ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Chuyên gia Ấn Độ: ‘Giấc mộng Trung Hoa’ tan vỡ trên Biển Đông
Monday, July 25, 2016 3:51
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Sự phản đối phán quyết của Tòa Trọng tài đã khiến Trung Quốc tự khóa mình vào một vị trí mà ở đó việc rút lui khỏi Biển Đông có thể dẫn đến một sự mất mặt không thể tưởng tượng.

Tờ Times of India trong một bài bình luận gần đây đã nhận định rằng, phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) đưa ra hôm 12/7 trong đó bác bỏ yêu sách chủ quyền phi lý “đường chín đoạn” nuốt trọn Biển Đông đã siết lại “giấc mộng Trung Hoa” của Chủ tịch Tập Cận Bình, để lại cho nhà lãnh đạo này một loạt các lựa chọn khó khăn.

Khi lên nắm quyền lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 11/2012, ông Tập Cận Bình mô tả “giấc mộng Trung Hoa” chính là “sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa” và coi đây là nhiệm vụ quan trọng của mình trong nhiệm kỳ.

  Chuyên gia Ấn Độ: 'Giấc mộng Trung Hoa' tan vỡ trên Biển Đông - Ảnh 1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình coi “giấc mộng Trung Hoa” là nhiệm vụ quan trọng của mình trong nhiệm kỳ.

Để nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề Biển Đông trong kế hoạch này, chuyến công tác đầu tiên của ông Tập ngoài Bắc Kinh là đến thăm các thủy thủ trên tàu Hải Khẩu, một tàu khu trục tên lửa dẫn đường mà nước này đang triển khai tuần tra (trái phép) trên các vùng biển tranh chấp ở Biển Đông.

Trong phán quyết, Tòa Trọng tài ở Hague nói rằng những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc là bất hợp pháp, hành động xây dựng đảo nhân tạo trái phép của nước này đã gây ra “tổn hại không thể khắc phục”.

Tòa án kết luận rằng “không có cơ sở pháp lý cho Trung Quốc để đòi quyền lịch sử với các tài nguyên trong các vùng biển ở Biển Đông” – nơi mà Bắc Kinh gọi là “đường chín đoạn” và đòi chủ quyền.

Bản án này đã đưa Chủ tịch Tập lâm vào thế tiến thoái lưỡng nan: Hoặc bất chấp phán quyết của tòa án và nguy cơ xung đột khu vực cùng sự chỉ trích của cộng đồng quốc tế, tiếp tục tiến hành bành trướng quân sự bất hợp pháp của mình; hoặc cố gắng làm giảm bớt căng thẳng khu vực thông qua các nỗ lực ngoại giao mà qua đó có thể làm mất hình tượng của mình trước công chúng trong nước trong bối cảnh tinh thần dân tộc chủ nghĩa ở Trung Quốc đang tăng cao do chính ông khuấy động.

Bình luận viên Nayan Chanda của tờ Times of India cho rằng dù chọn cách nào, ông Tập cũng đều phải đối mặt với một sự nguy hiểm.

Mặc dù Trung Quốc đã tiến hành một chiến dịch tuyên truyền toàn cầu chống lại phán quyết từ trước khi tòa tuyên bố, nhưng quyết định khách quan không chịu sức ép mà tòa án đưa ra như một đòn giáng mạnh vào uy tín trên trường quốc tế của Bắc Kinh.

Trong quá khứ, chính Trung Quốc đã góp phần soạn thảo ông ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), một động thái chứng minh một cách rõ ràng việc nước này chấp nhận thẩm quyền của tòa án quốc tế trong phân xử các tranh chấp.

Thế nhưng khi bác bỏ điều này trong thời điểm hiện tại, Trung Quốc có nguy cơ trở thành một quốc gia “bất hảo” hơn là một cường quốc toàn cầu có trách nhiệm.

Tổng thống mới đắc cử của Philippines, Rodrigo Duterte, được cho là đã thể hiện một thái độ hòa hoãn với Trung Quốc. Nhưng trước sức ép từ tinh thần dân tộc chủ nghĩa gia tăng trong nước, ông Durtete có thể sẽ không thể chấp nhận đề nghị giải quyết tranh chấp song phương của Trung Quốc, Times of India bình luận.

Trung Quốc có thể ngang ngược tiến hành thiết lập một khu nhận dạng phòng không (ADIZ) xung quanh các hòn đảo nhân tạo để tăng cường hơn nữa khả năng kiểm soát của Bắc Kinh trong các vùng biển chiếm đóng phi pháp.

Một sự leo thang quân sự như vậy sẽ buộc Mỹ, trước đó đã cử các nhóm tàu ​​sân bay đến khu vực, đẩy mạnh hoạt động tuần tra của mình có thể làm tăng nguy cơ đụng độ một cách ngẫu nhiên, theo Nayan Chanda.

Trung Quốc cũng có thể đưa ra một phản ứng khác, như cựu Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Shyam Saran từng nhận định, chấp nhận một lập trường ít quyết đoán hơn và chủ động mời Philippines và các nước ASEAN khác tham gia đối thoại song phương nghiêm túc, tuân thủ những cam kết trong Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Trong tuyên bố sau khi PCA ra phán quyết, Bộ Ngoại giao Trung Quốc có nói rằng: “Bắc Kinh vẫn để ngỏ cánh cửa cho trường hợp thứ hai”.

Xem xét chi phí khổng lồ phải bỏ ra khi xảy ra một cuộc xung đột vũ trang hay một cuộc chiến tranh lạnh kéo dài với các nước láng giềng Đông Nam Á, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc có thể như một biện pháp đề phòng cho một giải pháp tiềm năng nhằm tránh leo thang căng thẳng.

Tuy nhiên, việc Trung Quốc thúc đẩy chiến dịch ngoại giao và công chúng quy mô trên toàn cầu nhằm chống lại phán quyết của PCA đồng nghĩa với việc Bắc Kinh không chỉ tự đẩy bản thân vào chân tường, mà còn vô tình phóng đại quy mô sự thất bại của chính mình.

Sự phản đối om sòm đã khiến Trung Quốc tự khóa mình vào một vị trí mà ở đó việc rút lui có thể dẫn đến một sự mất mặt không thể tưởng tượng được, cũng như vấp phải làn sóng phản đối từ trong nước. “Giấc mộng Trung Hoa” của ông Tập Cận Bình có thể sẽ trở thành “gậy ông đập lưng ông”.

Đọc thêm>>> Trung Quốc rút HQ-9 để bảo trì hay đã biết ‘nhún nhường’?

Minh Vũ

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.