Ataka là tên lửa chống tăng dẫn đường với hệ thống điều khiển điện tử, do Viện KBM của Nga thiết kế phát triển trên cơ sở tổ hợp tên lửa Storm.
Tên lửa chống tăng 9M120 Ataka của Nga. |
Theo Sputnik, Ataka là tên lửa chống tăng dẫn đường bằng hệ thống điều khiển vô tuyến điện, do Viện KBM của Nga thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu động và tĩnh, trong đó có các xe tăng hiện đại trang bị giáp phản ứng nổ, xe thiết giáp, tàu thuyền, máy bay và trực thăng bay thấp, bay chậm, các công trình ẩn nấp bọc thép và sinh lực trong công sự và ngoài địa hình trống trải, cũng như nhân lực và hỏa lực của đối phương.
Ataka có thể lắp nhiều loại đầu đạn: đạn chống tăng kiểu tandem (2 đầu nổ công phá giáp ERA); đạn nhiệt áp dùng để tấn công công trình kiên cố, boongke và đạn đặc biệt có thể hạ được cả trực thăng.
Đạn tên lửa được bảo quản trong một ống nhựa gia cố bằng thủy tinh, ống bảo quản này cũng là ống phóng đạn tên lửa. Đạn tên lửa của tổ hợp 9M120 có tốc độ nhanh hơn AT-6 Spiral, với tầm bắn xa hơn một chút so với phiên bản ban đầu. Nó vẫn sử dụng hệ dẫn hướng chỉ huy qua vô tuyến, nhưng tổ hợp 9M120 đã được cải tiến so với 9K114 Shturm.
Ataka là tên lửa chống tăng dẫn đường bằng hệ thống điều khiển vô tuyến điện. |
Có 3 loại đạn tên lửa chính tương thích với hệ thống phóng. Thứ nhất là vũ khí chống giáp hai tầng. Thứ hai là đạn tên lửa có tên gọi 9M120F, loại đạn tên lửa này có một đầu nổ thermobaric để chống các hỏa điểm bộ binh. Cuối cùng là phiên bản đầu nổ que cận đích 9A220O. Điều này khiến tổ hợp 9M120 có khả năng không đối không hạn chế.
Ataka được lắp đặt trên trên các loại trực thăng Mi-24V, Mi-28, Mi-8AMTS, Ka-29 và các loại xe chiến đấu khác 9P149 và 9P149M thuộc tổ hợp 9K132 Storm-SM, các tàu tuần tra thuộc dự án Mirage.
Tên lửa Ataka nặng 49,5kg, dài 1,83m, đường kính 130mm. Tầm bắn tối đa dành cho các tổ hợp trên bộ từ 1.000 m đến 5.500 m, phóng từ máy bay trực thăng lên đến 10.000 m.
Tên lửa Ataka do viện KBM của Nga thiết kế. |
Đạn tên lửa của tổ hợp 9M120 Ataka thường bị nhầm lẫn ở phương Tây với đạn tên lửa bám chùm laser 9A1472 Vikhr sử dụng trên các trực thăng Kamov và máy bay cường kích Sukhoi (cũng như Mi-24/35 nâng cấp của Ukraina). Hai tổ hợp 9M120 và 9A1472 hoàn toàn không liên quan gì về thiết kế.
Phan Hoàng