ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Tịnh Liên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Hoàng hậu mù và câu chuyện tình kiên trinh nhất lịch sử triều Minh
Sunday, April 17, 2016 21:42
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Văn hóa thần truyền

Tiền thị mặc dù một mắt bị mù, một chân bị tàn phế, nhưng lại được hoàng đế Minh Anh Tông quý trọng lập làm hoàng hậu, viết nên câu chuyện tình yêu kiên trinh nhất trong hoàng cung triều Minh.

Vua Minh Anh Tông và Tiền hoàng hậu trong phim truyền hình “Nữ y minh phi truyện”. (Ảnh: Internet)

Minh Anh Tông Chu Kỳ Trấn là hoàng đế thứ 6 và thứ 8 của triều đại nhà Minh.

Anh Tông khi 9 tuổi đã đăng cơ, niên hiệu “Chính Thống”. Năm 15 tuổi, tổ mẫu Thái hoàng thái hậu của ông là Trương thị đã chọn một hoàng hậu cho ông. Trương thị phụ chính nhiều năm, rất có con mắt nhìn người, đã chọn Tiền thị xuất thân bình thường, nhưng nhân phẩm xuất chúng. Tiền thị là người Hải Châu (Hải Ninh, Liêu Ninh ngày nay), lớn hơn hoàng đế 1 tuổi. Dưới sự lo liệu của Trương thị, nghi thức sắc phong hoàng hậu đã được cử hành vô cùng long trọng, đây là một việc lớn sau cùng mà Trương thị làm cho nhà họ Chu, bởi sau 5 tháng đại hôn của hoàng đế, bà đã qua đời.

Sau khi thành thân, tình cảm giữa Anh Tông và Tiền hoàng hậu rất tốt. Anh Tông thấy người nhà của Tiền hoàng hậu chức quan khá nhỏ, tỏ ý muốn phong hầu, nhưng Tiền thị cảm thấy không có công lao mà nhận tước lộc sẽ ảnh hưởng đến danh tiếng của chồng, nên đã cự tuyệt. Anh Tông lúc đầu tưởng rằng bà chỉ là khách khí một chút mà tỏ vẻ như vậy, thế nên về sau cũng từng nhắc lại vài lần, nhưng đều bị cự tuyệt. Anh Tông lúc này mới biết rõ Tiền thị vốn không hề khách khí, mà là thật lòng muốn vậy. Bởi vậy, Anh Tông ngoài tình cảm vợ chồng đối với Tiền hoàng hậu ra, trong tâm còn thêm phần kính trọng đối với bà.

Nhìn chung trong hết thảy hoàng hậu nhà Minh, chỉ có gia tộc của Tiền hoàng hậu duy nhất không nhận sắc phong.

Đáng tiếc thay, tình cảm vợ chồng hai người tuy tốt, nhưng Tiền hoàng hậu lại không sinh hạ được một đứa con nào, mà chuyện nối dõi đối với gia tộc đế vương là chuyện vô cùng trọng đại, bởi nó quan hệ đến giang sơn xã tắc sau này.

Trong số những phi tần khác của Anh Tông, có quý phi Chu thị vào năm Anh Tông 18 tuổi đã sinh hạ được hoàng tử Chu Kiến Thâm, sau này lại còn sinh hạ thêm hai người con trai nữa. Nhưng mà Ạnh Tông vẫn một lòng hy vọng Tiền thị sinh hạ một người con trai để kế vị sau này. Nhưng tiếc thay tin vui còn chưa tới, thì điều chẳng may đã ập đến rồi.

Tháng 6 năm Chính Thống 14, thủ lĩnh bộ tộc Ngõa Lạt của Mông Cổ đã ồ ạt tiến binh vào lãnh thổ nhà Minh, tình hình biên ải rất nguy cấp. Tháng 7, Anh Tông dưới sự giựt giây của tên hoạn quan Vương Chấn, đã không màng đến khuyên ngăn của quần thần, để cho em trai Chu Kỳ Ngọc ở lại trấn thủ kinh thành, còn mình thì dẫn đại quân xuất chinh.

