Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đang tìm kiếm một trung gian hòa giải để giúp họ thiết lập lại mối quan hệ và Israel là hoàn hảo cho vai diễn này.
Moscow và Ankara đang có dấu hiệu dịu giọng sau những tháng ngày chỉ trích mãnh liệt nhau. Nhưng liệu điều này có nghĩa là họ đã sẵn sàng để bắt đầu một cuộc đối thoại? Các chuyên gia quốc tế đang đặc biệt quan tâm tới khả năng Thủ tướng Israel có thể giúp Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đạt được sự hòa giải trên.
Liệu Thủ tướng Israel có thể làm trung gian hòa giải cho Nga và Thổ Nhĩ Kỳ? |
Tờ Russia Beyond The Headlines ngày 14/6 đưa tin cho biết, khi Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đến thăm Moscow vào ngày 7 tháng 6, lý do chính thức cho chuyến công du này là kỷ niệm 25 năm quan hệ ngoại giao giữa Nga và Israel.
Tuy nhiên, một số chuyên gia nhận thấy có một chương trình nghị sự ẩn giữa hai bên: Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đang tìm kiếm một trung gian hòa giải để giúp họ thiết lập lại mối quan hệ và Israel là hoàn hảo cho vai diễn này.
Muốn hạ nhiệt căng thẳng
Những lời lẽ chỉ trích khắc nghiệt mà Moscow và Ankara dành cho nhau sau sự kiện một chiếc Su-24 của Nga bị bắn rơi trên biên giới Thổ Nhĩ Kỳ – Syria đã có dấu hiệu mềm đi trong thời gian gần đây.
Thậm chí, trong chuyến thăm Hy Lạp ngày 27/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin bất ngờ nói rằng ông muốn cải thiện quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ.
“Chúng tôi đã không nghe thấy bất kỳ lời xin lỗi nào. Và chúng tôi không thấy sự sẵn sàng của Thổ Nhĩ Kỳ để bù đắp cho những thiệt hại. Nhưng chúng tôi đã nghe thấy báo cáo bày tỏ mong muốn thiết lập lại mối quan hệ”, ông Putin nói.
Xem thêm>>> Tướng Thổ Nhĩ Kỳ tiết lộ bí mật động trời vụ bắn rơi Su-24 của Nga
“Chúng tôi cũng muốn tái thiết lập quan hệ. Chúng tôi không hủy hoại nó. Chúng tôi đã làm mọi thứ có thể trong những thập kỷ gần đây để tăng cường quan hệ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ đến một mức độ chưa từng có trong quan hệ đối tác và hữu nghị”, ông Putin giải thích thêm.
Ba ngày sau đó, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đề xuất thành lập nhóm thúc đẩy bình thường hóa quan hệ song phương. Tuy nhiên, điện Kremlin đã trả lời rằng một nhóm sẽ không giải quyết được vấn đề này và chỉ có chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ mới có thể làm điều này.
Ngày 31/5, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, trả lời các câu hỏi của nhà báo, nói: “Thật khó cho tôi để hiểu rằng đó là bước đầu tiên Nga mong muốn chúng tôi cùng đi. Chúng tôi không phải là quốc gia có lỗi. Chúng tôi muốn phát triển mối quan hệ với Nga”.
Sự phủ nhận của ông Erdogan đã làm dậy sóng giận dữ ở Nga và khiến thư ký báo chí tổng thống Nga Dmitry Peskov lên tiếng nhắc nhở một lần nữa yêu cầu cứng rắn trước đó của Nga rằng: Moscow cần một lời xin lỗi, bồi thường và trừng trị những người chịu trách nhiệm về vụ bắn rơi chiếc Su-24 làm một phi công Nga thiệt mạng.
Ankara sẽ nhượng bộ?
