Bệnh trĩ thật chất là sự phồng lớn của các tĩnh mạch trĩ nằm ở quanh ống hậu môn do hệ tĩnh mạch bị suy yếu, tạo nên búi trĩ. Bệnh trĩ biểu hiện qua các triệu chứng chính như: Chảy máu, sa búi trĩ, ngoài ra có thể kèm đau, ngứa, rát hậu môn. Một số triệu chứng rõ rệt nhất là đi cầu ra máu. Vậy đi cầu ra máu là bệnh gì và có nguy hiểm hay không ? Cách điều trị ra sao.
Đi cầu ra máu là dấu hiệu rõ rệt nhất của bệnh trĩ
Bệnh trĩ chia ra làm hai loại chính là bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại
Bệnh trĩ cần được phát hiện ở giai đoạn sớm để chữa trị hiệu quả. Muốn vậy, các bạn cần chú ý tới các dấu hiệu bệnh trĩ như sau:
Ở cấp độ 1 và cấp độ 2 thường xuất hiện các biểu hiện chính là cảm giác đau kèm theo chảy máu khi đi đại tiện; vùng hậu môn bị ngứa, tiết dịch ẩm ướt gây viêm da xung quanh hậu môn.
dấu hiệu bệnh trĩ ngoại
Cảm giác đau do bệnh trĩ ở giai đoạn đầu có dấu hiệu phát triển nặng hơn theo thời gian. Có khi xuất hiện búi trĩ lòi ra ngoài khi đi đại tiện hoặc do vận động mạnh gây áp lực lên hậu môn. Bên cạnh đó, tình trạng bị viêm nhiễm về mặt hậu môn dẫn đến lở loét, có mủ và có thể gây rò hậu môn.
Nếu là bệnh trĩ ngoại giai đoạn đầu sẽ có các biểu hiện sưng to ở nếp gấp. Tình trạng viêm nhiễm liên tục xảy ra xung quanh hậu môn. Kèm theo đó là tình trạng hậu môn bị chai cứng dễ gây kích thích, co thắt co vòng và gây ra đau nhức.
Đặc điểm dễ nhận biết khi mắc bệnh trĩ nội
Xuất phát ở bên trên đường lược.
Bề mặt là lớp niêm mạc của ống hậu môn.
Không có thần kinh cảm giác nên rất khó để biết.
Diễn tiến và biến chứng: đi cầu ra máu, sa, nghẹt, viêm da quanh hậu môn.
Đặc điểm khi mắc bệnh trĩ ngoại
Xuất phát bên dưới đường lược.
Bề mặt là lớp biểu mô lát tầng.
Có thần kinh cảm giác.
Trường hợp bị trĩ nội mức độ cao nhất tức là búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu, phải đẩy mới lên được. Nguyên nhân có thể do bạn đã quá cố gắng để đi tiêu trong lần bị táo bón trước. Để điều trị bệnh trĩ, có thể dùng phương pháp phẫu thuật hoặc điều trị nội khoa bằng thuốc uống và thuốc đặt hậu môn nếu bệnh có kèm theo viêm nhiễm.