ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Brexit đang mở đường cho Rentry – Nga gia nhập EU?
Thursday, June 30, 2016 1:27
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Trước mối quan hệ không mấy suôn sẻ giữa châu Âu và Nga, không nhiều người tin tưởng vào triển vọng gia nhập EU của Moscow. Thế nhưng Brexit sẽ là thứ giúp cho điều này thành hiện thực.

Việc Anh rời khỏi EU mở ra cánh cửa giúp Nga có thể gia nhập Liên minh gồm 27 thành viên ở châu Âu ngay từ lúc này, theo nhận định của tạp chí Fortune, Mỹ.

Giới phân tích cho rằng, Brexit là cơ hội lớn giúp tiết kiệm nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ, cho Liên bang Nga trong việc đáp ứng tất cả các tiêu chí phù hợp của Tiêu chuẩn Copenhagen để gia nhập EU như là một thành viên chính thức.

  Brexit đang mở đường cho Rentry - Nga gia nhập EU? - Ảnh 1

Tổng thống Putin.

Cơ hội của Nga

Việc Nga gia nhập EU sẽ mang lại những lợi ích to lớn và trên hết là dừng lại những biện pháp trừng phạt nền kinh tế đang nhắm vào quốc gia này. Về phía ngược lại, có thêm Nga thế chỗ cho vị trí của Anh, châu Âu có thể tận hưởng được sức mạnh kinh tế cũng như quân sự để có thể biến EU trở thành một siêu cường có khả năng ganh đua với cả Trung Quốc và Mỹ.

Khả năng cho “Rentry” (Nga gia nhập EU) có thể xảy ra trong hiện tại là hoàn toàn có cơ sở. Trong bối cảnh hiện tại căng thẳng giữa Nga và EU đang ở mức cao nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Tuần trước EU đã quyết định gia hạn các lệnh trừng đối với Moscow vì tình hình ở Ukraine thêm một năm nữa.

Điều này khiến ngành nông nghiệp của EU bị tổn thất hàng tỷ USD mỗi năm. Trong khi đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài giữa Nga và châu Âu hiện đang ở mức thấp nhất trong gần hai thập kỷ qua, giảm từ 80 tỷ USD trong năm 2013 xuống gần như bằng không vào năm ngoái.

Nếu lý do kinh tế là chưa đủ thì vấn đề quốc phòng là điều mà EU nên e ngại một cách thực sự. Các quốc gia Baltic và Ba Lan đều phải tăng cường đáng kể chi tiêu quốc phòng sau khi Nga sáp nhập Crimea năm 2014. Dù có vẻ viển vông nhưng họ ngày càng lo ngại trước một kịch bản nước Nga sẽ tiến hành xâm chiếm chính mình.

Tuy nhiên bất chấp những căng thẳng về chính trị và các biện pháp trừng phạt về kinh tế, hiện Nga vẫn là đối tác thương mại lớn thứ tư của EU và EU tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Nga. Theo số liệu của Ủy ban Châu Âu, tổng thương mại giữa hai bên năm 2015 đạt gần 209 tỷ euro.

Nếu giá năng lượng tăng trở lại (điều này sẽ xảy ra dù sớm hay muộn) những số liệu thương mại Nga-EU sẽ còn tăng cao hơn nữa. Trở lại năm 2012, trước khi giá năng lượng sụt giảm và các biện pháp trừng phạt kinh tế chưa được áp đặt, thương mại hàng năm giữa hai bên tương đương con số 338 tỷ euro, giúp Nga trở thành đối tác thương mại thứ 3 chỉ sau Mỹ và Trung Quốc. Nếu Nga gia nhập EU, con số này có thể tăng gấp đôi hoặc gấp 3 chỉ trong vòng một vài năm.

Dù có những bất đồng nhưng hai bên không thể phủ nhận được mối quan hệ lịch sử, địa lý rất gần gũi của mình. Một nửa châu Âu từng trực tiếp hoặc gián tiếp nằm dưới quyền cai trị của nước Nga ở một số thời điểm trong thế kỷ trước. Phần lớn các cơ sở hạ tầng cần thiết cho thương mại như đường ống, đường bộ, đường sắt giữa hai bên đều đã kết nối sẵn sàng.

Đọc thêm>>> ‘Brexit là lỗi của ông David Cameron’

Ngày nay Nga đang cung cấp gần như tất cả nhu cầu khí đốt cho nhiều thành viên ở phía đông của EU, cũng như phần lớn nhu cầu khí đốt Đức. Mối quan hệ trở nên quan trọng hơn khi Đức đang cho đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân và nhiệt điện.

