Theo báo Nga, từ năm 1978 đến giữa những năm 1980, Liên Xô cung cấp tỷ USD viện trợ cho Việt Nam mỗi năm. Các viện trợ bao gồm các khoản cho vay, các khoản tín dụng thương mại, đào tạo…
Từ năm 1978 đến giữa những năm 1980, Liên Xô cung cấp tỷ USD viện trợ cho Việt Nam mỗi năm. Các viện trợ bao gồm các khoản cho vay, các khoản tín dụng thương mại, đào tạo kỹ thuật, hỗ trợ dự án và trợ giá.
Sau Chiến tranh Việt Nam, Liên Xô đã viện trợ giúp đỡ Việt Nam mỗi năm khoảng 1 tỷ USD (ảnh RBTH). |
Con số này có vẻ khá ít ỏi khi so sánh với 30 tỷ USD trong thương mại song phương hàng năm giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Nhưng, nhìn về quá khứ, có thể thấy Liên Xô đã từng là một nhà bảo trợ, một người bạn lớn nhất của Việt Nam trong giai đoạn khó khăn nhất, cần sự giúp đỡ của bạn bè nhiều nhất.
Theo thỏa thuận thương mại tự do giữa Việt Nam với Liên minh kinh tế Á-Âu trong năm 2015, kinh ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam với các thành viên liên minh kinh tế của các quốc gia thuộc Liên Xô cũ sẽ tăng lên 10 tỷ vào năm 2020.
Mặc dù con số này thoạt trông có vẻ ít ỏi, nhưng thực tế là có một thời gian dài Moscow là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Mối quan hệ đặc biệt này kéo dài từ năm 1970 đến năm 1991 trên cơ sở thực tế Liên Xô là nhà bảo trợ lớn nhất của Việt Nam.
“Toàn bộ cơ sở công nghiệp của Việt Nam được xây dựng với sự hỗ trợ của người Nga sau chiến tranh”, trang Russia Beyond The HeadLines dẫn lời ông Hoang Khu – một cựu chuyên gia kỹ thuật của Vietsovpetro cho biết.
Theo ông, sự giúp đỡ của Nga dành cho Việt Nam còn đi xa lĩnh vực dầu và khí đốt: “Chuyên gia Liên Xô đã giúp rất lớn trong việc xây dựng miền Nam, phục hồi các vùng đất nông nghiệp bị nhiễm chất độc da cam và các hóa chất độc hại khác trong chiến tranh”.
Người bạn đã giúp đỡ trong lúc Việt Nam cần nhất
Ngay sau khi chiến tranh Việt Nam, một số nước đã bày tỏ sẵn sàng hỗ trợ cho Việt Nam tái thiết như Trung Quốc (từ năm 1970-1979) và Nhật Bản.
Hàng viện trợ nhân đạo của Nga. |
Quốc gia phương Tây hỗ trợ Việt Nam trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh là Thụy Điển. Trung bình viện trợ hàng năm của phương Tây dành cho Việt Nam từ năm 1975 đến năm 1986 khoảng 100 triệu USD.
Viện trợ của Nga cho Việt Nam tăng vọt sau khi Việt Nam gia nhập khối Comecon (Council for Mutual Economic Assistance), một tổ chức kinh tế của các quốc gia Chủ Nghĩa Cộng Sản gồm Liên Xô, Bulgaria, Cộng Hòa Séc, Hungary, Ba Lan, Romania.
Theo một nghiên cứu được xuất bản bởi Thư viện thuộc Quốc hội Mỹ, viện trợ kinh tế của Liên Xô cho Việt Nam rơi vào khoảng 700 triệu USD tới 1 tỷ USD trong năm 1978. Vào giữa những năm 1980 khi Liên Xô bắt đầu đối mặt với khủng hoảng, viện trợ dành cho Việt Nam vẫn duy trì ở mức 1 tỷ USD mỗi năm.
Các viện trợ bao gồm các khoản cho vay, các khoản tín dụng thương mại, đào tạo kỹ thuật, hỗ trợ dự án và trợ giá.
“Chúng tôi đã xây dựng nhiều nhà máy điện, một loạt các đập thủy điện và giúp (Việt Nam) hấp thụ rất lớn sự bùng nổ của khu vực cho đến khi không còn đủ khả năng để làm điều đó”, Nikolai Baltak, một chuyên gia kỹ thuật sống ở Việt Nam từ năm 1983 đến năm 1987 cho biết.
Các tuyến đường sắt Bắc-Nam từ Hà Nội đến TP Hồ Chí Minh (Sài Gòn), những cây cầu lớn cũng được xây dựng nhờ sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô. Nhiều cơ sở hạ tầng du lịch bị người Pháp phá hủy cũng được Liên Xô giúp đỡ khôi phục.
“Khách du lịch châu Âu đầu tiên đến Việt Nam sau chiến tranh là người Nga làm việc trên các dự án trong nước… Việt Nam hiện là một trong những điểm đến du lịch Châu Á phổ biến nhất đối với người Nga.” ông nói.
Sự hỗ trợ của Nga được tìm thấy trong rất nhiều lĩnh vực của quá trình tái thiết đất nước sau chiến tranh. |
Sự trở lại của người Mỹ
Sự hiện diện kinh tế của Mỹ tại Việt Nam ngày càng gia tăng kể từ sau khi bình thường hóa quan hệ song phương trong những năm 1990. Kinh ngạch thương mại hàng năm giữa hai nước hiện nay là 30 tỷ USD.
Điều này có vẻ như khiến cho Nga hay Liên minh Á-Âu khó cạnh tranh ở Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế, có rất nhiều mảng mà Nga có thể khai thác được ở thị trường Việt Nam, ông Baltak nói.
“Nga chắc chắn vẫn là đối tác ưa thích của Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ cao, quốc phòng và điện hạt nhân”, ông Hoang Khu nói thêm.
Bên cạnh đó, Moscow và Hà Nội cũng luôn mong muốn thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế. Việc xuất khẩu xe ô tô Renault do Nga chế tạo sang Việt Nam và thành lập một cụm công nghiệp Việt Nam tại Moscow được kỳ vọng sẽ giúp thúc đẩy quan hệ kinh tế từng có vai trò quan trọng nhất đối với Việt Nam.
Hoàng Hải