Đáp Lại Bài ViẾt ChuyỆn Cá ChẾt Và HỘi ChỨng Đám ĐÔng Của LÊ QuỐc Vinh
Friday, May 6, 2016 4:20
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo
Tran Thi Bich Loan
International Vietnamese Academics Network
“Trong cuốn “Tâm lý học đám đông” nổi tiếng, Gustave Le Bon, nhà tâm lý học xã hội người Pháp, cho rằng những đám đông luôn bị vô thức tác động, họ xử sự như người nguyên thuỷ, người dã man, không có khả năng suy nghĩ, suy luận, mà chỉ cảm nhận bằng hình ảnh, bằng sự liên kết các ý tưởng, họ không kiên định, thất thường, và đi từ trạng thái nhiệt tình cuồng loạn nhất đến ngây dại ngớ ngẩn nhất. Vả lại, do thể tạng của mình, những đám đông ấy cần có một thủ lĩnh, một người cầm đầu, kẻ có thể dẫn dắt họ và cho bản năng của họ một ý nghĩa (Wikipedia). Khối người chỉ trích Le Bon, nhưng học trò xuất sắc nhất, Adolf Hitler đã vận dụng lý thuyết này tài tình đến độ từ một kẻ thất bại trong nghệ thuật trở thành một kẻ dẫn dụ cả nước Đức, một trong những dân tộc thông minh nhất, lôi một nửa thế giới vào vòng chiến tranh thảm khốc. Và hôm nay, tiếc thay, khi mạng xã hội thống trị truyền thông thì lý thuyết của Gustave Le Bon lại càng ngày càng đúng” (Le Quoc Vinh – Chuyện Cá Chết và Hội Chứng đám đông).
Đoạn viết trích dẫn này của Tác giả trong bài viết của mình hàm ý tính phản động và Quân phiệt trong tư tưởng của Le Bon. Tôi không đọc Le Bon mà tôi dựa vào những gì tác giả viết. Tôi không biết tư tưởng của ông Le Bon như thế nào, nhưng theo tất cả những gì bài viết trích dẫn tư tưởng của Le Bon thì Tác giả chỉ trích dẫn phần nhằm phục vụ mục tiêu chỉ trích yếu tố Tiêu Cực mà một đám đông gây ra. Tuy nhiên, tác giả lại yêu cầu trong bài viết của mình là: “Với các nhà báo, kể cả những người làm truyền thông trên mạng xã hội giống như các nhà báo, nên hiểu rằng, một ý tưởng thiên vị nhỏ trong cách mà họ đưa tin đều có thể tác động rất lớn đến tầng lớp thị dân và những người nông dân cảm tính. Từ khi chập chững học làm báo, các thầy giáo của tôi ở Hoa Kỳ và Australia đều dạy rằng, nhà báo buộc phải đưa tin một cách khách quan, chỉ nêu hiện tượng, sự kiện, mà không bình luận. Nếu muốn bình luận, chỉ có thể trích lời bình luận từ những nguồn xác tín. Tôi mong họ cũng như nhà báo Nguyễn Phạm Thu Uyên, đang trực tiếp đưa tin từ Vũng Áng, Hà Tĩnh, không thiên vị, không đóng dấu ấn cá nhân, chỉ có tường thuật những gì mình nhìn thấy”. Tác giả yêu cầu sự khách quan từ người khác, nhưng tôi lại thấy bài viết này của tác giả đang thiên lệch về ý nghĩa tiêu cực của việc hình thành một đám đông cuồng nộ.
Với đoạn trích về tư tưởng của Le Bon, tôi thấy hiện rõ lên rằng Le Bon coi Con người là Thiếu Ý thức và hành xử như xúc vật. Bất cứ nhà lãnh đạo nào thiếu nhân tính, áp dụng lý thuyết này đều trở nên Độc Đoán, Tàn bạo và Tạo ra sự Hủy diệt đầy Thảm Khốc! Bài viết nói rằng Hitler thành công là một điều đáng ca ngợi thay vì nhìn nhận khách quan về những hành động và việc làm của Hitler trong quá khứ; cũng như bài viết chỉ nói lên khía cạnh Tiêu cực của một đám đông mà không nói khách quan về việc hình thành đám đông sẽ mang lại những ích lợi gì.