Theo quan điểm Nadein-Raevsky của, nếu không có một lời xin lỗi từ Ankara, việc bình thường hóa quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga sẽ trở thành vô nghĩa. |
Theo Viktor Nadein-Rayevsky, một chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ và cộng tác viên khoa học cao cấp tại Học viện Viện Quan hệ kinh tế thế giới và Khoa học quốc tế của Nga, Moscow không có ý định nhượng bộ trong vấn đề này. Do đó, muốn quan hệ giữa hai nước giảm căng thẳng, Ankara phải chủ động hối lỗi và hòa giải.
“Moscow đã tuyên bố rõ ràng lập trường của mình. Thổ Nhĩ Kỳ phải hành động phù hợp với các yêu cầu này”, ông nói.
Tuy nhiên, Nadein-Rayevsky nghi ngờ rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ làm bất kỳ nhượng bộ nào: “Những người Thổ Nhĩ Kỳ thực sự muốn cải thiện quan hệ với Nga. Họ đang đối mặt với thiệt hại kinh tế lớn hơn – trong nông nghiệp và du lịch. Hiện tại Thổ Nhĩ Kỳ đang tích cực tìm kiếm sơ hở để bình thường hóa quan hệ. Nhưng tôi không nghĩ rằng Erdogan sẽ đưa ra lời xin lỗi cá nhân. Đây sẽ là một cú đánh lớn vào tên tuổi của ông”.
Theo quan điểm Nadein-Raevsky của, nếu không có một lời xin lỗi từ Ankara, việc bình thường hóa quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga sẽ trở thành vô nghĩa.
Israel không phải là ứng cử viên tốt nhất cho vai trò trung gian hòa giải
Việc tìm kiếm một trung gian hòa giải cho Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã được tính tới. Nhiều chính trị gia tên tuổi được đánh giá là phụ hợp với vai trò này như Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev, Tổng thống Kazakhstan Nursultan Nazarbayev và Thủ tướng Đức Angela Merkel, trong đó Thủ tướng Israel được đánh giá khá cao.
Chuyên gia Nadein-Rayevsky tin rằng Thủ tướng Israel không phải là lựa chọn tốt nhất. |
Tuy nhiên, chuyên gia Nadein-Rayevsky tin rằng Thủ tướng Israel không phải là lựa chọn tốt nhất: “Sự lựa chọn Netanyahu là trung gian hòa giải là hoàn toàn vô lý,” ông nói. “Bản thân Thổ Nhĩ Kỳ và Israel cũng đang cần một người hòa giải. Họ vẫn chưa tái lập quan hệ ngoại 100 phần trăm.”
Thổ Nhĩ Kỳ từng cung cấp viện trợ nhân đạo cho Dải Gaza khi nó bị phong tỏa. Tuy nhiên, lính biên phòng Israel đã nổ súng vào đoàn tàu chở hàng viện trợ này khiến tám công dân Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng. Sau đó, quan hệ giữa Tel Aviv và Ankara sụt giảm đáng kể, xuống tới mức duy trì ở cấp thấp.
Nhưng theo ý kiến của Hasan Oktay, một nhà phân tích Thổ Nhĩ Kỳ và Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Kavkaz, Israel có thể đóng một vai trò trung gian giải quyết xung đột Nga-Thổ Nhĩ Kỳ thành công.
Theo chuyên gia này, việc Ankara bổ nhiệm ông Tugrul Turkes, người nổi tiếng có mối quan hệ gần gũi với Israel, làm Phó Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ không phải là một sự ngẫu nhiên.
“Israel chắc chắn có thể trở thành một người hòa giải. Một động thái như vậy sẽ giúp đảm bảo an ninh trong khu vực, mà chỉ có thể đạt được nếu Nga và Thổ Nhĩ Kỳ hòa giải”, Oktay nói.
Nadein-Rayevsky không đồng ý với nhận định trên và mô tả nhận định cho rằng ông Netanyahu có thể là một người hòa giải lý tưởng “chỉ là sự tưởng tượng”.
Hoàng Hải