ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Xem xét lại “Thủy triều dư luận” xung quanh vụ cá chết ở ven biển miền Trung
Saturday, April 30, 2016 9:03
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Sự việc cá chết ở ven biển miền Trung từ Hà Tĩnh vào đến Đà Nẵng đã gây ra sự hoang mang lớn trong dư luận cả nước. Rất nhiều thông tin được đưa ra, rất nhiều hoạt động được cổ vũ, người dân lên tiếng, chính phủ né tránh, truyền thông chạy đua dư luận bằng mọi giá. Tất cả đã tạo nên một cơn “thủy triều dư luận” xung quanh sự việc cá chết này.  Đứng trước luồng dư luận dồn dập và nhiều chiều như vậy, lại không có đủ chứng cứ để khẳng định là do Formosa hay do thủy triều đỏ dẫn đến tình trạng cá chết hàng loạt, không ít bạn cảm thấy hoang mang, và chúng tôi cũng vậy. Bởi thế, chúng tôi đã quyết định lần lại đầu mối tin tức về sự việc này, những mong có thể cùng các bạn có cái nhìn đúng đắn hơn về sự việc này và góp phần đưa ra một số hoạch định về giải pháp
B4INREMOTE-aHR0cHM6Ly8zLmJwLmJsb2dzcG90LmNvbS8tOGl4c1VNR3BONUEvVnlUVnE1NjdQYkkvQUFBQUFBQUFjVFkvc3ZSTzVjWHNEX2stakRydlFzNzMzOUJrZkpMZ2Fkci1nQ0xjQi9zNjQwL3RodXktdHJpZXUtZG8tbGEtZ2ktMS5qcGc=


Hoang mang dư luận về cá chết
Mặc dù sóng dư luận mới lên trong một tuần gần đây, nhưng tin tức về sự việc cá chết đã được đăng tải trên Cơ quan ngôn luận của Đảng bộ Hà Tĩnh là Báo Hà Tĩnh, có tựa đề: “Thị xã Kỳ Anh: cá chết hàng loạt, thiệt hại tiền tỉ” (http://baohatinh.vn/nong-nghiep/thi-xa-ky-anh-ca-chet-hang-loat-thiet-hai-tien-ty/111853.htm ) vào ngày 7/4 năm 2016. Bài báo cho biết, cá chết đều được nuôi bởi các hộ thuộc các xác Kỳ Lợi, Kỳ Hà, Kỳ Ninh và một số cá tự nhiên ở vùng quanh đảo Sơn Dương. Theo người dân kể lại với báo Hà Tĩnh thì ta được biết như sau: “Được hay, lúc 12h đêm ngày 6/4 cá nuôi không có biểu hiện gì lạ nhưng từ khoảng 2h sáng 7/4 – khi nước thủy triều lên – thì cá lờ đờ và sau đó đồng loạt chết.”
Ngay sau đó, mồng 8/4, báo Tầm Nhìn và báo Dân Trí bắt đầu vào cuộc, đưa tin về sự việc này và chỉ rõ địa điểm cá chết thuộc khu vực Vũng Áng, Hà Tĩnh, với những ám chỉ về Formosa, tập đoàn Đài Loan đang làm ăn tại khu vực này. Cả hai tờ báo cùng đưa ra nhận định rằng: “không chỉ cá nuôi trong lồng bè bị chết, mà cá tự nhiên trong vực này cũng chết hàng loạt.”. Tuy nhiên, những bức ảnh bằng chứng về cá chết ở ngoài tự nhiên trong khu vực này không thể hiện được “hàng loạt”, giống như những bức ảnh cá chết trong lồng.