Hơn nữa, Hội chứng đám đông xuất hiện khi người ta không biết lợi ích của người ta có bị thiệt hại thật hay không mà cứ hùa vào, a dua theo, la ó, kêu gào theo. Còn ở đây, tất cả mọi người ý thức rất rõ những Hiểm họa tiềm tàng đến đời con đời cháu, họ không biết bất cứ khi nào họ cũng có thể mắc những căn bệnh quái ác như: tâm thần, bại liệt, quái thai, ung thư… truyền kiếp, mỗi người không cần ai kêu gào mà tự họ ý thức rằng họ đang phải chịu 1 thảm họa tương tự như thảm họa thiên tai, lũ lụt, động đất hay chiến tranh, vũ khí giết người hàng loạt hay khủng bố vậy; thì tức là họ rất có ý thức rằng mình đang bị đe dọa. Mức độ phản ứng của họ mạnh yếu phụ thuộc vào cảm nhận và đánh giá của họ về mức độ thiệt hại, nguy hiểm gây ra; trí thức lại càng nhìn rõ hiểm họa hơn. Như vậy, giả thiết tồn tại Hiệu ứng đám đông không vững chắc thì bài viết này dễ bị bác bỏ, hay vô giá trị. Chính quyền càng không hành động và thời gian càng kéo dài, đánh giá thiệt hại của người ta càng lớn và càng phản ứng mạnh. Chính quyền vào cuộc kịp thời thì đánh giá thiệt hại của người ta sẽ thay đổi và hành vi cũng thay đổi theo. Nên nhớ, con người ra quyết định dựa vào Chi phí biên và lợi ích biên. Đây là cách liên kết rất logic giữa Chính quyền – người dân. Chứ như bài viết này nói: Dân lên đồng tập thể và Chính quyền lúng túng là hoàn toàn Phản thực tế, và không thuyết phục.
Có lẽ anh Vinh buộc phải viết bài viết này. Không có quá nhiều ví dụ xác đáng để ủng hộ lập luận của anh. Cho nên, anh lấy ví dụ về thí nghiệm 2 con cá chết và biện luận về thí nghiệm này. Thực sự, trong tất cả thông tin tôi quan tâm, tôi không quan tâm đến thí nghiệm 2 con cá chết. Tôi nghĩ anh cũng hiểu cái khó khi viết một bài viết có sức thuyết phục trong hoàn cảnh ít bằng chứng ủng hộ, cho nên những bằng chứng xác đáng hơn đưa tin khách quan hơn bị lờ đi. Tôi không biết mình có bị coi là phần tử đám đông không khi tôi tìm thông tin từ những nguồn tin khách quan, xác đáng và khoa học. Tôi dẫn chứng những nguồn tin đó ra đây:
(1) Thợ lặn của Formosa bị chết và đuổi việc
(2) Quan chức phát ngôn của Formosa bị đuổi việc và nói rằng: Người dân Việt Nam phải lựa chọn Cá tôm hay là nhà máy Thép hiện đại
(3) Lịch sử gây ô nhiễm của Formosa: Mỹ, Capuchia, EU
(4) Formosa còn tồn dư 3000 tấn thải kim loại nặng
(5) Việc nhập khẩu 300 tấn hóa chất độc hại của Formosa
(6) Phát hiện đường ống xả thải, nước thải tuôn trào, người thợ lặn tử vong
(7) Cá chết trong thời gian Formosa xả thải
(8) Kỹ sư làm việc tại Formosa tiết lộ về quy trình xử lý chất thải một cách gian giảo của Formosa
(9) Các hóa chất phát hiện trong nước rất phù hợp với hoạt động khai thác và sản xuất của Formosa
(10) Các hoạt động biểu tình của Người Nhật với căn bệnh Minamata phản ánh ý thức người dân Nhật
(11) Các hoạt động biểu tình tại Đài Loan, Mỹ, Úc…của người dân ủng hộ người dân Việt nam trong thảm họa ô nhiễm Môi trường