Tuy nhiên vấn đề gây tổn thương nhất trong mối quan hệ giữa Nga và EU chính là bất đồng về Ukraine. Việc Nga sáp nhập Crimea là điều khiến châu Âu cảm thấy không thể chấp nhận. Thế nhưng vẫn có một số nước, đặc biệt là khu vực phía đông châu Âu, nơi đang phụ thuộc vào khí đốt của Nga, vẫn muốn hàn gắn mối quan hệ chặt chẽ với Moscow.

Dẫn đầu danh sách quốc gia áp đặt các lệnh trừng phạt cùng với việc là thành viên EU giao dịch ít nhất với Nga chính là Vương quốc Anh. Anh là nước EU duy nhất ký Biên bản ghi nhớ Budapest năm 1994 với nội dung Anh, Mỹ và Nga có nghĩa vụ bảo đảm an ninh, sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của Ukraine. Đổi lại, Ukraine đã đồng ý ký hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân và bàn giao tên lửa hạt nhân của Liên Xô sang Nga.

Khi Crimea phải sáp nhập từ Ukraine vào Nga năm 2014, chính phủ Anh đã buộc phải lên tiếng bởi động thái này rõ ràng là một sự vi phạm toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Thay vì tiến hành một cuộc chiến với Nga, Anh cùng EU đã thúc đẩy các lệnh trừng phạt áp đặt vào quốc gia này. Phần lớn các quốc gia có quan hệ thân thiết với Nga cũng đã miễn cưỡng chấp nhận theo ý muốn của Anh.

Dù các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga không gây hậu quả đáng kể nhưng nó đã gây nên một cái nhìn không mấy thiện cảm của người dân Nga đối với EU.

Công ty truyền thông Đức Deutsche Welle đã tiến hành khảo sát về việc người dân nước này có muốn trở thành một phần của EU hay không, 67% số người được khảo sát cho biết họ phản đối điều đó và chỉ có 18% ủng hộ cho việc gia nhập Liên minh châu Âu trong khoảng 20 năm tới.

Một cuộc khảo sát tương tự hồi tháng 12/2010 cho thấy, 54% người Nga ủng hộ gia nhập EU, trong đó có một phần ba tin rằng việc này sẽ xảy ra trong 5 năm tới. Mặc dù dự đoán đó đã không trở thành sự thật nhưng kết quả khảo sát cho thấy, việc Nga gia nhập EU là không có vấn đề gì với công chúng, chỉ là thời điểm hiện tại người dân Nga đang cảm thấy khó chịu với EU.

“Sớm hay muộn cả hai sẽ bình thường hóa mối quan hệ và các biện pháp trừng phạt và sẽ được dỡ bỏ”, Dmitry Medvedev, Thủ tướng Nga cho biết hồi đầu năm nay. “Nhưng để điều này xảy ra, chúng ta cần phải thực hiện các bước đi hướng về nhau.”

Với sự kiện Brexit vừa xảy ra, EU và Nga có một cơ hội để hàn gắn mối quan hệ của cả hai và tìm cách chung sống hòa bình qua việc tăng cường ngoại giao tích cực, thay vì thông qua biện pháp trừng phạt và những lời chỉ trích.

Nói về điều này, Thị trưởng Moscow Sergei Sobyanin đã viết trên Twitter rằng: “Nếu không có Vương quốc Anh trong EU, sẽ không còn ai sốt sắng hô hào các lệnh trừng phạt chống lại Nga”.

Không phải ngẫu nhiên mà Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker đã có mặt tại St Petersburg tham dự Diễn đàn kinh tế quốc tế trước cuộc bỏ phiếu Brexit để nói về “xây dựng cây cầu” giữa EU và Nga. Đây là lần đầu tiên kể từ khi cuộc khủng hoảng Ukraina nổ ra, các quan chức phương Tây mới tham gia những sự kiện như thế này.

Cũng chẳng phải ngẫu nhiên mà ông Putin tuyên bố tuần trước rằng nước Mỹ là siêu cường trên thế giới, hạ thấp tầm quan trọng của Nga trên trường quốc tế. Theo Fortune, hàm ý của Putin như muốn nói rằng Nga cần thiết phải tham gia với những người khác – những người cũng muốn đối phó với sức mạnh kinh tế và quân sự của Mỹ.

Một đất nước không trở thành một thành viên của Liên minh châu Âu chỉ trong một đêm. Nó là một quá trình có thể mất nhiều năm, thậm chí hàng thập kỷ để hoàn thành. Tính đến nay, Nga không đáp ứng một số tiêu chí trong số 35 điều kiện cần thiết trở thành thành viên EU. Chỉ cần điện Kremlin nghiêm túc trong việc này, một cơ hội để Nga cuối cùng có thể gia nhập EU là điều hoàn toàn có thể.

Minh Vũ

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.