ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Chuyên gia dự báo diễn biến ở Biển Đông sau phán quyết của PCA
Wednesday, June 29, 2016 0:18
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Một phán quyết bất lợi cho Trung Quốc sẽ giúp tình hình khu vực được kiểm soát. Tuy nhiên đây không phải biện pháp lâu dài có thể “trị” dứt điểm sự hung hăng của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Patrick Cronin, Chuyên gia của Trung tâm An ninh Mỹ cho rằng “vấn đề Biển Đông khó có khả năng được giải quyết trong năm nay hoặc bằng bất kỳ một phán quyết quốc tế nào. Những căng thẳng ở Biển Đông sẽ còn là vấn đề được các thế hệ lãnh đạo tiếp theo của các nước giải quyết”.

Trong năm 2013, Philippines đơn phương nộp đơn kiện chống lại Trung Quốc tại Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) ở Hague bác bỏ những yêu sách chủ quyền vô lý của Trung Quốc ở Biển Đông.

  Chuyên gia dự báo diễn biến ở Biển Đông sau phán quyết của PCA - Ảnh 1

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Các nước trong khu vực đang mong chờ phán quyết cuối cùng, tuy nhiên chính phủ Trung Quốc đã tái khẳng định không chấp nhận phán quyết từ PCA và cương quyết với lập trường không tham gia vụ kiện.

Giới quan sát nhận định rằng, mặc dù sẽ mang lại giải pháp ngắn hạn trước mắt nhưng về lâu dài, phán quyết từ PCA khó có thể giúp giải quyết dứt điểm những tranh chấp ở Biển Đông.

“Có một số tia hy vọng rằng sau phán quyết của Tòa Trọng tài, vấn đề căng thẳng ở Biển Đông sẽ được kiểm soát. Nhưng Trung Quốc chắc chắn có thể leo thang căng thẳng nếu nước này muốn. Tuy nhiên, gần đây người Trung Quốc có vẻ như đã tìm cách xoa dịu tình hình ngay cả khi họ vẫn muốn tăng cường tầm ảnh hưởng ở khu vực”, ông Patrick Cronin cho hay.

Đồng tình với Patrick Cronin, chuyên gia Gregory Poling của Trung tâm Chiến lược và An ninh quốc tế (CSIS) cho rằng các phán quyết không thể giải quyết được vấn đề gì mặc dù nó không phải là không có ý nghĩa nhất định: “Nó sẽ tạo thêm áp lực lên Bắc Kinh, và có thể đưa tới các cuộc đàm phán trong tương lại, nhưng về lâu dài bản thân phán quyết không thể giải quyết các tranh chấp”.

Bonnie Glaser cũng từ CSIS nêu quan điểm rằng, “phán quyết có khả năng gia tăng căng thẳng ít nhất là trong ngắn hạn. Trong bối cảnh Trung Quốc bác bỏ phán quyết như vậy, một số quốc gia sẽ hợp tác với Mỹ dưới danh nghĩa thực thi luật pháp quốc tế để chống lại phản ứng của Trung Quốc“.

“Trong ngắn hạn, chúng ta có lẽ sẽ thấy Trung Quốc đưa ra một số động thái mới như để trừng phạt Manila như một tín hiệu công khai rằng Bắc Kinh sẽ không chịu bị ràng buộc bởi phán quyết PCA. Trung Quốc cũng sẽ rục rịch thiết lập đường cơ sở cho yêu sách lãnh thổ ở quần đảo Trường Sa, tiền đề cho việc công bố Vùng nhận dạng phòng không ADIZ (Identification Zone Air Defense)”, Bonnie Glaser nói thêm.

Các học giả Thổ Nhĩ Kỳ nêu quan điểm cho rằng Trung Quốc và Philippines nên tham gia vào “xây dựng” các cuộc đối thoại để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông hơn là xung đột dẫn tới những “tổn hại” không có lợi cho tất cả các bên.

Theo quan điểm của Altay Atli, nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu Châu Á của Đại học Bogazici ở Istanbul nói rằng đơn kiện của Manila lên tòa án quốc tế về tranh chấp có thể không giúp tạo ra một giải pháp lâu dài.

“Tôi nghĩ rằng thay vì chờ đợi cho các tòa án quốc tế để giải quyết những vấn đề của chính nó, Trung Quốc và Philippines nên hướng tới một cuộc đối thoại mang tính xây dựng, cùng thảo luận về các vấn đề của họ với nhau, và cùng nhau quyết định một giải pháp mà sẽ bảo vệ lợi ích của hai bên,” Atli nói.

Đồng tình với quan điểm trên, chuyên gia Kamer Kasim, phó chủ tịch của Tổ chức nghiên cứu chiến lược quốc tế và chủ nhiệm khoa của Khoa Kinh tế và Khoa học hành chính tại Đại học Abant İzzet Baysal cũng cho rằng, “các bên cần phải tham gia vào các giải pháp hòa bình về tranh chấp ở Biển Đông”.

“Không ai trong số các nước ngoài khu vực hay cả Trung Quốc và các nước ở Đông Nam Á có bất cứ lợi ích gì có thể đạt được từ việc gia tăng căng thẳng và xung độ tại nơi đây,” ông Atli cảnh báo.

Theo quan điểm của Kamer Kasim, điều này cũng vì lợi ích của cả Washington và Bắc Kinh trong việc giúp bảo đảm “hòa bình và an ninh” trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

“Điều cuối cùng mà Trung Quốc và Mỹ cần là không để gián đoạn thương mại trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Thương mại sẽ tiêu tan ngay khi có một cuộc xung đột ở Biển Đông diễn ra, dù chỉ là xung đột nhỏ nhất”, ông nhấn mạnh “một khi cuộc xung đột nổ ra, nó sẽ rất khó để kết thúc và sẽ làm tổn thương tất cả các bên”.

Nói về lợi ích tích cực của PCA, giáo sư chiến lược học Hugh White của Đại học quốc gia Australia cho rằng về ngắn hạn phán quyết, nếu có lợi chi Philippines, sẽ gia tăng áp lực về ngoại giao và đạo đức, buộc Bắc Kinh chấm dứt những yêu sách hung hăng như hiện nay về Biển Đông.

Theo giáo sư White, các nước trong khu vực và cả Mỹ đều tin rằng khi đối diện với phán quyết bác bỏ yêu sách chủ quyền một cách chính thức trên trường quốc tế, Trung Quốc cuối cùng sẽ phải thừa nhận rằng những tổn thất ngoại giao đến từ việc giữ lập trường trong vấn đề biển Đông là không hề nhỏ.

Có thông tin cho rằng Tòa trọng tài thường trực (PCA, ở Hague, Hà Lan) sẽ đưa ra phán quyết vào hôm 7/7 tới đây. Tuy nhiên theo Gregory Poling, Giám đốc Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải của CSIS cho rằng ngày đưa ra phán quyết vẫn chưa được công bố rõ ràng: “Thông tin về việc phán quyết PCA công bố vào ngày 7/7 được tiết lộ từ một nguồn tin không tên trong Bộ Ngoại giao Philippines. Sự thật chỉ có 5 thẩm phán ở PCA mới biết khi nào phán quyết được đưa ra”.

Đọc thêm>>> Chuyên gia: Mỹ chuyển từ ‘gậy’ sang ‘củ cà rốt’ với Trung Quốc

Minh Vũ

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.