Ảnh hưởng của Nga đối với Azerbaijan thực sự đã đem lại lợi ích cho Armenia
Armenia và Azerbaijan đã đồng ý một thỏa thuận ngừng bắn có hiệu lực từ trưa ngày 05/4 và hòa bình đã “phần lớn được phục hồi”.
Tuyên bố của hai quốc gia khiến các bên liên quan khá bất ngờ, bởi từ khi cuộc xung đột bắt đầu đến khi thỏa thuận ngừng bắn có hiệu lực, lực lượng vũ trang Azerbaijan với sự chuẩn bị và trang bị tốt hơn đã giành những thắng lợi nhất định và giành được phần đất không nhỏ từ tay người Armenia.
Khó khăn cho thỏa thuận hòa bình là Azerbaijan sẽ từ chối trao trả lại phần lãnh thổ vừa giành được và người Armenia cũng chắc chắn không chấp nhận việc phân định lại đường ranh giới.
Bản đồ chiến sự Nagorno-Karabakh (Phần gạch chéo là lãnh thổ Azerbaijan giành được từ tay người Armenia) |
Tuy nhiên, Nga đã có thể sắp xếp một thỏa thuận ngừng bắn trên cơ sở những thỏa thuận mới về kiểm soát đường ranh giới.
Về khía cạnh quân sự, cuộc xung đột kéo dài 4 ngày chủ yếu là một cuộc chiến tranh của pháo binh và chiến hào và máy bay không người lái UAV.
Phần lớn các loại vũ khí mới được cả hai bên sử dụng đều do Nga chế tạo.
Armenia là một thành viên của Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể (CSTO) do Nga đứng đầu (Azerbaijan cũng là thành viên nhưng đã rời khỏi tổ chức này năm 1999) và Nga đang đặt 2 căn cứ quân sự quan trọng tại quốc gia này.
Moscow thường xuyên bán vũ khí cho Armenia với hình thức cho nợ và được hoàn trả trong nhiều năm với lãi suất rất thấp.
Trong khi đó, Azerbaijan ngày càng trở nên giàu có sau những năm giá dầu tăng cao, họ có khá nhiều tiền để chi tiêu cho quốc phòng. Họ đã cố gắng mua một số loại vũ khí công nghệ cao hiện đại.
Và quốc gia hưởng lợi lớn nhất từ chính sách quốc phòng của Azerbaijan chính là Nga. Đến năm 2013, Azerbaijan đã bỏ ra 4 tỷ USD để mua vũ khí từ Moscow, chiếm 85% ngân sách mua vũ khí trong giai đoạn từ 2011 đến 2015 của Azerbaijan.
Những vũ khí Azerbaijan mua được từ Nga bao gồm cả hệ thống tên lửa phòng không S-300, trực thăng Mi-35, xe tăng T-90, tên lửa chống tăng Kornet và pháo tự hành Msta-S 152 mm.
Thực tế này khiến những quan điểm coi tình hình địa chính trị ở vùng Caucasus là đơn giản trở thành những tư duy ngây thơ và không có căn cứ.
Đồ thị chi phí mua vũ khí ở Nam Caucasus từ 1992 – 2014 (Azerbaijan – xanh lá cây; Armenia – đỏ) |
Armenia liên kết chặt chẽ với Nga và Azerbaijan liên kết chặt chẽ với Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy nhiên, nếu Armenia và Thổ Nhĩ Kỳ xem nhau như kẻ thù thì điều đó không đúng với Nga và Azerbaijan.
Trên thực tế Nga và Azerbaijan đã làm việc chăm chỉ để duy trì mối quan hệ về lợi ích cho cả hai quốc gia.
Điều đó có nghĩa là Nga có những ảnh hưởng nhất định ở cả Yerevan và Baku và họ đã sử dụng ảnh hưởng này để đạt được một thỏa thuận ngừng bắn cần thiết.
Bản đồ Nagorno – Karabakh sau cuộc xung đột 1994 ( lãnh thổ Azerbaijan giành lại màu vàng nhạt) |
Mặc dù Armenia có thể cảm thấy đôi chút “chạnh long” vì Nga vẫn duy trì những liên kết thương mại vũ khí với Azerbaijan. Nhưng nếu Moscow sử dụng liên kết này để dàn xếp với Baku trong khi người Armenia vẫn giữ được phần lớn lãnh thổ Nagorno-Karabakh. Người Armenia thực sự không có nhiều điều để phàn nàn với người Nga.
Cuối cùng, 4 tỷ USD và những thương vụ mua bán vũ khí càng làm tiếng nói của của người Nga ở Caucasus thêm sức nặng.
Phong Lan