ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Gặp lại ‘người hùng’ Lê Văn Tạch từng một mình chống Toyota Việt Nam
Thursday, November 12, 2015 19:42
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Kỹ sư Lê Văn Tạch (Công ty Toyota Việt Nam) – một “người hùng” trong cuộc chiến triệu hồi hàng nghìn xe ô tô tại Việt Nam giờ trở thành người kiểm tra chằng buộc, giao nhận xe từ nhà máy đi đại lý.

Cuộc sống bình thường trở lại

Cuộc đời “người hùng” Lê Văn Tạch sau cuộc chiến với Toyota Việt Nam giờ ra sao là câu hỏi được nhiều bạn đọc quan tâm. Nhận được cuộc điện thoại của PV, kỹ sư Tạch vẫn giọng trầm trả lời như 4 năm về trước bảo rằng, đang cấp cứu tại bệnh viện Đa khoa thị xã Phúc Yên (Vĩnh Phúc). Vì thế, ngay lập tức, tôi lên đường về thăm anh.

Phòng cấp cứu bệnh viện khá đông bệnh nhân. Thấy tôi đến, dù tay vẫn đang truyền dịch, người rất mệt mỏi, anh vẫn hồ hởi đón tôi. “Sáng nay đi làm gần đến công ty thì anh thấy đau đầu, chóng mặt rồi ngã lăn ra đường, chỉ kịp gọi bà xã đến đón đi cấp cứu…”, anh Tạch kể lại.

Mười năm trước, anh cũng đã tùng bị như thế này. Anh có tiền sử huyết áp thấp. “Chắc tại thể trạng yếu, lúc đó lại chưa ăn sáng nên huyết áp tụt. May mà cấp cứu kịp…”, anh nói với tôi.

  Gặp lại 'người hùng' Lê Văn Tạch từng một mình chống Toyota Việt Nam - Ảnh 1

Kỹ sư Lê Văn Tạch đang trò chuyện với PV trên giường bệnh ngày 5/11.

Từng là một kỹ sư làm việc trong nhà máy từ năm 2003, đến năm 2011, anh được hàng loạt các cơ quan truyền thông biết đến như một người hùng khi đứng ra chống chọi với cả công ty Toyota Việt Nam. Lúc đó, là người trực tiếp làm việc trên dây truyền sản xuất, thuộc phòng kỹ thuật chuyên sản xuất dòng xe Inova, Fortuner, với kinh nghiệm đúc kết, anh đã chỉ ra hàng loạt lỗi kỹ thuật trong quá trình lắp ráp hai dòng xe này, sau nhiều lần báo cáo lên lãnh đạo nhà máy nhưng không có động thái khắc phục nên anh quyết đưa ra ánh sáng.

“Cuộc chiến” không cân sức bùng nổ khi kỹ sư Tạch bị Toyota Việt Nam phủ nhận hoàn toàn các phản ánh của mình. Nhưng, thời điểm đó, vụ việc được các cơ quan quản lý, giới chuyên môn và người tiêu dùng trong nước đặc biệt quan tâm bởi hai dòng xe mới của Toyota đang là thương hiệu được bán chạy nhất Việt Nam và chưa từng xảy ra sự cố này.

Sau quá trình miệt mài đấu tranh, Toyota Việt Nam đã phải chính thức phát đi thông báo triệu hồi 66.000 chiếc xe dòng Fortuner và Innova với những lỗi mà kỹ sư Tạch đã liệt kê trong các đơn thư phản ánh của mình.

Tuy nhiên, ngay sau đó, kỹ sư Tạch đã bị đình chỉ công tác, lúc này dư luận cả nước dấy lên nghi ngờ anh có dấu hiệu bị trù dập. Khi được trở lại làm việc, anh bị chuyển sang bộ phận khác, không liên quan đến kỹ thuật chuyên môn.

Đó cũng là điều mà dư luận băn khoăn trong thời gian qua, khi một người như anh vẫn làm việc ởonoong ty, liệu có tiếp tục bị coi là “người thừa”? Trở lại câu chuyện hiện tại, khi được hỏi về công việc hiện tại, anh Tạch cho biết: “Sau nhiều lần chuyển, hiện tại tôi vẫn là một chuyên viên chính, đang làm ở bộ phận logistics giao nhận xe từ nhà máy đi đại lý, đảm trách khâu quản lý, kiểm tra chất lượng phương tiện chuyên chở với đầy đủ các yêu cầu theo quy định của Toyota.

Với mức thu nhập bình thường như các chuyên viên khác, khoảng 20 triệu/tháng đối với anh là đủ, khi vợ anh cũng là một y tá trong khoa khám bệnh theo yêu cầu của bệnh viện Đa khoa Phúc Yên”.

Anh cho biết thêm, cuộc sống của anh đã trở lại bình thường, thu nhập của hai vợ chồng ổn định, với ba đứa con (hai gái, một trai) được ông bà ngoại trợ giúp nên cũng không phải lo lắng nhiều. Khi trò chuyện với PV, anh bảo, hiện mấy anh em đang góp tiền xây nhà cho bố mẹ đẻ ở quê (Hải Hậu, Nam Định). “Nhà tôi có vườn cau hơn 400 cây, rất hiếm ở các vùng quê hiện nay. Mỗi lần về quê, cứ được nhìn thấy bố mẹ khỏe mạnh, thấy hàng cau gắn với tuổi thơ vấn vươn mình đung đưa trước gió là thấy vui lắm rồi…”, anh Tạch cười tươi.

