ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Điều gì đang xảy ra ở sân sau của Nga?
Saturday, April 16, 2016 17:57
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nhiều người cũng đã đặt ra câu hỏi rằng liệu bạo lực có tái diễn ở Transnistria, Abkhazia và Nam Ossetia sau xung đột giữa Azerbaijan và Armenia?

Sự tái phát xung đột mạnh mẽ giữa hai thành viên Azerbaijan và Armenia đã khơi lại sự chú ý tới những mâu thuẫn còn tồn tại giữa các cựu thành viên Liên Xô khác như Moldova và Gruzia. Nhiều người cũng đã đặt ra câu hỏi rằng liệu bạo lực có tái diễn ở Transnistria, Abkhazia và Nam Ossetia?

Theo tờ Russian Beyond The Headlines, Nga từ lâu nay đóng vai trò quan trọng trong việc “đóng băng” tranh chấp lãnh thổ giữa các thành viên Liên Xô cũ và xem những mâu thuẫn chưa được giải quyết này là một mối đe dọa tiềm tàng đối với an ninh của mình.

Tuy nhiên, trong bối cảnh có sự thay đổi các hoạt động quân sự `với những hậu quả không thể đoán trước đối với ổn định khu vực, Kremlin đang buộc phải suy nghĩ nghiêm túc về cách cung cấp hòa giải để giải quyết dứt điểm mâu thuẫn giữa các bên xung đột.

Nagorno-Karabakh

  Điều gì đang xảy ra ở sân sau của Nga? - Ảnh 1

Hoạt động quân sự tại Nagorno-Karabakh năm 1992.

Hồi đầu tháng 4 đã tái bùng nổ các cuộc đụng độ quân sự giữa Azerbaijan và Armenia tại Nagorno-Karabakh. Cuộc đụng độ nghiêm trọng nhất giữa hai bên kể từ năm 1994 này đã cướp đi sinh mạng của gần 60 người chỉ trong vài ngày.

Cuộc chiến nhằm mục tiêu giành lại quyền kiểm soát phần lãnh thổ Azerbaijan tuyên bố thuộc về mình nhưng lại có phần đông người Armenia sinh sống.

Các nhà quan sát Nga nói rằng cuộc xung đột tại Nagorno-Karabakh chưa bao giờ thực sự được đóng băng. “Chưa có tháng nào mà không có người bị giết, không có người bị bắn”, Sergei Mikheev, người đứng đầu Trung tâm nghiên cứu các vấn đề Chính trị tại Moscow cho biết.

Trong năm qua, mức độ bạo lực tại khu vực này đã tăng lên đáng kể. Các chuyên gia Nga tin rằng Azerbaijan, bên thua trong cuộc chiến 20 năm trước, quan tâm đến sự leo thang xung đột. Bên cạnh mong muốn trả thù, Baku, phụ thuộc nhiều vào nguồn thu từ dầu mỏ, có thể muốn đánh lạc hướng chú ý của người dân về những vấn đề khó khăn kinh tế.

Nhưng, cũng có khả năng rằng Ankara đang đóng một vai trò khiêu khích. Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia duy nhất hỗ trợ Azerbaijan vô điều kiện trong cuộc xung đột hiện nay.

Trong khi đó Nga, quốc gia đóng vai trò là trung gian kết thúc cuộc chiến tranh đẫm máu 20 năm trước, ngày nay đang cố gắng xây dựng lại mối quan hệ nghiêm túc với cả hai bên. Thực tế là Moscow và Yerevan đều là đồng minh nên Moscow khó có thể hỗ trợ một bên nào trong cuộc xung đột.

Đổi lại, Nga có thể dùng ảnh hưởng của mình với cả hai bên để thuyết phục họ đạt được những đột phá nhất định. Tổng thống Azerbaijan Ilkham Aliev tuyên bố trong một cuộc trò chuyện với Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov rằng thỏa thuận đình chiến ngày 5/4 trong Karabakh đạt được nhờ sự hòa giải của Nga.

Transnistria

  Điều gì đang xảy ra ở sân sau của Nga? - Ảnh 2

Dân quân tuần tra trên đường phố năm 1992.

Cuộc xung đột tại Transnistria năm 1992, một hệ quả từ sự sụp đổ của Liên Xô, ngắn hơn và ít đẫm máu hơn trong Karabakh.

