Sự kiện NATO đưa thêm quân tới gần biên giới Nga và những dấu hiệu bất ổn từ Trung Đông tới Đông Nam Á, việc các cường quốc thấy mình đang tham gia vào một cuộc chiến tranh không còn là điều không thể
Kế hoạch tăng cường sự hiện diện quân đội ở Baltic, các cuộc tập trận của Mỹ ở vùng Vịnh Ba Tư và hành động của Trung Quốc ở Đông Nam Á chỉ là những dấu hiệu mới nhất cho thấy trật tự thế giới đã trở nên mong manh.
Trong thực tế, một cuộc chiến tranh thông thường (phi hạt nhân) giữa các cường quốc có thể trở thành hiện thực khi vũ khí hạt nhân không còn là một trở ngại.
Thực tế là nhiều nước đang đẩy mạnh ngân sách quân sự và đầu tư vào các phương tiện chiến tranh phi hạt nhân.
Lữ đoàn Không quân Mỹ trong các cuộc diễn tập quân sự Black Arrow ở Lithuania. |
Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), từ năm 2006 đến 2015, Trung Quốc đã tăng ngân sách quân sự lên 132%. Cũng trong khoảng thời gian đó, Nga tăng 91% còn Arab Saudi là 97%.
Trong khi đó, năm 2015, Mỹ vẫn là quốc gia có chi phí quân sự cao nhất, gần 600 tỷ USD mỗi năm.
Đồng thời, tổng ngân sách quân sự của 15 quốc gia – bao gồm Nga, Trung Quốc, Hoa Kỳ, châu Âu và các quốc gia ở Trung Đông – là khoảng 1,3 nghìn tỷ USD.
Với sự phát triển của công nghệ phòng thủ tên lửa, vũ khí hạt nhân với vai trò răn đe chiến lược sẽ tiếp tục suy giảm và có xu hướng chuyển dịch sang vũ khí thông thường.
Giờ đây, các loại vũ khí hạt nhân trở nên dễ bị ngăn chặn và có độ rủi ro quá cao nên Hoa Kỳ – nước tiên phong phát triển công nghệ phòng thủ tên lửa – càng tập trung nhiều hơn cho phòng thủ tên lửa và những nỗ lực giảm mối đe dọa hạt nhân”.
Trong lịch sử, răn đe hạt nhân luôn là một yếu tố quan trọng trong việc ngăn ngừa xung đột tiềm tàng giữa các quyền lực, đặc biệt là trong thời kỳ chiến tranh lạnh.
Nhưng hiện tại, Nga hầu như không có khả năng sử dụng kho vũ khí hạt nhân của mình, trừ khi có một mối đe dọa hạt nhân hiện hữu đối với toàn dân. Đây là một phần của học thuyết an ninh quốc gia của Nga.
Tương tự như vậy, Hoa Kỳ sẽ không nhắm mục tiêu đầu đạn hạt nhân vào Nga vì những lý do tương tự, mặc dù Washington không loại trừ việc sử dụng các loại vũ khí hạt nhân để bảo vệ các đồng minh.
Thực tế là hạt nhân chưa bao giờ là trở ngại cho một cuộc chiến tranh thông thường giữa các cường quốc hạt nhân, đặc biệt là cuộc chiến ủy nhiệm diễn ra ở nước thứ ba.
Một cuộc chiến tranh thông thường thường bắt đầu bằng những mối quan hệ ngày càng xấu đi giữa những cường quốc quân sự trên thế giới. Những cuộc đối đầu địa chính trị càng làm trầm trọng vấn đề.
Tiếp theo đó là những cuộc chiến không tiếng súng, sử dụng các phương tiện phi quân sự, bao gồm cả biện pháp trừng phạt và chiến dịch thông tin.
Khi công nghệ chiến tranh hiện đại tiếp tục phát triển theo những cách mới, cuộc chiến tranh thông thường giữa các cường quốc đang trở nên ngày càng nguy hiểm và không thể đoán trước.
Họ có thể nhắm mục tiêu các hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế và năng lượng, chỉ huy và kiểm soát quan trọng của đối thủ và có thể dẫn đến tàn phá cơ sở hạ tầng dân sự.
Điều này sẽ làm cho nó thậm chí còn khó khăn hơn để bản địa hoá một cuộc xung đột tiềm năng.
Mục tiêu của một cuộc chiến thông thường đôi khỉ chỉ là nhanh chóng làm tăng chi phí cho nền kinh tế và hệ thống chính trị của đối thủ.
Với những cảnh báo như vậy, các quan chức quân sự sẽ luôn cảnh giác, luôn muốn đối thủ tiềm năng bị suy yếu và kiềm chế.
Logic như vậy khiến hầu như không có khả năng mang lại hòa bình và ổn định trên thế giới.
Nhưng vấn đề ở đây không phải là xu hướng chiến tranh thông thường tốt hay không, đây chỉ đơn giản chỉ là xu hướng không thể tránh khỏi từ những bất ổn hiện tại của chính trị thế giới.
Phong Lan