Sau đó một loạt các tờ báo khác cũng đưa tin, chủ yếu là “xào lại tin bài và ảnh” từ Dân Trí và Tầm Nhìn, như Nghệ An 24h, Báo Đất Việt, Soha, Thời Báo Today… , và đưa ra dự đoán rằng nguyên nhân gây ra cá chết là do nước xả thải từ nhà máy luyện kim của Formosa tại Vũng Áng. Được biết, khu kinh tế Vũng Áng được xây dựng với mục đích phát triển ngành luyện kim, và vốn đầu tư chủ yếu là từ Formosa, một tập đoàn lớn của Đài Loan. Việc các phóng viên của những tờ báo này nghi ngờ nguyên nhân gây cá chết là từ chất xả thải từ Formosa là hoàn toàn có cơ sở, bởi vì Formosa đã nổi tiếng là một tập đoàn gây hủy hoại môi trường trên thế giới. ( http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20160426/formosa-tung-tan-pha-moi-truong-nang-ne-o-nhieu-nuoc/1090846.html )
Tuy nhiên do vào cuộc chậm, việc kiểm định mẫu nước và mẫu cá đã bị chậm trễ kéo dài, cho đến nay, hoàn toàn không đủ bằng chứng để chứng minh Formosa là thủ phạm chính gây ra sự cố này. Chỉ có thể khẳng định rằng nơi xuất phát của nạn cá chết lây lan chắc chắn là từ khu kinh tế Vũng Áng, bởi vì không có hiện tượng cá chết ở Nghệ An lên đến miền Bắc mà chỉ có cá chết ở ven biển từ Hà Tĩnh vào đến Nam Trung bộ.
Sự việc thật sự chỉ dấy lên sóng phẫn nộ trên truyền thông khi một số người dân ở Quảng Bình,; và 5 thợ lặn lặn xuống biển bị ngộ độc trong đó đã có một trường hợp tử vong và người dân Khánh Hòa nhập viện vì ngộ độc thực phẩm do ăn cá biển. Sự việc này cho thấy hai khả năng: Thứ nhất, cá biển mua ngoài chợ  xuất phát từ việc lái buôn mua rẻ từ cá chết từ các hộ nuôi tại Vũng Áng. Thứ hai, cá biển mua ngoài chợ chính là những con cá có nguồn gốc tự nhiên.  Nhưng cho dù những con cá bị nhiễm độc xuất phát từ đâu thì cũng đủ để khiến người dân sợ hãi và tẩy chay các món ăn hải sản mà thường ngày vẫn yêu thích. Tránh ăn hải sản ở miền Trung đã gây ra thiệt hại lớn cho các ngư dân nuôi trồng thủy hải sản ở vùng này cũng như những ngư dân đánh bắt xa bờ. Mặc dù rất xót xa, nhưng người dân cảm thấy không còn cách nào khác.
Tuy nhiên, nếu bình tĩnh thống kê những loại cá dạt vào bờ biển, phần nào thiệt hại có thể được giải quyết. Tôi xin lấy một vài ví dụ như Cá chia vôi (tên tiếng Anh là trumpetfish), đây là  món ăn nổi tiếng ở Đà Nẵng. Trong số những con cá dạt vào bờ biển Đà Nẵng, có cá chia vôi. Loài cá này vốn sống ở vùng biển có độ sâu từ 0,5m đến 30m, tức vùng biển cạn. Cá bớp, một loại cá khác cũng dạt vào bờ biển một số tỉnh miền Trung, là loài cá nước lợ, thường thấy trên các bãi bùn hoặc vùng thủy triều. Thậm chí loài cá này còn đào hang ở trên bãi biển để cư trú và đẻ trứng. Khi thủy triều rút, chúng trườn trên bùn để xuống nước. Chúng thường ăn tảo ở các bãi đá. Theo một bài báo trên VnExpress, có người bị ngộ độc khi ăn cá nục. Các nục là loài cá di chuyển theo dòng hải lưu và sinh sống ở các vùng biển sâu, tuy nhiên, vào mùa sinh sản, chính là quãng thời gian này, cá nục lại di chuyển đến các vùng biển cạn để kiếm ăn và đẻ trứng. Cá mú và cá hồng, cũng là hai loài cá dạt vào bờ trong đợt này đều là loài cá sống ở vùng biển có độ sâu chỉ từ 5m đến 100m.