“Tôi sẽ tiếp tục theo đuổi vụ việc đến cùng…”

Nói về sự việc năm 2011, anh Tạch bảo: “Nếu quay lại thời điểm đó, tôi vẫn sẽ lên tiếng vì an toàn của mọi người. Nhưng sẽ làm kín kẽ hơn, chắc chắn hơn, vì thời điểm đó, tôi không có đề phòng gì cả, chỉ đơn giản là phản ánh thông thường thôi. Cũng vì việc đó, thời gian dài, tôi sống trong mệt mỏi “lúc nào cũng sống trong sợ hãi” khi hàng ngày được đưa đi chất vấn hết cái này đến cái khác, điện thoại bị mang đi kiểm tra nhưng đến thời điểm này thì tương đối thoải mái rồi”.

Kể về quãng thời gian công tác của mình, anh nhớ lại: “Ngày 3/3/2003, sau khi vượt qua hơn 400 hồ sơ, 17 người chúng tôi được nhận vào làm ở công ty Toyota Việt Nam. Trước đó, sau khi tốt nghiệp ĐH Bách Khoa, ngành Hàng không, tôi đã đi chơi khắp nơi hàng tháng trời rồi mới bắt đầu đi thi tuyển công việc. Còn nhớ lần đầu tiên thi vào công ty Hàng không Việt Nam, tôi bị thiếu 0.25 điểm. Lúc đó, tôi đã đạt điểm cao nhất trong môn thi tiếng Anh rồi, còn môn sau có hai câu hỏi tôi trả lời được cả hai, nhưng có một câu trả lời ngập ngừng vì theo lý giải của người chấm là làm hàng không thì phải chắc chắn, quyết đoán mọi thứ nên đã không được tính điểm nào và trượt”.

  Gặp lại 'người hùng' Lê Văn Tạch từng một mình chống Toyota Việt Nam - Ảnh 2

Kỹ sư Tạch trong “cuộc chiến” với Toyota Việt Nam cách đây 4 năm.

Anh Tạch kể tiếp: “Thời gian sau, tôi được tuyển vào công ty Cavico, chuyên xây dựng và khai thác mỏ, được giao phụ trách máy thủy lực và nhanh chóng thăng tiến, và được ban giám đốc khá ưu ái làm việc cho đến khi chuyển về Toyota…”.

Nghĩ lại việc đã làm, anh chia sẻ: “Tôi cảm thấy vui vì đã góp phần nhỏ cho sự an toàn của nhiều người dân Việt Nam. Một câu chuyện mà tôi nghĩ trên đời còn rất nhiều người quan tâm đến mình, rất nhiều người tốt đó là câu chuyện tôi được quen biết với một người sống ở Đức, chỉ quen biết trên Facebook. Sau khi đọc những bài viết của tôi, bạn ấy đã nhắn tin cảm ơn vì đã thông tin giúp cha mẹ anh ấy an toàn để anh ta yên tâm công tác ở nước ngoài. Người này cũng đã ngỏ lời mời tôi sang bên đấy học tập, làm việc với giáo sư của họ nhưng tôi từ chối vì lý do gia đình ở đây, và cuộc sống của tôi cũng tạm yên ổn”.

Kỹ sư Tạch cho biết thêm, hiện nay, cuộc sống của anh đã bình thường trở lại, môi trường làm việc ở công ty cũng đã được cải thiện, những người quản lý cũng hiểu và chia sẻ rất nhiều. Sau vụ việc hồi năm 2011, công ty Toyota Việt Nam không cho phép anh bước chân vào nhà máy nữa, dù vậy, anh vẫn rất quan tâm tới các vấn đề chất lượng trong sản xuất của xe Toyota qua các kênh thông tin từ bạn, đồng nghiệp làm ở các bộ phận liên quan theo dõi và chia sẻ.

Không chỉ thế, đến nay, anh vẫn còn băn khoăn trong lòng với những đề xuất trước đây về những xử lý chưa thỏa đáng. “Cho đến thời điểm này, sự việc vẫn chưa kết thúc nhưng cách giải quyết của nhiều nơi vẫn chưa ổn, bởi tôi vẫn còn trăn trở số lượng xe mà Toyota thu hồi đã hết chưa? Có việc thu hổi xe hay không, với số lượng thực tế hay chỉ trên giấy tờ? Kiến nghị của tôi về bộ phận phanh của dòng xe đó lên Cục Đăng kiểm vẫn chưa được cơ quan này trả lời? Tôi muốn mọi sự việc phải được làm rõ và có kết luận cụ thể”, anh Tạch kiến nghị.

Kỹ sư Tạch cho biết thêm, nếu trong thời gian tới vẫn chưa có kết luận cụ thể những vấn đề anh đã nêu trong đơn về hai dòng xe Fortuner và Innova, anh sẽ tiếp tục có văn bản gửi cac cơ quan chức năng, bộ GTVT để có câu trả lời thỏa đáng, kết thúc sự việc.

Đức Kế

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.