Anh Tông từ nhỏ lớn lên bên cạnh Vương Chấn nên vô cùng tin tưởng ông ta. Trước đó, khi Thái hoàng thái hậu Trương thị và mấy vị lão thần còn sống, Vương Chấn không dám tự mình làm càn. Nhưng sau khi những người này lần lượt qua đời, trong triều không còn có người có thể khống chế ông ta nữa, vậy nên bè lũ hoạn quan bắt đầu chuyên quyền. Thậm chí trên đường Anh Tông ngự giá thân chinh, Vương Chấn lại dám ngang nhiên giả vờ mượn danh nghĩa hoàng đế chỉ huy quân đội tùy tiện, đồng thời phong tỏa hết thảy những thông tin bất lợi với Anh Tông, vậy nên quân Minh liên tiếp bại trận, tử thương vô số.

Đến tháng 8, Vương Chấn thấy chiều hướng bất lợi, muốn rời khỏi Anh Tông, không ngờ bị quân đội của Dã Tiên bao vây, Vương Chấn bị giết chết, Anh Tông bị bắt làm tù binh, 66 đại thần chết trận, sử sách gọi là “biến cố Thổ Mộc”.

Sau khi tin tức Anh Tông bị bắt truyền về kinh thành, các đại thần trong triều muốn dùng vàng bạc chuộc hoàng đế về. Nghe tin này, Tiền hoàng hậu liền giao ra hết toàn bộ tài sản cá nhân của mình. Nhưng sau khi Dã Tiên nhận được tiền rồi, không những không thả người mà còn ép buộc triều đình phải nhượng bộ nhiều hơn, hòng muốn xâm chiến lãnh thổ thậm chí cả chính quyền nhà Minh.

Vì để đoạn đứt mưu đồ của Dã Tiên, đồng thời thoát khỏi hoàn cảnh nguy khốn trong nước không thể một ngày không có vua, tháng 9, Chu Kỳ Ngọc đăng cơ, hiệu là Minh Cảnh Đế.

minh anh tông, hoàng hậu mù, hoàng hậu, bị mù,

Hay được thông tin này, lại biết được anh trai và em trai đều đã chết trong “biến cố Mộc Thổ”, Tiền hoàng hậu đau đớn gần như chẳng thiết sống. Nhưng một người phụ nữ yếu đuối chẳng thể làm được gì, điều bà có thể nghĩ đến chính là hàng ngày dập đầu quỳ lạy cầu khẩn Trời Phật, hy vọng chồng mình được bình an. Lúc đó là vào mùa đông, Tiền hoàng hậu dập đầu quỳ lạy trong suốt thời gian dài, mệt đến nỗi tự mình cũng không đứng dậy được. Không ngừng quỳ lạy, không ngừng khóc lóc, vậy nên một chân bà đã bị thương nặng dẫn đến tàn phế, còn một con mắt cũng đã bị mù. Năm đó, bà mới chỉ 24 tuổi.

Thời gian đó, tuy đã có hoàng đế mới, nhưng một số đại thần vì để cứu Anh Tông vẫn không ngừng nỗ lực. Sau khi binh bộ thượng thư Vu Khiêm giành được chiến thắng trong trận chiến bảo vệ kinh sư, bộ tộc Ngõa Lạt đề xướng nghị hòa, muốn trả  Anh Tông về nước, nhưng Cảnh Đế lại sợ đế vị của mình chịu sự uy hiếp nên không muốn nhận ông. Năm thứ 2, dưới sự yêu cầu mạnh mẽ của nhóm người Vu Khiêm, Cảnh Đế đã đón Anh Tông trở về. Nhưng Anh Tông vừa mới trở về liền bị giam lỏng ở Nam cung, ông đã gặp lại Tiền thị dung mạo gần như đã hoàn toàn thay đổi. Tuy Tiền thị giờ đã tàn phế, nhưng tấm chân tình sâu nặng của bà đối với chồng, quả thật là vô cùng trân quý.

