ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Khám phá sức mạnh trực thăng siêu biến hình của Mỹ
Tuesday, May 3, 2016 21:27
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Trung tuần tháng 4, khi chứng kiến đồng minh thân cận Nhật Bản chịu hậu quả nặng nề do động đất, Mỹ đã điều bốn chiến trực thăng vận tải đa năng V-22 Osprey, được mệnh danh là “chim ưng biển”.

Theo CNN, “siêu phẩm” này được đưa vào thực hiện nhiệm vụ cứu trợ thiên tai sau khi thế giới chứng kiến các tỉnh miền nam Nhật Bản liên tiếp phải hứng chịu loạt trận động đất mạnh gây thiệt hại nặng nề về người và của trong tháng 4 vừa qua.

Quân đội Mỹ nhanh chóng điều động nhiều trang thiết bị hiện đại giúp đỡ Nhật Bản cứu trợ các nạn nhân của thảm hoạ động đất, trong đó có 4 trực thăng vận tải đa năng hạng nặng V-22 Osprey.

  Khám phá sức mạnh trực thăng siêu biến hình của Mỹ - Ảnh 1

Cận cảnh Chim ưng biển V-22 Osprey của Mỹ

Từ năm 1983, bộ Quốc phòng Mỹ đã chi tiền nghiên cứu một loại máy bay phản lực đặc biệt có thể hoạt động ở những địa hình nhỏ hẹp, từ trong rừng rậm cho đến các đường băng ngắn và các tàu sân bay trực thăng nhỏ. Vậy nên khi “chim ưng biển” ra đời, nó đã đáp ứng được tất cả yêu cầu đó.

Trực thăng V-22 Osprey sở hữu chiều dài 17,5 m, chiều rộng 25,8m, trọng lượng cất cánh tối đa 27,4 tấn và tầm hoạt động 1.600 km. Chiếc máy bay này có thể chở theo 24 binh sĩ, 9 tấn hàng hóa, khí tài quân sự và mang theo 32.500 lít nhiên liệu.

Sau một thời gian dài thử nghiệm về độ vận tải của “chim ưng biển”, Mỹ đã chính thức sử dụng V-22 Osprey trong việc chở quân lên tàu sân bay, kết thúc nhiệm vụ hơn mười năm của trực thăng vận tải C-2A từ năm 2015.

  Khám phá sức mạnh trực thăng siêu biến hình của Mỹ - Ảnh 2

V-22 Osprey còn linh động khi tham gia cứu hộ

Với khả năng chuyên chở khối lượng hàng hóa lớn cùng độ linh hoạt khi có thể cất và hạ cánh ở các địa hình phức tạp, V-22 Osprey được quân đội Mỹ thường xuyên sử dụng trong các chiến dịch cứu nạn đặc biệt.

Đáng chú ý, V-22 Osprey có khả năng di chuyển linh hoạt ở tầm thấp, dễ dàng tiếp cận các khu vực bị cô lập để viện trợ hàng hóa cũng như tìm kiếm nạn nhân. Chính sự linh hoạt này giúp “chim ưng biển” tăng tốc để ứng cứu khẩn cấp khi nhận được thông tin từ sở chỉ huy mặt đất.

Theo các chuyên gia quân sự, “chim ưng biển” V-22 Osprey là sản phẩm trực thăng hoàn hảo của Mỹ, kết hợp những chức năng của máy bay trực thăng và máy bay phản lực. Chiếc máy bay này có tính năng vượt trội khi ở độ cao đáng kể so với mực nước biển, vỏ động cơ có khả năng tự chuyển đổi thành tuabin phản lực cánh quạt tốc độ cao. Thêm nữa, hai cánh quạt có thể gấp lại gọn gàng, giúp thuận tiện trong việc bảo quản.

Theo tạp chí quốc phòng Defence, điểm đặc biệt nhất của “chim ưng biển” là có khả năng tự động xoay cánh quạt và dùng lực nâng của hai cánh chính để hạ cánh an toàn, trong khi các trực thăng khác vẫn phải quay cánh quạt trong lúc hạ cánh.

Thêm vào đó, sự cơ động của V-22 Osprey được thể hiện khi chiếc trực thăng này dễ dàng xoay một góc 90 độ để vừa có thể cất cánh thẳng đứng như trực thăng, lại vừa có thể bay nhẹ nhàng như một máy bay động cơ cánh quạt thông thường.

  Khám phá sức mạnh trực thăng siêu biến hình của Mỹ - Ảnh 3

Chim ưng biển có thể cụp, xòe cánh cơ động

Nhờ trang bị hai động cơ có công suất cao, V-22 Osprey đạt vận tốc tối đa 510 km/h ở chế độ phản lực, 184 km/h ở chế độ trực thăng. Hiện nay trên thế giới, V-22 Osprey cũng là máy bay duy nhất có thể chuyển đổi chế độ bay từ trực thăng sang phản lực cánh quạt chỉ trong 16 giây.

Ngoài ra, “chim ưng biển” còn được tích hợp cảm biến báo động cho phi công nhận diện và đáp trả bất cứ mối đe dọa nào trong phạm vi nhất định. Không những thế, V-22 Osprey được trang bị đầy đủ các thiết bị điện tử hỗ trợ phi công, từ bản đồ màu kỹ thuật số, va li chiến tranh để nhận diện tên lửa đối phương cho đến hệ thống radar, tia laser…

Theo trung tướng Eric Ropella của bộ Tư lệnh tác chiến không quân Mỹ, tới đây “chim ưng biển” sẽ tích hợp tên lửa hạng nặng để tăng khả năng chiến đấu. Tướng Eric hé lộ: “V-22 Osprey có 2 sải cánh có đường kính 12m, vũ khí không thể lắp đặt trên giá treo của cánh máy bay.

Vì vậy, việc phát triển biến thể cường kích V-22 chỉ có thể đi theo phương án đã làm với biến thể cường kích AC-130. Theo đó, hệ thống vũ khí, đạn dược được đặt trong khoang thân máy bay. Chúng tôi dự định phát triển V-22 Osprey dùng hỏa lực không đối đất.

Cùng với đó, V-22 Osprey có thể được tích hợp thêm khả năng tiếp dầu trên không và chỉ huy kiểm soát đường không”. Nhưng chi tiết cụ thể về kế hoạch này hiện chưa được công bố.

Mỹ chính thức khởi động quá trình nghiên cứu và phát triển hệ thống V-22 Osprey từ năm 2008, chương trình sản xuất “chim ưng biển” đã “ngốn” khoảng 56 tỷ USD của chính phủ Mỹ, và có giá khoảng 100 triệu USD/chiếc. Mỗi giờ bay, V-22 Osprey tiêu tốn của quân đội Mỹ 10.000 USD.

Phương Anh

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.