Ngày 28 tháng 4, trên Tuổi Trẻ có đăng tin bài giật tít là “Cá ở tầng nước sâu ồ ạt vào gần bờ biển Huế” ( http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/20160428/ca-o-tang-nuoc-sau-o-at-vao-gan-bo-bien-hue/1092034.html ) , đã tăng thêm phần hoang mang. Nhưng nếu đọc nội dung về “tầng biển sâu” sẽ thấy phóng viên viết bài này dùng từ vô tội vạ. Trong bài, phóng viên có đề cập đến nhiều luồng cá lạ bơi vào Huế, những loài cá này đều là các loại cá không tìm thấy ở bờ biển Huế như cá đuối, cá liệt chạng, cá phen… Chưa rõ nguyên nhân những con cá này tại sao lại bơi đến Huế, có khả năng do trúng độc nên dạt vào cũng có khả năng là do thay đổi dòng hải lưu. Nhưng theo như lời kể của ngư dân trong bài báo thì ta thấy rằng những con cá này vẫn còn sống. Thông tin này dễ bị nhầm lẫn với cá mú gai nằm chết dưới đáy biển ở tầng biển cạn được đưa ra trong bài. Ở đây, chúng ta cần phân biệt rõ, tầng biển sâu là tầng biển có từ 700 đến 1000m, nên những loài cá sống trong độ sâu từ 100m đến 200m chưa được gọi là “tầng biển sâu” hay “vùng nước sâu”. (Đọc về “vùng biển sâu” https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1i_d%C6%B0%C6%A1ng#C.C3.A1c_khu_v.E1.BB.B1c.2Ft.E1.BA.A7ng  )
Điều đó đặt ra cho tôi một câu hỏi: Liệu các loài cá bị nhiễm độc và dạt vào bờ chỉ là những loài cá sống ở khu vực thuộc vùng biển cạn giới hạn trong thềm lục địa? Điều đó nghĩa là, những loài hải sản sống ở vùng biển sâu, ngư dân buộc phải đánh bắt xa bờ để khai thác, liệu có khả năng vẫn an toàn và không bị nhiễm độc?
Suy đoán này của tôi dựa trên việc tổng hợp các loại cá bị dạt vào bờ biển và tìm hiểu về tập quán sinh sống của chúng để đưa ra kết luận, chưa có các bằng chứng khoa học đảm bảo và chính xác. Vì thế, tôi rất mong chính quyền sớm đưa ra các kiểm nghiệm và đưa ra đánh giá cụ thể, xác định cho người dân biết cần cẩn trọng khi ăn những loài hải sản nào và có thể ăn các loài hải sản nào, tránh các phát ngôn chung chung gây tổn hại đến lợi ích kinh tế của các ngư dân. Nếu các cơ quan ban ngành liên quan đưa ra kiểm định này sớm thì đã sớm tránh được nỗi sợ hãi ăn hải sản lan tràn khắp các vùng biển miền Trung, gây thiệt hại cho cả ngành đánh bắt thủy hải sản và du lịch.
Hỗn loạn thông tin từ việc né tránh đối mặt với thảm họa của chính quyền
Khi sự hoang mang lan rộng, cùng với tuyên ngôn thiếu suy nghĩ của ông giám đốc Formosa về việc chọn cá hay chọn thép, các tổ chức dân sự, các nhà hoạt động xã hội, các  nghệ sĩ trí thức… đã vô cùng phẫn nộ. Thế nhưng, đáp lại sự phẫn nộ này, chính quyền vẫn lảng tránh không dám đối mặt. Thông qua các phát ngôn của các quan chức Hà Tĩnh, quan chức Bộ Tài nguyên Môi trường…, ta thấy rằng có vẻ như họ đang rối trí không biết xử lý tình huống như thế nào. Một mặt, họ phải đối mặt với những khó khăn về kinh tế sắp tới do thất thu từ vụ cá chết ảnh hưởng đến ngành thủy hải sản và du lịch. Một mặt khác, họ phải đối mặt với nhà đầu tư Formosa nếu những cáo buộc của dư luận là đúng. Hơn nữa, họ đặc biệt lo lắng về những cuộc biểu tình đầy phẫn nộ của dân chúng không chỉ ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh mà còn ở các vùng ven biển miền Trung, nơi có cá chết dạt vào bờ biển trong những ngày qua. Những lời kêu gọi biểu tình, vận động ký tên, đã lan tràn trên khắp các trang mạng xã hội, và được hưởng ứng chưa từng có.
Từ việc né tránh đối mặt với thảm họa này, làn sóng dư luận đã được đẩy cao tới mức mất kiểm soát, từ phe lề trái và phe lề phải liên tục đưa ra các thông tin sai sự thật để làm rối loạn dư luận, định hướng dư luận chệch hướng khỏi các mục tiêu chính.