Cứ như vậy vợ chồng Anh Tông ở trong Nam cung dựa vào nhau mà sống, tuy trên danh nghĩa là thái thượng hoàng, thật ra ngay đến cả cơm áo ngày thường đều rất khó khăn. Tiền thị chỉ có thể gắng gượng tấm thân bệnh tật, làm việc ngày đêm, tự làm một số đồ thêu mang bán để đổi lấy đồ ăn thức uống.

Bảy năm sau, Cảnh Đế đột nhiên mắc bệnh nặng, hơn nữa bệnh tình ngày càng nguy kịch. Ngày 17 tháng Giêng năm Cảnh Thái thứ 8, Võ thanh hầu Thạch Hanh, Ngự sử Từ Hữu Trinh, đô đốc Trương Nguyệt, thái giám Tào Cát Tường. v.v.  xông vào Nam cung, ủng hộ  Anh Tông lên lại ngai vàng. Vì vậy, Anh Tông lần nữa đã làm hoàng đế.

Sau khi Anh Minh lại lên ngôi, cần phải sắc phong lại hoàng hậu. Lúc này con trai cả Chu Kiến Thâm được lập làm thái tử, mẹ ruột của thái tử là Chu thị một lòng sốt sắng muốn làm hoàng hậu. Bởi vì nếu so với Tiền thị vốn bị tàn phế lại không sinh được con, thì ưu thế của Chu thị đã quá rõ ràng. Nhưng sau khi Anh Tông biết được ý đồ này đã đùng đùng nổi giận, vẫn lập Tiền thị làm hoàng hậu.

Bảy năm lại trôi qua, Anh Tông băng hà ở tuổi 38, trước lúc ra đi, Anh Tông lo lắng Chu thị và hoàng đế mới không tôn trọng địa vị của Tiền thị, nên đã để lại di chiếu: “Hoàng hậu tha nhật thọ chung, nghi hợp táng” (tạm dịch là: ngày kia hoàng hậu hết thọ mệnh, sẽ được an táng chung với trẫm), chính là nói, khi hoàng hậu qua đời cần phải dùng danh nghĩa hoàng hậu mà chôn chung với ông.

Sau khi thái tử Chu Kiến Thâm lên ngôi, thái giám Hạ Thời muốn nịnh bợ lấy lòng Chu thị, muốn tôn Chu thị làm Hoàng thái hậu duy nhất. Dưới sự tranh luận của nhóm người đại học sĩ Lý Hiền, Bành Thời kiến nghị cùng tôn Tiền hoàng hậu, Chu quý phi đồng vị Hoàng thái hậu. Để phân biệt, Hiến Tông chỉ tôn phong hiệu cho Tiền hoàng hậu, gọi là Từ Ý hoàng thái hậu.

Bốn năm sau, Tiền thái hậu qua đời. Chu thái hậu lại ngang nhiên không tuân theo di mệnh của tiên đế, kiên quyết không để cho Tiền thái hậu được an táng chung với Anh Tông. Kết quả chúng đại thần khóc lóc ngoài cửa thành Văn Hoa một ngày trời, hoàng đế thấy không thể làm khác được, bèn đưa ra một biện pháp, phân lăng tẩm thành ba điện, để cho Chu thái hậu và Tiền thái hậu đều có thể được an táng chung với tiên đế. Chu Thái hậu không còn cách nào khác, đành phải chấp thuận.

Tháng 9 năm đó, Tiền Thái hậu được hợp táng cùng Anh Tông Duệ hoàng đế, đưa vào địa lăng bên trái. Chu Thái hậu vẫn uất ức, ngầm sai người bí mật bịt kín đường thông giữa mộ Anh Tông và địa cung của Tiền Thái hậu, còn phần đường thông giữa lăng mộ của Chu Thái hậu và Anh Tông vẫn tương thông. Đến sau khi Chu Thái hậu qua đời vào thời Minh Hiếu Tông sự việc mới phát hiện, Hiếu Tông đã có ý cho sửa lại đường thông. Nhưng Âm dương gia không tán đồng, sự việc bèn thôi, và đường thông của Tiền Thái hậu mãi mãi bị ngăn lấp, không thông được với mộ phần của Anh Tông Duệ hoàng đế.

Tiểu Thiện, dịch từ ntdtv.com

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.