(Hồ sơ vũ khí) – Tên lửa BGM-109G Gryphon (Gryphon tạm dịch là “Ưng Sư”, tên một mãnh thú mang đầu Chim Ưng và thân Sư Tử) được sản xuất hàng loạt vào năm 1977.
Vào những năm 1970, dựa vào những thành tựu đạt được trong việc chế tạo động cơ hàng không phản lực mini, Mỹ đã bắt đầu chế tạo các tên lửa có cánh cận âm cỡ nhỏ có thể tích hợp với các thiết bị mang trên không và trên biển.
Tên lửa tích hợp với thiết bị mang trên biển có thể phóng bằng ống phóng ngư lôi chuẩn cỡ nòng 533mm, bay ở tầm thấp và tiêu diệt các mục tiêu mặt đất bằng đầu đạn hạt nhân ở cự ly từ 2000km dến 2500km với độ chính xác tương đối cao (sai số dưới 200m).
Tên lửa có cánh BGM-109G Gryphon (Gryphon tạm dịch là “Ưng Sư”, tên một mãnh thú giả tưởng mang đầu Chim Ưng và thân Sư Tư) được bắt đầu sản xuất hàng loạt vào năm 1977. Cũng vào năm này, Mỹ đã đưa tên lửa vào thử nghiệm bay, phóng từ bệ phóng thử nghiệm với 2 cụm phóng được lắp đặt trên rơ-moóc ô tô.
Từ tháng 5/1982, tên lửa được thử nghiệm tại bãi thử ở bang Utah với việc sử dụng mô hình bệ phóng cơ động phổ biến tích hợp 4 container vận chuyển – phóng. Tên lửa BGM-109G bắt đầu được đưa vào trang bị chính thức năm 1983.
xe vận chuyển phóng của tổ hợp tên lửa BGM-109G Gryphon. |
Thực tế, ngay sau khi Không quân Mỹ bắt đầu triển khai phi đội đầu tiên với 16 quả tên lửa tại căn cứ ở Greenham Common (Anh) thì đến ngày 31/12 năm đó tên lửa này được đưa vào trang bị trong thành phần của các lực lượng hạt nhân Mỹ và NATO. Đến năm 1987, tên lửa BGM-109G Gryphon được triển khai thêm ở Bỉ, Hà Lan, Đức và Sicily.
Về kết cấu, tên lửa BGM-109G được thiết kế từ các module chức năng độc lập; gồm hệ thống điều khiển hỗn hợp, đầu đạn hạt nhân, các khoang nhiên liệu, cánh (có thể gấp), động cơ tuabin cánh quạt hành trình F107-WR-400, đuôi và bộ gia tốc phóng nhiên liệu rắn.
Tên lửa được bố trí trong hộp kín với màng ngăn bảo vệ chống va đập. Hộp đựng tên lửa được tích hợp trên thiết bị vận chuyển – phóng, lắp đặt trên thùng ô tô bán tải – container bọc thép chứa 4 quả tên lửa. Xe tải M818 của Tập đoàn MAI được sử dụng là phương tiện kéo.
Tổ hợp tên lửa BGM-109G Gryphon khi cơ động. |
Điểm khác biệt chính của tên lửa BGM-109G Gryphon là hệ thống điều khiển hỗn hợp, gồm hệ thống quán tính với máy tính điện tử trên khoang và hệ thống điều chỉnh tọa độ tên lửa có cánh khi dẫn hướng TERCOM.
Sau khi phóng tên lửa, việc dẫn hướng được thực hiện bởi hệ thống quán tính thông qua việc điều chỉnh theo chu kỳ để bù đắp các sai số của hệ thống TERCOM trên cơ sở so sánh giao diện địa hình bay qua với các dữ liệu tiêu chuẩn được đưa vào bộ nhớ máy tính của tên lửa. Sai số khi bắn được xác định khoảng 35 m.
Các bản đồ đối với hệ thống TERCOM dưới dạng kỹ thuật số là các ma trận độ cao của các khu vực địa hình độc lập. Các ma trận (đến 10) cần phải được đưa vào trong quá trình chuẩn bị tên lửa trước khi trực tiếp phóng.
Giữa các khu vực điều chỉnh, tên lửa được dẫn bắn theo hướng khu vực địa hình đã lập trình sẵn, bay qua giữa chúng theo quỹ đạo thẳng. Độ cao và tốc độ bay phù hợp với các trị số trong giới hạn lần lượt là 60-100m và 750-850km/h được thiết lập trước khi phóng.
Tổ hợp tên lửa BGM-109G Gryphon phóng tên lửa tiêu diệt mục tiêu. |
Dự kiến, tuyến đường bay được lập trình sẵn của tên lửa bảo đảm được ngụy trang, vòng tránh các khu vực mà các phương tiện phòng không của đối phương có thể phát hiện, cũng như mô phỏng các cuộc tấn công giả.
Tên lửa BGM-109G Gryphon được lắp đặt đầu đạn hạt nhân đơn khối với sức công phá lên tới 200 kiloton. Cự ly bắn tối đa là 2.600km.
Trong thành phần của một tổ hợp tên lửa gồm 4 thiết bị vận chuyển – phóng và 2 trung tâm chỉ huy phóng. Các bộ phận này “liên kết” với nhau bằng cáp quang có khả năng chống nhiễu tốt. Trung tâm chỉ huy được bố trí trên rơ-moóc 2 trục với cabin được kéo bằng đầu kéo chuyên dụng.
Mặc dù có trọng lượng lớn (35,4 tấn và 37 tấn), các bộ phận tác chiến của tổ hợp có thể cơ động trên đường có nền cứng với tốc độ lên tới 80km/h.
Thời gian chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu sau hành trình khoảng từ 10-20 phút. Thời gian chuẩn bị trước khi phóng tên lửa mất 5 phút. Các loạt phóng cách nhau 1 phút.
Trong thời bình, tất cả các thiết bị kỹ thuật của tổ hợp tên lửa cần được bảo quản trong căn cứ dưới hầm chuyên dụng có khả năng chịu được bom hàng không hạng trung bình rơi trúng.
Khi di chuyển sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao, các đơn vị cần vận chuyển đến khu vực xác định.
Bên cạnh những ưu điểm như khả năng sống còn cao, bí mật và tán công chính xác bằng các đòn tấn công hạt nhân, tên lửa BGM-109G Gryphon cũng có những nhược điểm.
Nhược điểm đầu tiên phải nói đến đó là sự hạn chế trong việc lựa chọn mục tiêu tiêu diệt, nghĩa là tên lửa không thể tiêu diệt mọi loại mục tiêu mà cần phải tính toán kỹ xem mục tiêu nào thích hợp.
Thứ hai, độ chính xác tiêu diệt mục tiêu thấp khi bay trên địa hình bằng phẳng và không thể tránh các đòn tấn công bằng các phương tiện phòng không cơ động hiện đại.
Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia quân sự, BGM-109G Gryphon là một loại tên lửa nguy hiểm.
Nguyễn Hoàng