Đáng kể phải nhắc tới dự đoán nguyên nhân gây chết cá là Thủy triều đỏ do các nhà khoa học chính thống đưa ra. Thủy triều đỏ dễ khiến chúng ta hiểu lầm từ lời kể của người dân về việc cá chết sau một cơn thủy triều lên. Thế nhưng “thủy triều đỏ” là cách gọi của một hiện tượng tự nhiên, không phải thủy triều, mà là tình trạng những loại tảo màu đỏ hoặc nâu ở vùng ven biển xuất hiện ở nồng độ cao nở hoa, khiến cho các động vật khi chạm vào bị nhiễm độc nặng dẫn đến tử vong. Nhiều người phản đối giả thuyết này vì cho rằng thủy triều đỏ chưa từng xảy ra ở bờ biển miền Trung, thế nhưng khi đọc thông tin về các vùng biển khác trên thế giới đã từng xảy ra thủy triều đỏ thì thấy thủy triều đỏ không xảy ra định kỳ mà chỉ đột ngột bùng phát, đến nay vẫn chưa rõ nguyên nhân. (Đọc thêm về “Thủy triều đỏ”: https://en.wikipedia.org/wiki/Red_tide )
Khi đưa ra khái niệm “thủy triều đỏ”, chính quyền đã đặt ra một giả thuyết khác để lái hướng dư luận khỏi nhà đầu tư Formosa. Nhưng có lẽ do uy tín của chính quyền quá thấp, giả thuyết này không thuyết phục được dư luận, cho dù không phải nó không có cơ sở lập luận (chứ không phải là cơ sở khoa học). Tôi cho rằng với vai trò là các nhà khoa học chính thống, được bảo trợ bởi chính phủ, các nhà khoa học cần phải có các phát ngôn “nói có sách, mách có chứng” chứ không phải đưa ra giả thuyết rồi khẳng định “chắc như đinh đóng cột”. Cách thức lái hướng dư luận một cách thiếu cơ sở  khoa học này chỉ làm cho chính quyền thêm mất uy tín với người dân, và khiến người dân càng tin chắc hơn rằng chính quyền đã bao che cho Formosa.
Từ đó bắt đầu tâm lý cho rằng chính quyền né tránh sự việc cá chết vì bao che cho Formosa, và xa hơn vì sợ hãi và quỳ gối trước Trung Quốc. Ông Lý Thái Hùng, Chủ tịch Đảng Việt Tân đã đưa ra các phát ngôn nhận định về vụ cá chết như sau: “Trong khi đó, dư luận chung đều nghi ngờ là chính những độc tố đã thải ra từ những ống nước thải đặt sâu dưới biển của nhà máy Formosa, trong khu công nghiệp Vũng Áng, do Trung Quốc đầu tư, đã là nguyên nhân gây ra cái chết hàng loạt của các loại thủy sản. Tuy nhiên, ông Võ Tuấn Nhân, Thứ trưởng Bộ tài nguyên và môi trường cho là việc đặt ống nước thải xuống biển của Formosa là hợp pháp, khiến cho dư luận càng phẫn nộ về điều này…Cách giải quyết câu giờ của Hà Nội hiện nay là đang giúp cho nhà thầu Trung Quốc tẩu tán chất độc hại vì sau khi họ rửa xong ống thải và nước biển cuốn trôi đi các độc tố, mọi chuyện sẽ lại như cũ.”( https://chantroimoimedia.com/2016/04/25/dang-viet-tan-nhan-dinh-ve-vu-ca-chet-hang-loat-o-bai-bien-mien-trung/ ) Phát ngôn này cho thấy ông Lý Thái Hùng đã không phân biệt rõ Trung Quốc và Đài Loan. Formosa là tập đoàn của Đài Loan, một khu tự trị của Trung Quốc được Mỹ thừa nhận như một quốc gia độc lập, dù cho Trung Quốc không thừa nhận.  Nhận định này của ông Lý Thái Hùng đã gây ra nhiều hiểu lầm trên cộng đồng mạng, khiến nhiều người tức giận vì cho rằng Trung Quốc đang tàn phá Việt Nam. Sự việc này của ông Lý Thái Hùng đã bị các Dư luận viên cực đoan chuyên bảo vệ chính quyền phát hiện.
