Bob Kerry có xứng đáng là người đứng đầu trường đại học Fulbright VN?
Thursday, June 2, 2016 20:13
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo
Trường đại học Fulbright Việt Nam là một biểu tượng của sự hiểu biết và tin tưởng giữa hai quốc gia Việt – Mỹ. Nhưng việc bổ nhiệm thượng nghị sĩ John Kerry đang tạo ra sự nghi ngờ về lòng trung thực và sự tin tưởng.
Thượng nghị sĩ Bob Kerrey |
Đây là quan điểm của riêng mình tôi và tôi nói không nhân danh ai cả. Vâng, bạn có thể thấy câu mở đầu này thật kỳ lạ. Nó cũng kỳ lạ như việc một tội phạm chiến tranh không bị xét xử trở thành một vị chủ tịch hội đồng tín thác (tương tự như hội đồng quản trị) của trường Đại học Fulbright Việt Nam vậy.
Đối với tôi, đây không phải vấn đề về cuộc chiến tranh chống Mỹ, về việc hoà giải giữa hai quốc gia, nó cũng phải là vấn đề về trường Đại học Fulbright Việt Nam. Đó là vấn đề của lòng trung thực và sự tin tưởng lẫn nhau.
Trong diễn văn mừng ngày thành lập trường, ngoại trưởng John Kerry đã nói vào ngày 25/05/2016: “Chúng ta đã mất 20 năm để bình thường hoá quan hệ và gần 20 năm nữa để chuyển từ hàn gắn nỗi đau chiến tranh sang xây dựng. Hãy nghĩ về những gì chúng ta có thể làm được trong 20 năm tới. Bất kỳ người nông dân nào cũng sẽ nói với các bạn rằng nếu muốn thu hoạch thì bạn phải gieo hạt. Hôm nay, chúng ta đang gieo những hạt giống tốt nhất có thể nghĩ được dưới hình thức tạo ra một tổ chức cho kiến thức và học tập.”
Tôi tự hỏi là khi Bob Kerry là chủ tịch hội đồng tín thác thì chúng ta đang gieo hạt giống gì và sẽ thu hoạch cái gì. Thay vì gieo hạt giống của sự tin tưởng lẫn nhau, việc bổ nhiệm Bob Kerry đang tạo ra trong tôi sự nghi ngờ đối với các giá trị mà dựa trên đó trường đại học này được xây dựng.
Về vụ thảm sát Thạnh Phong và Bob Kerry, tôi không thấy lời nào hay hơn những điều giáo sư Nguyễn Việt Thanh, tác giả cuốn sách “The Sympathizer”, giải thưởng Pulitzer đã nói: “Ông ta đã phạm một tội ác chiến tranh mà ông ta đã thừa nhận trong hồi ký của mình. Nhóm của ông ta chắc chắn đã giết dân thường Việt Nam. Vấn đề duy nhất còn lại là ông ta có tự mình giết các dân thường hay ra lệnh giết chết họ. Là người chỉ huy một đơn vị đã giết dân thường, như tôi biết, là một tội phạm chiến tranh, và nếu như bất kỳ ai làm việc đó với người Mỹ, thì người Mỹ sẽ hiểu như vậy. Vấn đề ở đây không phải là Bob Kerrey có được tha thứ cho việc đó hay không – đó là một vấn đề riêng biệt – mà vấn đề là những người chịu trách nhiệm trong Đại học Fulbright không thể tìm ra một người nào khác xứng đáng để lãnh đạo trường. Nhu cầu tiến về phía trước của Việt Nam và nhu cầu của Hoa Kỳ bỏ lại quá khứ không cần phải dựa trên duy nhất một người”.
Bob Kerry chưa bao giờ thừa nhận mình là một tội phạm chiến tranh không bị xét xử. Ông ta cũng luôn lảng tránh trả lời về việc một binh sỹ của ông và một nhân chứng còn sống sót (cả hai người này đều không biết về lời khai của người kia) đều làm chứng rằng ông ta trực tiếp tham gia giết người và ra lệnh dồn phụ nữ, trẻ em về một chỗ và xả súng bắn. Đối với tôi, đó là sự không trung thực. Và sự không trung thực về một vụ thảm sát của một người đứng đầu một trường đại học – nơi sẽ dạy cho sinh viên các bài học về công chính và nhân đạo – là một ác mộng đối với tôi.
Khi có sự nghi ngờ về lòng trung thực của một người đứng đầu một trường đại học thì điều đó có nghĩa là ngôi trường đó không gieo những hạt giống cho sự tin tưởng lẫn nhau. Thay vào đó, nó gieo hạt giống nghi ngờ và chúng ta đều biết rằng đó không phải là “những hạt giống tốt nhất có thể nghĩ được” mà ngoại trưởng John Kerry nói. Và tất nhiên, từ những hạt giống đó, chúng ta không thể thu hoạch được những gì chúng ta mong đợi – sự tin tưởng lẫn nhau.
Tôi biết rằng ông Bob Kerry muốn hàn gắn vết thương chiến tranh – những vết thương của cả ông ấy lẫn của người Việt Nam. Tuy nhiên, tôi tự hỏi rằng ông đã bao giờ tự hỏi chính mình rằng, sự bổ nhiệm của ông ta, thực tế đã xé toạc một vết thương cũ trong tâm trí người Việt? Sự bổ nhiệm của ông ta, thực tế là đang chia rẽ người Việt trong việc phải ứng xử với nó như thế nào. Tôi không rõ ông ta có thể tìm thấy sự bình an trong tâm hồn mình khi làm nhiệm vụ đó không; thế nhưng tôi biết rằng rất nhiều người Việt đang mất đi sự bình an trong tâm hồn họ khi biết về sự bổ nhiệm đó.
Xin đừng nói với tôi hãy tha thứ cho ông ấy. Tôi không có quyền tha thứ vì quyền đó thuộc về những nạn nhân đã chết của ông ấy và những thành viên gia đình còn sống sót của họ.
Trường đại học Fulbright Việt Nam là một biểu tượng của sự hiểu biết và tin tưởng giữa hai quốc gia, và tôi hy vọng rằng sẽ có một người có một quá khứ ít gây tranh cãi hơn Bob Kerry có thể đảm nhận chức vụ của ông ấy. Không lẽ, trong 350 triệu người Mỹ và 90 triệu người Việt Nam, không có một ai có thể làm được việc đó?
Luật sư Thái Bảo Anh, khampha.vn
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us
Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo