Cựu sĩ quan cảnh sát Tokyo phát minh ra phương pháp mới để nhận biết các thi thể bị hư hại trong thảm họa tự nhiên, khắc phục thảm họa sóng thần 2011.
Thành viên của đội cứu trợ thiên tai giúp vận chuyển một nạn nhân trong một thảm họa ở Tokyo. Ảnh: AFP |
Nhật Bản đã sáng chế ra một phương pháp mới để nhận dạng danh tính – bằng cách phân tích bàn chân của nạn nhân.
Hệ thống nhận dạng này sẽ sử dụng dữ liệu được quét từ các đường vân ở lòng bàn chân bởi các đặc điểm ở chân mỗi người cũng khác nhau như dấu vân tay.
Phương pháp này được đề xuất bởi bàn chân của nạn nhân có nhiều khả năng được bảo vệ nguyên vẹn hơn sau thảm họa thiên nhiên. Hơn nữa, Sở cảnh sát Tokyo cũng sử dụng kỹ thuật này để giúp đỡ những người mất trí nhớ sau thảm họa, theo hãng tin Kyodo.
Ý tưởng này xuất phát từ hoạt động cứu hộ trong thảm họa động đất của Nhật năm 2011, khi ông Akira Mitsuzane (68 tuổi) – cựu sỹ quan phụ trách công tác điều tra hình sự và ông Hideo Kaneko – cựu chuyên viên điều tra hiện trường, (69 tuổi), chứng kiến cảnh người nhà nạn nhân bị trao nhầm thi thể khi cảnh sát Nhật buộc phải dựa vào đặc điểm chung và quần áo để nhận dạng.
“Sẽ mất rất nhiều thời gian và tiền bạc để tiến hành phân tích AND và không phải lúc nào bạn cũng có thể lấy được dấu vân tay,” ông Kaneko chia sẻ với hãng tin Kyodo. “Với mục đích nhận dạng (thi thể), việc lấy dấu chân có nhiều đặc điểm phù hợp hơn.”
Một hãng thiết bị điện tử lớn ở Nhật cũng đang cùng hợp tác phát triển thiết bị di động mẫu, có thể quét dấu vân chân đầu tiên. Thiết bị này được kỳ vọng có thể quét và lưu trữ dữ liệu ngay lập tức.
Vẫn còn đến 75 thi thể nạn nhân từ thảm họa sóng thần tháng 3/2011 cho đến nay vẫn chưa được xác định, trong đó cảnh sát vẫn đang giải quyết hơn 100,000 trường hợp người cao tuổi mất trí nhớ (riêng trong năm 2014), theo hãng Kyodo.
Dựa theo một số dự đoán của chuyên gia rằng một vụ sóng thần lớn tại Tokyo có thể khiến hơn 20,000 người tử vong, ông Mitsuzane cho biết: “Việc sử dụng dấu chân để xác định danh tính chính là chuẩn bị sẵn sàng cho tương lai.”
Ông cũng nói thêm: “Mặc dù thực tế nhiều người cao tuổi bị mất trí nhớ đều đang được chăm sóc bảo vệ, nhưng không thể xác định được danh tính là một vấn đề vô cùng nghiêm trọng.”
Tú Anh