Bên cạnh đó, các Dư luận viên cũng không thiếu trò đưa ra các thông tin giả mạo và bị cộng đồng mạng phát hiện. Đáng nhớ là sự việc Dư luận viên Trung Hoàng đưa ra một hình ảnh chụp món cá nục mẹ gửi từ Hà Tĩnh để chứng minh rằng cá miền Trung không bị nhiễm độc. Ngay lập tức, cộng đồng mạng phát hiện cậu này lấy ảnh từ một trang dậy nấu ăn trên mạng.
B4INREMOTE-aHR0cHM6Ly80LmJwLmJsb2dzcG90LmNvbS8tRnpEWHpFNTE1WFUvVnlUVnFXOXVnQUkvQUFBQUFBQUFjVFUvVjRZWmpwUE84VkFvdlh6dXJBS2t3UnNqM1NLSWtUVzhRQ0tnQi9zMzIwL0RMVi1uZyUyNUUxJTI1QkIlMjVBNXktdCUyNUUxJTI1QkElMjVBMW8ucG5n

Vì không dễ để chụp ảnh cá chết hàng loạt trên các bãi biển để tạo hiệu quả truyền thông, không ít những bức ảnh lấy từ nhiều nguồn khác nhau đã bị sử dụng vô tội vạ. Trang “Nhật Ký Yêu Nước” đăng lại bài viết “Ai sẽ thề không phản bộ quê hương?” của nhạc sĩ Tuấn Khanh với hình ảnh minh họa cá chết hàng trắng bụng, ngập cả bãi cát, nhìn rất thương tâm. Thế nhưng, sự thật, đây là hình ảnh chụp cảnh cá chết ở hồ Michigan (Mỹ) vào năm 2008. Hình ảnh này đã được share đi trên nhiều trang mạng và nhiều facebook cá nhân.
B4INREMOTE-aHR0cHM6Ly8zLmJwLmJsb2dzcG90LmNvbS8tZ1pncXpNREVvTjQvVnlUVnB3alBuNUkvQUFBQUFBQUFjVE0vTGRHX2lOQjFDbE1JR2dFd2lRY2FyOWIzejBELVdSSmZBQ0tnQi9zMTYwMC9OS1lOLWMlMjVDMyUyNUExLWNoJTI1RTElMjVCQSUyNUJGdC0zMDB4MTQ1LnBuZw==
Ảnh cá chết đăng trên Nhật Ký Yêu Nước minh
 họa bài viết của nhạc sĩ Tuấn Khanh
B4INREMOTE-aHR0cHM6Ly8yLmJwLmJsb2dzcG90LmNvbS8tbUpYV3lXbTdwc3cvVnlUVnFLTGNqN0kvQUFBQUFBQUFjVFEvNi1lMXNBb2VCeGtpd3ltR0ZEaHlUanFod1lXZ0tvRE1nQ0tnQi9zMTYwMC9DJTI1QzMlMjVBMS1jaCUyNUUxJTI1QkElMjVCRnQtTWljaGlnYW4tMzAweDI1NS5wbmc=
Ảnh cá chết tại hồ Michigan năm 2008
Ngay cả trên một Đài truyền hình chính thống là VTC cũng đưa ra bằng chứng giả mạo về việc cá chết khi ở trong nước biển. Nhưng đến khi một nhóm phóng viên Hà Tĩnh đến phỏng vấn người dân nơi VTC quay phim thì mới lộ ra rằng VTC đã quay cảnh  cá nước ngọt được thả vào nước mặn. Thế nhưng, đến nay VTC vẫn chối quanh cho rằng mình không chịu trách nhiệm vì chỉ là người quay phim. ( http://vtc.vn/noi-them-ve-thuc-nghiem-ca-chet-trong-nuoc-bien-sau-2-phut.2.616731.htm )

Cùng lúc này, rất nhiều cuộc vận động chữ ký và lời kêu gọi biểu tình được chia sẻ trên mạng. Các bằng chứng và hình ảnh minh họa không trung thực này đã phần nào giúp thúc đẩy phong trào lan rộng. Tuy nhiên, sai trái vẫn cứ là sai trái, chúng ta không thể tạo một phong trào hướng tới điều tốt đẹp lại dựa trên các bằng chứng ngụy tạo. Aristotle đã nói: “Một nền dân chủ sẽ thất bại vì sự dối trá” (“Chính trị luận”), tức là nếu chúng ta thúc đẩy và xây dựng một nền dân chủ mới, thì phải loại bỏ mọi yếu tố dối trá.  Tôi mong rằng những người đã sử dụng các minh họa nguy tạo hay thông tin sai lệch sẽ gỡ bài xuống, trả lại sự trong sạch cho phong trào.
