ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Cuộc đua giải phóng Raqqa: Nga hay Mỹ giành phần thắng?
Saturday, June 4, 2016 17:42
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Với việc quân đội Syria lần đầu kéo quân tiến vào thành trì do IS kiểm soát kể từ năm 2014, Raqqa đã trở thành mặt trận mới trong cuộc đua giành ưu thế chính trị giữa Nga và Mỹ ở Syria

Theo Huffington Post, lần đầu tiên kể từ khi phiến quân IS tuyên bố thành lập Nhà nước Hồi giáo tự xưng, tổ chức khủng bố này đang bị tấn công dữ dội trên cả 3 khu vực chiến lược, gồm Raqqa, Fallujah và Mosul.

Quan trọng hơn, trận chiến ở Raqqa giữa quân đội syria do Nga hậu thuẫn và Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do Mỹ hỗ trợ sẽ là cuộc đua xem lực lượng nào có thể nắm quyền kiểm soát Raqqa, đạt được ưu thế lớn về chính trị.

  Cuộc đua giải phóng Raqqa: Nga hay Mỹ giành phần thắng? - Ảnh 1

Nga và Mỹ đang chạy đua trong chiến dịch giải phóng Raqqa, thủ phủ tự xưng của IS ở Syria. Ảnh minh họa.

Cũng phải nhấn mạnh rằng, chiến dịch giải phóng Raqqa cũng trở thành mặt trận mới trong cuộc cạnh tranh giành ưu thế chính trị của Nga và Mỹ ở Syria.

Hiện tại, phiến quân Hồi giáo IS đã dần để mất tới một phần tư khu vực lãnh thổ chiếm đóng tại Syria và Iraq. IS chỉ có thể tập trung đánh vào những cứ điểm mà Quân đội Syria Tự do (FSA) chiếm giữ gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria.

Khi IS phải chịu áp lực dồn dập, khả năng phiến quân Hồi giáo tăng cường tấn công khủng bố nhằm vào cộng đồng người Shia ở Iraq hay thậm chí là mối đe dọa khủng bố ở châu Âu và Mỹ ngày càng có khả năng trở thành hiện thực.

Ở Syria, hiện có hai lực lượng quân sự riêng biệt đang tiến tới giải phóng thủ phủ tự xưng Raqqa của IS. Quân đội Syria đã tiến tới áp sát Raqqa từ phía tây nam kể từ hồi tháng Hai năm nay. Ngày 4/6, quân đội chính phủ lần đầu tiến vào lãnh thổ ở Raqqa, đánh dấu bước ngoặt kể từ khi IS chiếm khu vực này vào năm 2014.

Mục tiêu sắp tới của quân đội chính phủ là đánh chiếm thị trấn Tabqa, giành quyền kiểm soát đập Tabqa lớn nhất ở Syria. Chỉ trong vòng 2 năm kiểm soát khu vực, IS đã biến đập Tabqa thành một thành trì quân sự kiên cố. Con đập này kiểm soát dòng chảy của sông Euphrates vào đông nam Syria và miền bắc Iraq. Đập đã tạo ra hồ chứa nước Assad lớn nhất với độ dài khoảng 80 km.

Cả Nga và Mỹ đều né tránh không kích đập Tabqa bởi lo ngại hư hại ở con đập này có thể tạo ra tình trạng ngập lụt lớn ở hạ lưu. Phiến quân IS cũng đe dọa sẽ phá hủy đập Tabqa nếu như Raqqa bị tấn công hoặc thất thủ.

Hiện chưa rõ liệu quân đội Syria sẽ bỏ qua đập Tabqah để tiến công đến Raqqa hay cố gắng giành quyền kiểm soát khu vực chiến lược này trước.

Trong khi đó, lực lượng SDF do Mỹ hậu thuẫn đang hành quân từ phía tây bắc đến Raqqa. SDF bao gồm liên minh các tay súng người Kurd, Arab, Assyria, người Turk và dân quân Circassia. Quân số của SDF lên tới khoảng 25.000 chiến binh, với khoảng 5.000 – 6.000 là người Hồi giáo dòng Sunni.

Bước tiến của SDF đến Raqqa vẫn chưa có dấu hiệu bị phiến quân IS chặn đứng trong khi đặc nhiệm Mỹ hiện diện trên chiến trường, đóng vai trò cố vấn và lựa chọn mục tiêu không kích.

  Cuộc đua giải phóng Raqqa: Nga hay Mỹ giành phần thắng? - Ảnh 2

Đập Tabqa ở Syria.

Trong số các đồng minh của Mỹ trong khu vực, Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia có khả năng can thiệp hỗ trợ chiến dịch ở Raqqa nhất. Tuy nhiên, Ankara đã bày tỏ sự không hài lòng khi người Kurd là lực lượng quân sự chính của SDF.

Lực lượng dân quân người Kurd (YPG) có mối liên hệ mật thiết với Đảng Công nhân người Kurd (PKK) ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ankara lo ngại khả năng YPG thắng lợi ở Raqqa, khiến cho PKK càng củng cố tuyên bố thành lập chính phủ tự trị, với một phần lãnh thổ bên trong Thổ Nhĩ Kỳ.

Mặc dù mâu thuẫn với Thổ Nhĩ Kỳ về tương lai người Kurd, Washington coi YPG là lực lượng thành công nhất mà Mỹ hậu thuẫn ở Syria. Ưu thế mà người Kurd giành được cũng giúp Mỹ giảm gánh nặng phải điều thêm binh sĩ đến chống IS.

Bản thân PKK và YPG đều nhận hỗ trợ từ cả Nga và Mỹ với mong muốn thành lập nhà nước bán tự trị Rojava. Người Kurd từng nhiều lần bày tỏ lo ngại rằng họ sẽ bị bỏ rơi một khi Nga và Mỹ đã giành mục đích chính trị ở Syria.

Cuối cùng, trận chiến ở Raqqa vô hình chung đã trở thành cuộc đua giành ưu thế chính trị. Nếu như quân đội Syria giải phóng Raqqa thành công, Điện Kremlin sẽ càng cho thấy sự hiệu quả kể từ khi can thiệp vào Syria. Vị thế dẫn đầu trong cuộc chiến chống khủng bố của Nga sẽ được củng cố, khiến cho Washington không còn nhiều lựa chọn ngoài khả năng buộc phải phối hợp cùng Moscow.

Nếu như lực lượng SDF giải phóng Raqqa trước quân đội Syria, chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama có thể tuyên bố hoàn thành mục tiêu đánh bại IS để tập trung vào đàm phán chính trị, buộc Tổng thống Syria Bashar al-Assad phải từ chức.

Theo phóng viên Hashem Ahelbarra của tờ Al Jazeera, bất cứ lực lượng nào muốn kiểm soát Raqqa cũng đang phải đứng trước nhiều thách thức, bởi đây là một khu vực rộng lớn. Trong khi cả quân đội Syria và lực lượng người Kurd đều đang phải phân tán lực lượng tại các điểm nóng chiến sự khác ở Syria.

Kịch bản tồi tệ nhất có thể xảy ra khi lực lượng SDF với đa phần là các chiến binh người Kurd đụng độ với quân đội Syria ở Raqqa. Giống như Ankara, Damascus luôn phản đối kế hoạch liên bang hóa, liên kết cộng đồng người Kurd ở Syria, Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ.

Đăng Nguyễn

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.