ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Khám phá sức mạnh hệ thống phòng thủ tên lửa Nudol của Nga
Saturday, June 18, 2016 15:51
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Hệ thống phòng thủ tên lửa Nudol đã đánh dấu một cột mốc quan trọng cho những nỗ lực của Moscow trong việc phát triển vũ khí có khả năng tiêu diệt, áp đảo Hải quân Mỹ.

Theo thông báo từ Bộ Quốc phòng Nga, vụ phóng thử thành công đạn tên lửa đánh chặn của tổ hợp phòng thủ tên lửa Nudol, tên mật danh của tổ hợp A-235, tại sân bay vũ trụ Plesetsk là vụ phóng thử thành công thứ hai của “lá chắn tên lửa” Nga trong thời gian gần đây.

Hiện vẫn chưa có nhiều thông tin về vụ thử tên lửa này, nhưng theo nhận định của chuyên gia quân sự Bill Gertz của Free Beacon (Mỹ), Nudol là dòng vũ khí được thiết kế để bắn hạ mọi mục tiêu trong các tầng quỹ đạo trái đất của Nga, trong đó có vệ tinh và tên lửa đạn đạo liên lục địa của đối phương.

Chuyên gia này còn nhấn mạnh: “Sự xuất hiện của Nudol đã đánh dấu một cột mốc quan trọng cho những nỗ lực của Moscow trong việc phát triển vũ khí có khả năng tiêu diệt, áp đảo Hải quân Mỹ”.

  Khám phá sức mạnh hệ thống phòng thủ tên lửa Nudol của Nga - Ảnh 1

Đây có phải là một trong những cách đáp trả của Nga tới NATO khi lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa sát biên giới Nga

Chung quan điểm, chuyên gia Dave Majumdar của National Interest nhận định: “Việc thử nghiệm tổ hợp Nudol trong bối cảnh Mỹ vừa triển khai các thành phần hệ thống phòng thủ tên lửa ở Romania và Ba Lan có thể chính là “cách đáp trả” của Moscow”. Tuy nhiên khi báo chí đặt câu hỏi cho Phát ngôn viên Lầu Năm Góc, Trung tá Michelle Baldanza, song Trung tá đã từ chối bình luận về vụ thử tên lửa này.

Nói về sự ra đời của tổ hợp tên lửa này phải kể tới sự kiện Nga và Mỹ cùng chung tay ký kết Hiệp ước Chống tên lửa đạn đạo năm 1972. Theo Hiệp ước này, Nga và Mỹ phát triển và triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa bảo vệ Thủ đô Moscow và Washington sẽ không quá 100 đạn tên lửa đặt trong bệ phóng cố định.

  Khám phá sức mạnh hệ thống phòng thủ tên lửa Nudol của Nga - Ảnh 2

Một vụ phóng thử tên lửa đánh chặn của hệ thống phòng thủ tên lửa bảo vệ Moscow hồi tháng 4/2016

Và sau khi Hiệp ước đi vào hoạt động, Mỹ đã cho ra đời hệ thống tên lửa đánh chặn đặt tại Grand Forks ở bang Bắc Dakota. Trong khi đó, Nga triển khai tổ hợp A-135 để bảo vệ thủ đô Moscow và nó chính là tiền thân của tổ hợp Nudol.

Sau khi Liên Xô tan rã, Bộ Quốc phòng Nga dựa trên nền tảng công nghệ tổ hợp A-135 phát triển tổ hợp phòng thủ tên lửa mới Nudol. Nhưng phải tới tận 2009, Nga mới tiết lộ thông tin đã hoàn thành việc phát triển và nâng cấp hệ thống radar cảnh giới và hệ thống dẫn bắn, hai bộ phận được coi là “trái tim” của tổ hợp Nudol.

National Interest thông tin, Nudol là sản phẩm của Tổ hợp thiết kế của tập đoàn Almaz-Antey, hệ thống tên lửa này với khả năng bao quát tới 2.000 km (nhiều nguồn tin là 3.700 km) và độ cao tới 40km.

Tầm bao quát của Nudol còn được mở rộng thêm nhờ các trạm radar cảnh báo sớm đặt khắp nước Nga. Các nguồn tin công khai cũng hé lộ thêm thông tin về tổ hợp Nudal được trang bị hệ thống siêu máy tính Elbrus-3M mạnh mẽ để xử lý thông tin.

Xét về khả năng đánh chặn của Nudol, hệ thống được chia làm 3 cấp độ: Đạn tên lửa 51T6 sẽ đảm nhiệm việc đánh chặn ở khoảng cách 1.500 km và tầm cao 800 km, tên lửa 58R6 – 1.000 km và 120 km, đạn tên lửa 53T6M hoặc 45T6 đánh chặn mục tiêu ở khoảng cách 350 km và độ cao 40 – 50 km. Tất cả các loại tên lửa này đều có khả năng mang đầu đạn hạt nhân để nâng cao khả năng tiêu diệt tên lửa liên lục địa của đối phương.

Điểm đặc biệt của Nudol chính là việc hệ thống tên lửa phòng thủ này có chu kỳ bay rất bí ẩn, khó nắm bắt. Khi bắn lên một độ cao quy ước, các tên lửa con sẽ tự động tách khỏi tên lửa đẩy và tự động thay đổi quỹ đạo để tiếp cận mục tiêu với vận tốc siêu khủng.

Do quỹ đạo bay cực kỳ phức tạp và không có quy tắc nên việc ngăn chặn các đầu đạn con này là bất khả thi. Ngoài Nga, chưa có quốc gia nào sở hữu công nghệ tương tự.

Bên cạnh đó, để tăng cường năng lực phòng không của mình, hiện Moscow đang có kế hoạch triển khai tích hợp tổ hợp tên lửa Nudol thành hệ thống phòng không, phòng thủ tên lửa hợp nhất của các quốc gia (hệ thống này sẽ hoạt động hoạt động giống như thời Liên Xô cũ. Trong đó một quốc gia mạnh nhất trong Liên bang Xô Viết sẽ có nhiệm vụ hỗ trợ, giúp đỡ các nước láng giềng đảm bảo an ninh).

Nếu thành công, “trung khu phòng thủ” này cho phép các hệ thống phòng không đơn lẻ của mỗi nước trong khu vực có thể liên kết và trao đổi thông tin với nhau để nâng cao hiệu quả tác chiến.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc từ hệ thống phòng thủ tên lửa cố định, Nga sẽ biến thành hệ thống hợp nhất các tổ hợp tên lửa phòng không chiến thuật, chiến dịch ở phạm vi khu vực.

Hiện Nga đang sở hữu một loạt các tổ hợp phòng không tầm ngắn, tầm trungS-300, tầm xa S-400, trong tương lai gần là tổ hợp tên lửa S-500 và hệ thống phòng thủ thượng tầng sẽ là tổ hợp Nudol.

Với vụ phóng thử thành công mới đây của Nodol, nhiều khả năng Nga sẽ sớm “biên chế” hệ thống tên lửa này vào danh sách các tổ hợp phòng không của Moscow, nó sẽ giúp Nga củng cố năng lực phòng thủ tên lửa của lực lượng Phòng không – vũ trụ Nga.

Phương Anh

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.