ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Dùng Azerbaijan và Armenia, Erdogan đã mưu đồ trả thù Nga từ lâu?
Tuesday, April 5, 2016 23:18
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Cuộc xung đột Armenia và Azerbaijan có vẻ như là hậu quả từ cuộc mâu thuẫn Nga – Thổ.

Đối đầu giữa Armenia và Azerbaijan ở Nagorno – Karabakh vốn đang yên bình kể từ năm 1994 bỗng chốc leo thang trở thành một cuộc xung đột quy mô lớn.

Cả hai bên đều cáo buộc nhau là nguyên nhân khơi mào chiến tranh. Có vẻ như hai quốc gia này đang lãnh chịu hậu quả từ cuộc khủng hoảng trong quan hệ giữa Moscow và Ankara.

  Dùng Azerbaijan và Armenia, Erdogan đã mưu đồ trả thù Nga từ lâu? - Ảnh 1

Ngay cả trước khi Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi Su-24 của Nga ở Syria, căng thẳng giữa Nga – Thổ đã hiện hữu nhiều vấn đề địa chính trị. Khu vực Caucasus cũng không ngoại lệ.

Điện Kremlin đã đứng về phía Armenia trong cuộc đấu tranh đòi người Thổ phải chịu trách nhiệm về cuộc thảm sát người Armenia năm 1915 khiến 1,5 triệu người chết.

Lâu nay Erdogan vẫn mô tả cuộc tàn sát người Armenia là những hành động bộc phát và là điều không may do sự hỗn loạn trong Thế Chiến I cùng với sự tan rã của Đế chế Ottoman.

Quan hệ giữa Armenia và Thổ Nhĩ Kỳ đã xấu đi sau sự kiện này.

Cách phản ứng giận dữ cùng với những hành động trả đũa về mặt ngoại giao của chính phủ nước này đối với những người sử dụng từ ngữ đó – đã tạo ra một hiệu ứng ngược khi biến Thổ Nhĩ Kỳ bây giờ trở thành kẻ chối bỏ một trong những tội ác lớn nhất của thế kỷ hai mươi.

Thổ Nhĩ Kỳ đã vi phạm biên giới Armenia thường xuyên hơn, và số vụ vi phạm trên đường ranh giới giữa Azerbaijan và Armenia gần Karabakh đã gia tăng mạnh kể từ năm 2014 .

  Dùng Azerbaijan và Armenia, Erdogan đã mưu đồ trả thù Nga từ lâu? - Ảnh 2

Tổng thống Vladimir Putin dự lễ tưởng niệm 100 năm ngày diễn ra vụ thảm sát khiến 1,5 triệu người Armenia bị chết.

Trong khi đó, trong những năm trước, nhờ giá dầu tăng cao, Azerbaijan có một ngân sách quân sự lớn hơn nhiều so với Armenia và Baku đã dành những khoản tiền khổng lồ tái vũ

Azerbaijan tuyên bố rõ rằng họ sẽ không chờ đợi mãi đến khi Tổ chức an ninh và hợp tác Châu Âu (OSCE) và thành viên của Thỏa ước Minsk tìm được một giải pháp cho cuộc khủng hoảng Nagorno – Karabakh.

Nếu thất bại trong việc giải quyết cuộc xung đột một cách hòa bình, Azerbaijan sẽ sử dụng lực lượng quân sự.

Mùa thu năm ngoái, các nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đã đồng loạt tuyên bố rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ “làm hết sức mình” để giúp đồng minh Azerbaijan giải phóng lãnh thổ của mình.

Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Davoutoglu đã tuyên bố như vậy chỉ hai ngày sau khi bắn hạ các máy bay Nga ở Syria.

Các báo cáo tương tự đã được đưa ra trong cuộc họp của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan và Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev.

Thổ Nhĩ Kỳ cử rất nhiều cố vấn quân sự trong quân đội Azerbaijan. Và chính sách này có thể được coi như hành động trả đũa của họ tới chiến dịch của Moscow tại Syria.

Có một yếu tố củng cố vị thế chính trị của Ilham Aliyev. Khi ông gặp gỡ với Phó Tổng thống Hoa Kỳ Biden trong thời gian tham dự Hội nghị thượng đỉnh về an ninh hạt nhân ở Washington.

Biden đã tuyên bố Azerbaijan là đối tác chiến lược quan trọng của Mỹ, khẳng định sự ủng hộ của Mỹ đối với toàn vẹn lãnh thổ của Azerbaijan, bao gồm Karabakh.

Quan hệ giữa hai nước tốt hơn nhiều so với những năm 1990, khi Baku vẫn bị lệnh trừng phạt của Mỹ. Azerbaijan là thành viên của liên minh phương Tây ở Afghanistan, và đầu tư của Mỹ tại Azerbaijan đã vượt quá 10 tỷ USD.

Mỹ muốn Azerbaijan trở thành một thế lực quan trọng trong “Hành lang khí đốt phương Nam” đến châu Âu, qua Nga. Đã có một đường ống dẫn dầu Baku – Tbilisi – Ceyhan qua Thổ Nhĩ Kỳ.

Các chuyên gia chính trị thế giới cho rằng, Mỹ không cần một cuộc chiến tranh lớn ở Nagorno – Karabakh bởi lo ngại nó sẽ ảnh hưởng tới kế hoạch xây dựng hành lang vận chuyển năng lượng này.

Quốc gia duy nhất cần một cuộc chiến tranh chính là Thổ Nhĩ Kỳ vì Ankara có tham vọng nâng tầm vai trò của mình trong khu vực mà không phải dựa vào đồng minh NATO.

Tuy nhiên, có những lý do để hy vọng rằng mối quan hệ cấp cao giữa Moscow, Baku và Yerevan cũng như kinh nghiệm làm việc với Washington ở Syria ít nhất sẽ cho phép Nga kiềm chế xung đột và đàm phán hòa bình trước khi quá muộn.

Phong Lan

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.