(12) Hành vi mua chuộc báo chí của Formosa trong thời gian gần đây
(13) Không thể vào kiểm tra trực tiếp Formosa trong thời gian trước 30/4
(14) Cá biển chết gần hết mà Lê Quốc Vinh vô tâm nói là chẳng đáng bao nhiêu
Là một người trải đời, học sâu như anh, có lẽ anh hiểu tính thiếu thuyết phục và không hợp lý trong bài viết của mình; Xuất phát từ lý thuyết ban đầu không được trích dẫn khách quan đầy đủ gây ra sự phẫn nộ, bức xúc cùng với những điều kiện tồn tại và hình thành đám đông bị lung lay và không vững chắc. Hơn nữa, sự thiên vị và thiếu khách quan trong bài viết của anh khi không nói về Lợi ích của một đám đông vô hình chung phản bác đòi hỏi của anh về việc Truyền thông cần phải khách quan hay đòi hỏi của anh về Nhóm trí thức phải tìm nguồn thông tin chính thống trong khi ai cũng biết rằng Thông tin được cấp phép hiện nay là thông tin sai lệch, ví dụ:
(1) Cá chết là do Thủy triều đỏ, sau đó bác bỏ
(2) Lãnh đạo xuống tắm biển và ăn cá, sau đó cá tiếp tục chết và trôi vào bờ; ai cũng rỉ tai nhau đừng nghe lãnh đạo
(3) Hoạt động cấp phép đầu tư cho Formosa không minh bạch và vi phạm nhiều nguyên tắc của Việt Nam
(4) Sự chẫm trễ, bàng quan và không lấy mẫu nước thải ngay tại đầu ống xả của Formosa cho thấy sự Mị dân, quan liêu trong hành xử của các nguồn thông tin chính thống.
(5) Chúng ta có nhiều tiến sĩ giáo sư, nhưng không thể kiểm nghiệm và buộc phải thuê chuyên gia nước ngoài. Vậy liệu có đáng tin các nguồn tin từ những nhà tiến sĩ giáo sư này hay không?
…
Còn nhiều, tôi xin các bạn bổ sung hộ tôi.
Tuy nhiên, cũng là con người, anh đứng ở giữa Chính nghĩa và Không chính nghĩa. Anh muốn đứng về phía chính nghĩa, muốn hòa mình vào dòng người và hô vang khẩu hiệu: Người dân yêu biển, yêu cá không cần nhà máy. Nhưng có lẽ anh luôn bị giám sát, có cái khó mà anh không thể nói bằng lời.
Bài viết này có lẽ sẽ ủng hộ và củng cố sự ù lì của nhóm người C: mà mọi người vẫn nói trêu là “đám đông lờ nhờ”. Nhưng bài viết này mà rơi vào nhóm người A: gọi là Những người Chính nghĩa và hành dộng Duy lý thì có lẽ sẽ bị xé tan tành, nát vụn. Tuy nhiên, nhóm người B: là Đám đông Vô thức đang mắc phải Hội chứng đám đông thì luôn luôn dò la, chờ đợi Kết quả thay đổi hành vi của Nhóm A, nhưng kết quả thật bi đát.
Bởi vậy, chúng ta hãy tập trung vào vấn đề hiện tại: Ô nhiễm Biển, Cá chết và Truy tìm đúng Thủ phạm.
Một câu hỏi kết bài tôi đặt ra cho cả dân tộc:
Liệu rằng Biển Việt Nam có là bãi xả thải của Formosa? (3000 tấn chất thải trong quá khứ không biết thải đi đâu)
Liệu rằng Con cháu Việt Nam có rơi vào thảm họa chất độc da cam thứ 2? (chiến tranh không cần vũ khí, hãy nhớ lại những thảm họa chiến tranh xưa?)
Liệu rằng Formosa có đang cười nhạo chúng ta?
Liệu rằng chúng ta có đúng là đang bị đối xử như là xúc vật đúng như Tư tưởng của Le Bon đã được trích dẫn hay không?
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us
Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo