ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Mục đích thực khi Mỹ và NATO đem 4.000 quân tới Baltic đe Nga
Wednesday, May 4, 2016 21:42
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


NATO quyết định triển khai 4 tiểu đoàn vũ trang tới các nước vùng Baltic và Ba Lan là động thái phủ đầu chống lại Nga có thể dẫn tới sự leo thang nguy hiểm của tình trạng chiến tranh lạnh.

Ngày 29/4, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Work đã xác nhận quy mô của đợt triển khai lực lượng lần này của NATO gồm 4 tiểu đoàn, mỗi tiểu đoàn gồm 4.000 quân, đồng thời khẳng định động thái này của NATO nhằm đáp trả các hoạt động quân sự ngày càng mạnh mẽ của Nga xung quanh Lithuania, Latvia và Estonia.

Với những căng thẳng hiện nay trong quan hệ giữa phương Tây và Nga, hành động này giống như một lời cảnh báo để Moscow không làm trầm trọng thêm tình hình dọc theo biên giới của các nước vùng Baltic.

  Mục đích thực khi Mỹ và NATO đem 4.000 quân tới Baltic đe Nga - Ảnh 1

Cuộc tập trận mang mật danh “Baltops-2015” trên biển Baltic của NATO

Tuy nhiên, bất chấp những lo ngại trước đây về sự xâm lược của Nga có thể có trong các nước vùng Baltic, mối đe dọa Nga ở Baltic đã bị phóng đại rất nhiều. Hơn nữa, dân số của nhiều quốc gia châu Âu từ lâu đã phản đối việc đưa quân đội về phía Đông.

Vậy tại sao NATO đưa ra động thái này?

Ngày 03/02, RAND (tổ chức phi lợi nhuận ở Mỹ chuyên nghiên cứu về các vấn đề quân sự, an ninh, chiến tranh…) công bố một kết quả nghiên cứu cho rằng Nga chỉ cần 36 giờ để khiến NATO và Mỹ thất trận nếu xảy ra chiến tranh tại Baltic.

Đây là một dự báo đáng thất vọng đối với phương Tây. Và trong bối cảnh này, những nỗ lực tăng cường quân đội của NATO tại Baltic chỉ đơn thuần là hành động phô trương, cho có vẻ tương xứng với sức mạnh quân sự của Nga và trấn an các quốc gia vùng Baltic.

Bởi nếu Washington và các đồng minh NATO thực sự lo ngại một cuộc tấn công của Nga, ít nhất họ phải thiết lập căn cứ quân sự trong tất cả các nước vùng Baltic.

Hơn nữa, Moscow gần như không thể mang lại nguy hiểm cho Latvia và Estonia, và đặc biệt là không chống lại Lithuania và Ba Lan.

Điện Kremlin có lợi ích rất cụ thể ở các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ mà không cần có bất kỳ tác động nào tới chủ quyền của các nước này.

Đầu tiên, Nga muốn bảo đảm các quyền của người nói tiếng Nga ở những nước này, trước hết ở vấn đề ngôn ngữ và quốc tịch.

Thứ hai, Nga muốn cải thiện vận tải đường bộ giữa các nước vùng Baltic và thành phố Kaliningrad, nằm ở khu vực Kaliningrad của Nga, được bao quanh bởi các biển Baltic, Ba Lan và Lithuania.

  Mục đích thực khi Mỹ và NATO đem 4.000 quân tới Baltic đe Nga - Ảnh 2

Lãnh thổ hải ngoại Kaliningrad của Nga mang ý nghĩa quan trọng về chính trị, quân sự.

Ngoài ra, Nga không có khả năng tấn công các quốc gia vùng Baltic.

Thật vậy, trong trường hợp của một cuộc xung đột thực sự, các bên sẽ buộc phải sử dụng khả năng hạt nhân của họ trong giai đoạn đầu của cuộc chiến. Và tất nhiên là Moscow cùng Washington đều không muốn sử dụng loại vũ khí khủng khiếp này.

Vũ khí hạt nhân chỉ đóng vai trò răn đe và cũng là vật cản lớn nhất để một cuộc đối đầu toàn diện Nga – NATO không thể xảy ra.

Do đó, lý do thực sự cho sự gia tăng sự hiện diện của quân đội NATO tại các nước vùng Baltic là vì lý do chính trị.

Hành động lần này chứng tỏ 3 cường quốc trong NATO là Mỹ – Anh – Đức đã sẵn sàng làm việc cùng nhau, cùng đóng góp cho hội nhập châu Âu – Đại Tây Dương.

Đồng thời, những hành động này đang buộc Kremlin cần quyết đoán hơn trong quan hệ với 3 quốc gia này.

Hơn nữa, việc gửi thêm quân tới các nước vùng Baltic sẽ củng cố vị trí của những người nắm quyền ở các nước Baltic. Các chính trị gia có thể chủ động khai thác các mối đe dọa quân sự của Nga phục vụ cho mục đích riêng của họ.

  Mục đích thực khi Mỹ và NATO đem 4.000 quân tới Baltic đe Nga - Ảnh 3

Tuy nhiên, việc tăng cường quân đội sẽ mang lại những khó khăn nhất định cho các nước Baltic.

Chi tiêu quốc phòng sẽ tăng lên, mặc dù Washington, Berlin, London trả tiền lương cho quân đội của họ, Tallinn, Riga và Vilnius vẫn sẽ phải chia sẻ các chi phí cần thiết cho việc duy trì cơ sở hạ tầng quân sự của họ.

Ngân sách quốc phòng của các quốc gia vùng Baltic sẽ phát sinh khoản chi phí đáng kể trong việc xây dựng lại các căn cứ không quân Amari và Zokniai.

Đặc biệt, chỉ trong ba năm qua, Tallinn đã buộc phải dành 70 triệu Euro cho căn cứ không quân Amari (khoảng 80 triệu USD ở mức giá hiện nay).

4.000 binh sĩ, những người đang quen với các tiêu chuẩn cao về chỗ ở, thực phẩm, và dịch vụ chăm sóc y tế của các cường quốc NATO, sẽ tiêu tốn của Latvia, Lithuania, Estonia không ít tiền.

Phong Lan

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.