Nhưng những sự kiện ở Transnistria, một dải đất hẹp công nghiệp ở Moldova giáp Ukraine với dân số chủ yếu là người Nga, lại dẫn tới tuyên bố độc lập khỏi Moldova trong năm 1991 nhằm đáp ứng với những sợ hãi của người dân địa phương liên quan tới các chính sách của chính quyền trung ương tại Chisinau.

Chisinau đến nay vẫn cố gắng giải quyết vấn đề không kiểm soát được Transnistria bằng vũ lực. Cuộc đụng độ quân sự kéo dài vài tháng đã kết thúc bằng cái chết của hàng trăm người. Cuộc xung đột đã kết thúc với một thỏa thuận ngừng bắn do Nga là trung gian và Moscow được gửi lực lượng “gìn giữ hòa bình” tới Transnistria.

Các nhà quan sát nói rằng gần đây có sự căng thẳng gia tăng tại Transnistria, tuy nhiên điều này không dẫn đến một cuộc xung đột vũ trang. Sự suy thoái tình hình diễn ra trong bối cảnh các sự kiện ở Ukraine đã thúc đẩy lập trường ủng hộ Nga trong Transnistria, vùng đất cũng đang bị kẹt trong khủng hoảng trong quan hệ giữa Moscow và Kiev.

Trong tháng 9 năm 2015, giới chức Nga cáo buộc Ukraine và Moldova gây khó khăn về kinh tế đối với Transnistria nhằm cô lập vùng đất này và buộc nó từ bỏ quan hệ với Moscow.

Bộ Ngoại giao Nga cũng tố cáo chính phủ Moldova, quốc gia đnag tìm kiếm mối quan hệ gần gũi hơn với EU, đang cố gắng đẩy lực lượng gìn giữ hòa bình Nga ra khỏi Transnistria. Moscow tin rằng điều này sẽ dẫn đến sự gia tăng căng thẳng trong các nước cộng hòa.

Abkhazia và Nam Ossetia

  Điều gì đang xảy ra ở sân sau của Nga? - Ảnh 3

Dân quân tự vệ tại làng Dzhava năm 1991.

Các Abkhazia và Nam Ossetia có một cuộc xung đột giống nhau: cả hai đều muốn tách khỏi Gruzia.

Trong cả hai trường hợp, các cuộc đối đầu giữa Tbilisi và các vùng đất biên giới đã dẫn đến các hành động quân sự. Trong trường hợp của Abkhazia (1992-1993), cuộc xung đột kéo dài hơn và đẫm máu hơn khi cướp đi sinh mạng của 14,000-16,000 người. Cuộc xung đột tại Nam Ossetia (1991-1992) dẫn đến gần 1.000 người thiệt mạng.

Trong tháng 8 năm 2008, sau một loạt những cuộc đụng độ giữa quân đội Gruzia và lực lượng ly khai Nam Ossetia, lực lượng Gruzia đã tiến một cuộc tấn công vào khu vực được Nga hậu thuẫn, tiến tới thủ phủ của Tskhinvali trong một nỗ lực để nhanh chóng nắm quyền kiểm soát vùng đất này, cắt đường cứu viện. Tuy nhiên, lực lượng gìn giữ hòa bình Nga và Nam Ossetia cầm chân quân đội Gruzia đủ lâu để quân tiếp viện Nga đến.

Một trong những kết quả của cuộc chiến tranh kéo dài năm ngày giữa Nga và Gruzia trong năm 2008 là Nga đã triển khai quân đội ở Nam Ossetia và Abkhazia; công nhận của các vùng lãnh thổ này là các quốc gia có chủ quyền dù phương Tây vẫn xem chúng là một phần lãnh thổ của Gruzia.

Năm 2015, Nga ký kết thỏa thuận liên minh và hợp tác chiến lược với Abkhazia, và đã ký một thỏa thuận về hợp tác và hội nhập với Nam Ossetia.

So với Karabakh và Transnistria, Abkhazia và Nam Ossetia đang ở trong một vị trí ổn định hơn vì hiện nay họ đang bảo hộ trực tiếp từ Nga. Nam Ossetia mới đây đã cho công bố ý định tiến hành trưng cầu dân ý sáp nhập vào Liên bang Nga.

Hoàng Hải

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.