước Việt Nam chúng ta hơn hẳn nước Mỹ vì có những cái đã được nghiên cứu ở Mỹ và kết luận là đúng lại không thể xảy ra ở Việt Nam, bởi vì chúng ta là một dân tộc quá khác biệt so với phần còn lại của thế giới.
Khi đó chỉ còn cách tiếp tục nằm mơ với giấc mơ của mình
Tôi có một giấc mơ; Quật khởi hòa bình.
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us

Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.