ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Su-35 – Siêu tiêm kích đáng ‘mơ ước’ của các nước châu Á [VIDEO]
Thursday, March 10, 2016 6:00
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Trước các đối thủ mạnh đến từ Âu, Mỹ, chiến đấu cơ Su-35 vẫn nghiễm nhiên giành phần thắng trên thị trường châu Á với những tính năng vượt trội.

Theo đánh giá của giới chuyên gia, thế giới hiện nay vẫn có nhu cầu khá cao với máy bay Nga chủ yếu bởi 3 yếu tố: chi phí, chất lượng và không có các lệnh cấm vận vũ khí như phương Tây thường áp đặt lên các quốc gia không làm vừa lòng họ. Xu hướng này đặc biệt thể hiện rõ ở các nước châu Á.

Hồi đầu tháng này, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Ryamizard Ryacudu thông báo rằng vào tháng 4 tới Jakarta và Moscow có thể ký một hợp đồng bàn giao 10 máy bay chiến đấu đa năng Su-35 Flanker để thay thế các máy bay F-5 Tiger của Indonesia. Indonesia sẽ là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên ký hợp đồng mua Su-35.

Tuy nhiên theo một nguồn tin trong Bộ Quốc phòng Nga ngày 9/3 cho hay Indonesia sẽ không nhận được lô Su-35 đầu tiên trước năm 2018 do nhà sản xuất Sukhoi bị quá tải với các đơn hàng trong nước và quốc tế.

“Hãng sản xuất dự kiến sẽ chế tạo 50 chiếc Su-35 cho Không quân Nga trong 5 năm và 24 chiếc cho Trung Quốc. Indonesia dự kiến nhận 2 chiếc đầu tiên vào năm 2018”, theo nguồn tin trên nói.

  Su-35 - Siêu tiêm kích đáng 'mơ ước' của các nước châu Á [VIDEO] - Ảnh 1

Chiến đấu cơ Sukhoi Su-35.

Sukhoi Su-35 (trước đây có tên gọi là Su-27M) (tên ký hiệu của NATO Flanker-E+) là máy bay tiêm kích hạng nặng, tầm xa, đa năng, chiếm ưu thế trên không thế hệ 4++ hiện đại được phát triển bởi hãng Sukhoi.

Do có các đặc trưng và thành phần của máy bay giống với Su-30MKI, Sukhoi Su-35 được xem như là người anh em với Sukhoi Su-30MKI, một phiên bản đặc biệt của Su-30. Su-35 được phát triển xa hơn nữa, và kết quả là Su-35BM, về sau thường được biết với tên chính thức là Su-35S. Su-35 hiện đang phục vụ với một số lượng nhỏ trong Không quân Nga.

Sukhoi bắt đầu hiện đại hóa Su-35 vào giữa thập niên 2000 để đưa Su-35 thành một máy bay tiêm kích thế hệ 4.5 hiện đại, tận dụng các công nghệ hiện tại đã có. Su-35 hiện đại hóa sẽ được thiết kế tạm thời cho đến khi máy bay thế hệ thứ 5 PAK FA (T-50) được đưa vào hoạt động.

  Su-35 - Siêu tiêm kích đáng 'mơ ước' của các nước châu Á [VIDEO] - Ảnh 2

Buồng lái Su-35.

Su-35 mới bỏ đi cánh mũi và cánh tà hãm tốc độ từ thiết kế ban đầu của Su-35. Thiết kế mới có một khung máy bay gia cố nhằm tăng tuổi thọ và có một radar nhỏ hơn ở phía trước.

Su-35 hiện đại hóa có phần múi mới, trong đó chứa một radar quét mảng pha điện tử bị động cải tiến và máy bay cũng được nâng cấp hệ thống điện tử hàng không và các hệ thống điện khác, bao gồm hệ thống lái số fly-by-wire và radar quét sau để điều khiển tên lửa SARH. Hệ thống đẩy véc tơ 2 chiều không đối xứng đã được thử nghiệm trên Su-35 và có vẻ như sẽ làm cơ sở để phát triển Su-37.

Su-35 có động cơ đẩy véc tơ 3D mới có tên gọi 117S, đã được phát triển và thay thế các động cơ AL-35 hay AL-31F hiện có. Động cơ 117S sử dụng công nghệ tua bin áp suất thấp và tua bin cao áp tiên tiến, đồng thời đã sử dụng hệ thống kiểm soát số hóa chính xác SDU-D.

Những công nghệ mới nói trên làm cho lực đẩy tổng thể của động cơ này tăng vọt 16%. Tuổi thọ sử dụng động cơ 117S là 4.000 giờ, hơn gấp đôi động cơ cùng loại. Thời gian cách nhau giữa hai lần đại tu là 1.000 giờ, cũng gấp đôi sản phẩm cùng loại, điều này đã đóng góp to lớn cho năng lực điều động và thời gian tác chiến của Su-35.

  Su-35 - Siêu tiêm kích đáng 'mơ ước' của các nước châu Á [VIDEO] - Ảnh 3

Su-35 có thể đạt tốc độ Mach 2.25, khoảng 2.400km/h.

Su-35 trang bị hệ thống tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại (IRST, đây là tiêu chuẩn trang bị của hầu hết máy bay tác chiến Nga. Hệ thống IRST của Su-35 là OLS-35, hệ thống này một lần có thể theo dõi 4 tín hiệu hồng ngoại với các bước sóng ngắn khác nhau, khoảng cách dò tìm tối đa là 90 km (phần đuôi mục tiêu) và 50 km (phía trước mục tiêu).

Nhờ hệ thống này, Su-35 có thể âm thầm công kích mục tiêu mà không cần bật radar dò tìm, đây là một yếu tố quan trọng trong những chiến thuật kiểu tấn công bất ngờ.

Hệ thống nhắm quang điện tử không đối đất có thể dùng hồng ngoại và laser, cũng như nếu mục tiêu đã bị chỉ điểm bằng laser từ đâu đó thì vũ khí từ máy bay có thể tự tìm đến mục tiêu đó. Hệ thống nhắm có thể đồng thời khóa và chỉ thị cùng lúc 4 mục tiêu ở mặt đất.

Phan Hoàng

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.