ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
2015 – ‘Năm tuổi’ của Eximbank?
Tuesday, December 22, 2015 21:27
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Người xưa thường quan niệm rằng, năm tuổi là năm xui, hạn. Có vẻ điều đó “ứng” với Eximbank trong năm Mùi (2015), khi ngân hàng này liên tiếp bị “sao” xấu chiếu.

Đầu năm gian nan

Được biết đến là một trong nhà băng thuộc top đầu trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam tuy nhiên, từ giai đoạn gần cuối năm 2014 trở lại đây, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) liên tục vấp phải nhiều “biến cố”lớn khiến lợi nhuận trước và sau thuế của nhà băng này giảm mạnh.

Bên cạnh kết quả kinh doanh không mong đợi thì giá cổ phiếu ngân hàng này liên tục giảm mạnh khiến cho nhiều cổ đông lắc đầu ngao ngán. Nếu như vào giai đoạn những năm 2012-2013 giá cổ phiếu Eximbank luôn đứng top đầu và có trị giá ngang bằng với Vietcombank thì ngay tại thời điểm gần cuối tháng 7/2015 giá cổ phiếu Eximbank bắt đầu lao dốc và chỉ nằm ở mức 14.100 đồng/cổ phiếu.

Kết thúc tháng 8/2015 tiếp tục giảm mạnh đến 4,1% tại phiên 31/8 và còn 11.600 đồng/ cổ phiếu, có thời điểm giá cổ phiếu EIB chỉ ở mức 10.000 đồng/cổ phiếu. Và sau nhiều động thái cố gắng của ban điều hành thì tại ngày 22/12 giá cổ phiếu Eximbank là 11.100 đồng/cổ phiếu, vẫn rất thấp so với giai đoạn trước.

  2015 - 'Năm tuổi' của Eximbank? - Ảnh 1

Năm 2015 được đánh giá là một năm không may mắn lắm đối với Eximbank lẫn ban điều hành cũ.

Còn nhớ vào giai đoạn năm 2014, khi Eximbank đang trên đà hưng thịnh thì việc ông Phạm Hữu Phú từ biệt Sacombank trong vai trò đương nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) để về lại ngân hàng này điều hành đã khiến nhiều cổ đông vui mừng, nhiều người hy vọng ông có thể giúp Eximbank ngày càng phát triển vững mạnh hơn nữa. Tuy nhiên, trái với mong đợi của cổ đông, dường như thời điểm ông Phú về Eximbank lại không phải là thời điểm tốt.

Theo đó, Eximbank liên tục rơi vào “hố sâu” của khủng hoảng, báo cáo tài chính liên tục công bố những “con số không đẹp” và bị loại khỏi đường đua top 5 nhóm ngân hàng lớn mạnh, cổ phiếu liên tục giảm giá. Mặc dù ban điều hành ngân hàng và ông Phạm Hữu Phú cố gắng “kéo” Eximbank lên nhưng dường như mọi cố gắng đều vô ích và không thể làm nên kỳ tích. Báo cáo tài chính từng quý của Eximbank vẫn trượt dài theo thời gian cùng với những con số và không có dấu hiệu “sáng sủa”.

Kinh doanh lao dốc, cổ phiếu rớt giá liên tục, những khoản đầu tư bất động sản không rõ ràng đã khiến cho cổ đông ngân hàng này bức xúc và muốn thay toàn bộ ban lãnh đạo hiện tại. Ngay đến Đại hội cổ đông (ĐHCĐ) thường niên năm 2015 của Eximbank cũng “gặp hạn” khi nhiều lần bị trì hoãn. Trong khi các nhà băng khác đã tổ chức xongsự kiện này thì Eximbank vẫn “lận đận” mỗi khi danh sách thành viên HĐQT mới được trình lên đều bị Ngân hàng Nhà nước (NHNN) bác bỏ.

Và khi ĐHCĐ thường niên được diễn ra thì ban điều hành lại một phen “muối mặt” khi cổ đông tranh nhau chất vấn về năng lực quản trị, kết quả kinh doanh, những khoản đầu tư liên quan đến bất động sản, cổ tức và liên tục đưa ra đề nghị ban điều hành nên từ chức.

Cuối năm lận đận

Nói năm 2015 là năm đại hạn của Eximbank cũng không ngoa khi đến những giây phút kết thúc năm cũ đón chào năm mới thì ngân hàng này vẫn “chưa yên”. Mới đây nhất, kỳ đại hội cổ đông bất thường năm 2015 của Eximbank được tổ chức ngày 15/12 để bầu ban HĐQT mới cũng “khó khăn” lắm mới có thể kết thúc.

Nhiều cổ đông tham dự đại hội đùa rằng, Eximbank đã lập kỷ lục khi là ngân hàng có ĐHCĐ bất thường có thời lượng kéo dài nhất trong lịch sử ngân hàng.

  2015 - 'Năm tuổi' của Eximbank? - Ảnh 2

Ban điều hành mới của Eximbank được kỳ vọng rất nhiều trong thời gian tới.

Và điều “hài hước” tại kỳ đại hội này là kết quả kiểm phiếu bầu nhân sự mới cho nhiệm kỳ VI (2015-2020) là việc thành viên HĐQT độc lập được công bố từ “rớt” thành “đậu” và sau đó được bầu luôn làm… Chủ tịch HĐQT theo tỷ lệ 4/1 (?!).

Theo đó, ông Nguyễn Quang Độ, Giám đốc khối hành chính – ngân quỹ của Eximbank là trưởng ban kiểm phiếu đọc kết quả bầu HĐQT trước đại hội. Có 8 thành viên ứng cử HĐQT đều đạt phiếu bầu trên 51% nhưng thành viên HĐQT độc lập là ông Lê Minh Quốc chỉ đạt tỷ lệ 45,76%, một tỷ lệ không đủ để trúng cử vào thành viên HĐQT. Ban kiểm phiếu cho rằng còn sót một phiếu và đại hội chờ trong vài phút để cập nhật lại. Và nhờ “lá phiếu bị sót” này, ông Lê Minh Quốc từ thành viên bị “rớt” trở thành “đậu” với tỷ lệ 58,11% và sau đó là trở thành Chủ tịch HĐQT Eximbank.

Những ai đi tham dự đại hội cổ đông bất thường ngày 15/12 vừa qua mới thấy, chưa bao giờ trong lịch sử ngành ngân hàng lại có một đại hội cổ đông bất thường kéo dài đến hơn 7 giờ đồng hồ như tại Eximbank và kết thúc đại hội với việc các tờ trình được thông qua một cách vội vã.

Báo cáo hoạt động kinh doanh của Eximbank cho thấy, tính đến hết tháng 11/2015, lợi nhuận trước thuế ngân hàng đạt 552 tỷ đồng, hoàn thành 55,2% kế hoạch. Trong đó, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 1.724 tỷ đồng, chi phí xử lý nợ xấu đã hạch toán trong năm là 1.172 tỷ đồng.

Có thể nói, năm 2015 quả thực là một năm không mấy sáng sủa đối với Eximbank. Khép lại một năm đầy biến động vừa qua, việc ngân hàng này “thay máu” ban điều hành vào cuối năm phần nào khiến cổ đông “an tâm” và có thêm hy vọng. Liệu rằng Eximbank đã vượt qua được “đại hạn” mang tên năm 2015 và ban điều hành mới có đủ sức để đưa ngân hàng trở lại top những ngân hàng vững mạnh như xưa không? Chúng ta hãy cùng chờ đợi.

Ngọc Diễm

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.