ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
‘Biển Đông không dễ xảy ra xung đột quân sự nhưng tiềm tàng nguy cơ’
Thursday, March 3, 2016 17:42
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Đó là nhận định của ông Lê Việt Trường, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh của Quốc hội trước câu hỏi của PV về “nguy cơ xung đột quân sự ở Biển Đông nào trong thời gian tới?”.

Trước câu hỏi của PV đề cập câu hỏi “nguy cơ xung đột quân sự ở Biển Đông lớn tới mức nào trong thời gian tới?”, ông Lê Việt Trường, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh của Quốc hội cho rằng “Biển Đông không dễ dàng xảy ra xung đột quân sự nhưng tiềm tàng nguy cơ”.

Đó là nhận định của ông Lê Việt Trường. Ông Trường đã phân tích, tiên liệu khá sâu sắc diễn biến tình hình Biển Đông trước những bước đi đầy toan tính và hành động quân sự hóa từ phía Trung Quốc…

  'Biển Đông không dễ xảy ra xung đột quân sự nhưng tiềm tàng nguy cơ' - Ảnh 1

Ông Lê Việt Trường – Phó Chủ nhiệm ỦY BAN QUỐC PHÒNG, AN NINH của QUỐC HỘI

“Trung Quốc hòa hoãn nhưng luôn luôn lấn tới”

Thưa ông, ông đánh giá thế nào về việc chỉ trong thời gian ngắn, Trung Quốc đã gia tăng việc đưa các khí tài quân sự ra Biển Đông, đặc biệt là tại các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam mà nước này chiếm giữ trái phép?

Đúng là thời gian gần đây Trung Quốc đã tiến hành một loạt các hoạt động để từng bước quân sự hóa các khu vực đảo, bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà họ đã chiếm đóng một cách trái phép.

Nó nằm trong mục tiêu, yêu sách chiến lược của cái gọi là “đường lưỡi bò”, hay yêu sách Đường 9 đoạn. Các bước đi tiếp theo sẽ là từng bước thực hiện ý đồ đó. Thực ra, việc này không phải bất ngờ đối với các chuyên gia quân sự, hay các quốc gia trong khu vực và trên thế giới không dự đoán được.

Chúng ta cũng đã dự đoán được. Trung Quốc luôn thực hiện phương châm “hòa hoãn nhưng luôn luôn lấn tới”, nên việc họ thực hiện quân sự hóa trên các đảo, bãi đá tại Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam là rất rõ ràng, chúng ta không hề bị động, bất ngờ.

Chính vì vậy, chúng ta luôn chủ động lên án những động thái trái phép về hoạt động của Trung Quốc trên những đảo mà họ đã chiếm giữ trái phép và có những bước đi phù hợp với diễn biến của tình hình.

Hiện nay, nhiều chuyên gia quân sự, học giả trong nước và quốc tế đều đưa ra một thuật ngữ “tằm ăn rỗi” để mô tả cho chiến thuật mà phía Trung Quốc đang áp dụng ở Biển Đông, ông có thể giải thích rõ hơn về hàm nghĩa này?

“Tằm ăn rỗi” có nghĩa Trung Quốc đã đặt mục tiêu của họ là tham vọng “con đường tơ lụa” trên biển, hay nói cách khác là “núp dưới thuật ngữ dân sự” để đẩy mạnh ảnh hưởng, “quyền lực mềm” trên biển của mình xuống phía Nam, nhằm cạnh tranh chiến lược với Mỹ. Đây chính là hoạt động nằm trong chiến lược toàn cầu của Trung Quốc bành trướng quyền lực của mình trên khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Việc sử dụng các biện pháp quân sự để đánh chiếm trong thời điểm hiện nay hoàn toàn không phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc (LHQ), cũng như luật pháp quốc tế, khẩu hiệu mà chính họ từng nói: “Trỗi dậy hòa bình”. Vì thế cho nên Trung Quốc dùng thủ đoạn hòa hoãn, gặm nhấm hay “tằm ăn rỗi” là một, để từng bước đẩy phạm vi kiểm soát của mình xuống phía Nam.

Nếu trước đây, trong lịch sử, tầm ảnh hưởng về phía biển của họ chỉ đến đảo Hải Nam, sau đó Trung Quốc đã tiến hành chiếm đóng trái phép các đảo tại Hoàng Sa cũng như tại Trường Sa của Việt Nam. Bây giờ, Trung Quốc đang tăng cường củng cố các điểm chiếm đóng này. Có thể khẳng định, Trung Quốc đang từng bước mở rộng phạm vi “tiền duyên phòng ngự”.