Thông qua hiện trạng ngụy tạo thông tin và hình ảnh này, ta có thể thấy rằng truyền thông chính thống và mạng xã hội đang bị lạc hướng mỗi khi trào lên một cơn thủy triều dư luận nào đó, đặc biệt là trước những nguy cơ thảm họa. Khi thảm cảnh diễn ra, chính quyền không biết làm gì và nhiều người dân thì phẫn nộ, hoang mang đến mức mù quáng, không thể phân biệt được những thông tin thật giả.
Sự việc cá chết ở ven biển miền Trung, bắt đầu khởi phát từ khu vực Vũng Áng và bắt đầu lan rộng xuống phía Nam là điều không thể chối cãi. Hiểm họa môi trường do chất xả thải từ Formosa cũng không thể chối cãi. Chúng ta cần nhất hiện nay là những bằng chứng khoa học để giải quyết vấn đề và truy cứu trách nhiệm chứ không cần những cơn lên đồng tập thể. Chúng ta chê trách chính quyền là hèn nhát và né tránh, nhưng chính chúng ta cũng không thể làm tốt hơn ngoài việc lên tiếng và ký tên.
Vì vậy, tôi xin đề xuất các phương án sau:
  1. Đối với những người tham gia tuần hành vì môi trường
  • Chỉ tập trung vào các thông điệp yêu cầu chính quyền minh bạch và điều tra thông tin
  • Tránh các thông điệp mang tính cáo buộc vào Formosa hay Trung Quốc, bởi vì chúng ta chưa có đủ bằng chứng khoa học để chứng minh.
  1. Đối với truyền thông báo chí và mạng xã hội
  • Trước hết, tôi rất mong các bạn gỡ bỏ những thông tin và hình ảnh không đúng sự thật. Bởi vì khi sự việc này được đưa vào hồ sơ của các phiên tòa, những hình ảnh và thông tin ấy sẽ được sử dụng làm bằng chứng, và có khả năng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến vụ kiện.
  • Thay vì chỉ nên công kích, báo chí và truyền thông nên hướng tới việc kêu gọi trợ giúp những người ngư dân ở biển miền Trung.
  • Để có một phong trào vận động dân sự lành mạnh, tôi mong các bạn sử dụng những hình ảnh, thông tin và phát ngôn trung thực, không bóp méo, không nhập nhằng, cụ thể từng chi tiết để chính quyền và người dân nắm rõ vấn đề.
  1. Đối với các nhà khoa học
  • Tôi rất mong các nhà khoa học (dù với tư cách chính thống, tổ chức dân sự hay cá nhân) mau chóng khám nghiệm và công bố kết quả xét nghiệm mẫu nước biển, mẫu cá chết ở các khu vực biển miền Trung. Như đã nói ở trên, hiện nay chúng ta cần nhất là các chứng cứ.
  • Nguyên nhân tử vong của người thợ lặn đến nay vẫn chưa làm rõ. Vậy nên, kết quả xét nghiệm tử thi cần được công bố để có thêm chứng cứ.
  • Đưa ra các thông tin khoa học chính xác để xác định vùng nhiễm độc ở biển thay vì để tình trạng hoang mang thiếu định hướng như hiện nay
  1. Đối với các tổ chức xã hội dân sự
  • Thúc đẩy chính quyền minh bạch thông tin liên quan đến sự việc cá chết
  • Vận động gây quỹ để ủng hộ ngư dân miền Trung, nghĩ ra các phương án giúp người dân miền Trung giải quyết khó khăn do thất thu từ ngành thủy hải sản và du lịch trong mùa hè này.
  • Kêu gọi quốc tế tham gia một cách đúng mực bằng việc cung cấp các thông tin chuẩn xác và trung thực về sự việc cá chết và phản ứng của chính quyền.
Các bạn có thể cho rằng đây là những việc làm của chính quyền. Nếu các bạn muốn xây dựng một không gian dân sự lớn mạnh và có tiếng nói tác động đến toàn dân cũng như chính quyền, hãy chững minh rằng chúng ta hoạt động hiệu quả hơn chính quyền.
Tô Lông
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us

Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.