ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Ngày 22/6/1941: Không quân Liên Xô mất 1.200 máy bay, tướng tự sát
Wednesday, June 22, 2016 14:51
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Vào ngày 22/6, ngày bùng nổ sự thù địch, phát xít Đức đã phá hủy 1.200 chiếc máy bay của Không quân Liên Xô.

Những gì không quân Nga đang thể hiện ở Syria cho thấy, cùng với Mỹ, Nga là quốc gia duy nhất trên thế giới có lực lượng không quân đủ khả năng phóng hỏa lực ở xa biên giới của mình.

  Ngày 22/6/1941: Không quân Liên Xô mất 1.200 máy bay, tướng tự sát - Ảnh 1

Vào ngày 22/6, ngày bùng nổ sự thù địch, phát xít Đức đã phá hủy 1.200 chiếc máy bay của Không quân Liên Xô.

Khả năng này có được, theo Russia Beyond The Headlines, là nhờ sự thức tỉnh về tầm quan trọng của máy bay chiến đấu và khắc phục được hạn chế trong những ngày đen tối nhất của cuộc xâm lược của phát-xít Đức.

Chiến tranh Thế giới thứ 2 đã đánh dấu sự ra mắt của hàng không quân sự Nga và khoảng thời gian khó khăn nhất của nó. Lực lượng Không quân chính thức của Liên Xô mới chỉ bắt đầu 10 năm trước chiến tranh.

Năm 1941, Không quân Liên Xô phải chịu một thất bại nặng nề. Trong sáu tháng đầu tiên của chiến tranh, lực lượng này đã mất gần 70% máy bay chiến đấu của mình. Vào ngày 22/6, ngày bùng nổ sự thù địch, số thiệt hại lên đến 1.200 máy bay, hơn một nửa trong số đó thậm chí còn chưa kịp cất cánh.

Người Đức cũng bị thiệt hại nặng nề trong cùng thời gian này – mất gần 4.000 máy bay, vượt qua tất cả tổn thất khác của quân phát-xít Đức trong tất cả các chiến dịch trước.

Tuy nhiên, thực tế này không có lợi cho phía Liên Xô. Những mất mát của ngày 22/6 là một cú sốc lớn cho các các tướng lĩnh không quân Liên Xô. Sau khi bay quanh sân bay bị tàn phá, chỉ huy lực lượng không quân thuộc Quân khu Belorusian đã tự sát trong tuyệt vọng.

Lực lượng không quân Đức, Luftwaffe, đáng được coi là giỏi nhất thế giới. Do khả năng chiến đấu giỏi, người Đức đã biến ưu gấp ba của lực lượng Không quân Hồng quân thành con số 0.

Phi công Đức đã trung hòa các ưu thế chiến thuật hàng không của Liên Xô ở tiền tuyến. Mặc dù phi công của Hồng quân đã nhiều lần thực hiện hành động cảm tử, thường xuyên đâm máy bay đối phương, nhưng không thể đảo ngược được tình hình chung.

Lý do thất bại

  Ngày 22/6/1941: Không quân Liên Xô mất 1.200 máy bay, tướng tự sát - Ảnh 2

Phi công Liên Xô cũng được đào tạo rất ít. Phi công hầu như không có thời gian để học cách vận hành máy mới.

Hồng quân từng sở hữu rất nhiều máy bay, bao gồm cả các máy bay mới, ví dụ như Il-2 được mệnh danh là cỗ tăng bay, lẫn các máy bay cũ. Các máy bay cũ nhiều gấp 3 lần máy bay mới.

Tuy nhiên, ngay cả các máy bay mới cũng có nhiều hạn chế như: chất lượng của động cơ máy bay kém, hệ thống vô tuyến yếu, giáp dễ bị tổn thương. Ngay cả các loại súng hạng nhẹ của máy bay Đức cũng có thể bắn thủng.

Phi công Liên Xô cũng được đào tạo rất ít. Phi công hầu như không có thời gian để học cách vận hành máy mới. Kể cả trước chiến tranh, các trường đào tạo phi công của Liên Xô đã phải làm việc quá tải để đáp ứng yêu cầu đào tạo ra hàng ngàn phi công mới, nhưng không có nhiều giáo viên.

Không phải tất cả các phi công trẻ đều là các chuyên gia. Điều này trở nên rõ ràng trong cuộc chiến tranh 1939-1940 giữa Liên Xô-Phần Lan, khi một lực lượng máy bay nhỏ Phần Lan đã gây ra những vấn đề nghiêm trọng đối với ngành hàng không của Liên Xô, mặc dù Liên Xô áp đảo về số lượng.

Tuy nhiên, câu trả lời cho lý do tại sao 1941 là một năm thê thảm như vậy đối với không quân Liên Xô tương đối phức tạp và cần xem xét một cách tổng thế.

Các nhà máy sản xuất máy bay của Liên Xô lúc bấy giờ cũng đối mặt với tình trạng thiếu nguyên liệu, thiếu các kỹ sư và công nhân có trình độ. Ngoài ra, vũ khí hàng không là một trong những loại vũ khí có kỹ thuật phức tạp nhất trong các loại vũ khí hiện đại. Để sáng tạo ra chúng đòi hỏi phải có một nền công nghiệp, thiết bị điện tử và luyện kim phát triển.

Thêm vào đó, thời gian thử nghiệm bị rút ngắn đã dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng. Trình độ chỉ huy yếu kém cũng là một vấn đề lớn.

Ngày nay, lực lượng Không quân Nga đã khắc phục được đáng kể những yếu điểm về công nghệ, trình độ của các phi công cũng đã được tăng cường. Trong chiến dịch ở Syria, nhiều lần truyền thông quốc tế bày tỏ sự thán phục về trình độ của họ.

Hoàng Hải

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.