Nếu như trước đây “tiền duyên phòng ngự” của Trung Quốc chỉ giới hạn tới đảo Hải Nam tới nay đã được mở rộng tại Hoàng Sa… tức là đã mở rộng chiều sâu phòng ngự lên rất lớn. Bây giờ, Trung Quốc tiếp tục đẩy phạm vi xuống các đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam thêm 400-500 hải lý, tức là đã tạo ra thế phòng thủ có chiều sâu. Đây là mưu đồ bành trướng phạm vi các tầng lớp và chiều sâu phòng ngự xuống phía Nam, nhằm tham vọng chiếm đóng và ảnh hưởng trên khu vực Biển Đông.

Đi ngược lại cam kết, đe dọa sử dụng vũ lực với các nước

  'Biển Đông không dễ xảy ra xung đột quân sự nhưng tiềm tàng nguy cơ' - Ảnh 2

Chiến đấu cơ JH-7A của quân khu Thẩm Dương (Trung Quốc) bay lượn trên đảo Phú Lâm (thuộc Hoàng Sa của Việt Nam) tháng 8/2015 -Ảnh: Bộ Quốc phòng TQ.

Việc Trung Quốc ngang nhiên đưa tên lửa đất đối không, máy bay tiêm kích, hệ thống radar ra các đảo ở cả quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, theo ông liệu Bắc Kinh có thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) hay không?

Có thể nói đây là những dấu hiệu đầu tiên Bắc Kinh tiến hành ngầm công bố vùng nhận dạng phòng không ADIZ, tôi cho rằng điều này có thể sẽ được chính thức công khai trong thời gian không xa. Bước đi này thể hiện điều gì, thưa ông?

Theo phán đoán của riêng tôi, việc Trung Quốc thiết lập hệ thống nhận dạng phòng không chỉ là ngày một ngày hai, thực tế chỉ là sớm hay muộn. Bởi vì, họ đã đưa ra các căn cứ tên lửa đất đối không nhằm thực hiện mục đích quân sự, răn đe, nhằm tiến tới kiểm soát vùng trời bằng khả năng vũ khí có năng lực tấn công của mình. Tôi nhấn mạnh: Chuyện đó chỉ là sớm hay muộn!

Trước tình huống này, theo ông Việt Nam phải có những động thái gì?

Tôi cho rằng Việt Nam không chỉ cần đấu tranh bằng nội lực quân sự quốc gia mà còn cần tranh thủ sự ủng hộ của LHQ, phối hợp cùng các nước trong ASEAN hay các nước lớn có ảnh hưởng, quan tâm và có quyền lợi trên Biển Đông về tự do hàng hải, tự do hàng không trong khu vực, lên tiếng phản đối hành động này của Trung Quốc.

Căn cứ để phản đối của chúng ta rất rõ ràng: Trung Quốc là một trong các quốc gia đã tham gia ký cam kết Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (viết tắt là DOC). Trong đó các nước ASEAN, Trung Quốc thừa nhận: “Tuân thủ luật pháp quốc tế, giữ nguyên hiện trạng và không làm gì để gây phức tạp thêm tình hình, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực”.

Tuy nhiên, thực tế, Trung Quốc đã đưa một loạt hệ thống tên lửa tối tân, radar vào các khu vực này, xây dựng các sân bay trực thăng… Rõ ràng đây là hoạt động sử dụng vũ khí quân sự vào các mục đích quân sự, đe dọa hành động quân sự lên các nước khác trong cam kết, khu vực.

Đây là bằng chứng, căn cứ đầy đủ nhất để chúng ta có thể đưa ra công luận quốc tế hay LHQ để tố cáo rằng: Hành động của Trung Quốc, với tư cách là một quốc gia thành viên của Hội đồng bảo an LHQ, là đã đi ngược lại cam kết, đe dọa sử dụng vũ lực đối với các nước khác là không thể chấp nhận được.

Ông dự đoán, đánh giá như thế nào về nguy cơ xung đột quân sự trên Biển Đông trong thời gian tới?

Cá nhân tôi cho rằng, nguy cơ xung đột quân sự trên Biển Đông không dễ dàng xảy ra, nhưng không loại trừ. Theo tôi, nó có thể xảy ra chỉ khi một trong các nước quân sự lớn, có ảnh hưởng lớn trên khu vực Biển Đông có tính toán sai lầm về chiến lược.

Lấy ví dụ như Mỹ đưa các tàu chiến đi vào tuần tra khu vực sát vào khoảng 12 hải lý xung quanh các đảo của Trung Quốc, không loại trừ khả năng Trung Quốc sẽ cho một vài tàu giả danh tàu cá ra đâm va vào tàu của Mỹ. Nếu như trong một phút sai lầm, phía Mỹ nổ súng thì lúc ấy chính là thời điểm nguy cơ bùng nổ xung đột sẽ xảy ra.

Trân trọng cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!

Thanh Niên – Vi Hậu

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.