ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
‘Cuộc chiến tàu ngầm’ và sự cạnh tranh ẩn sâu dưới đáy Biển Đông
Sunday, July 10, 2016 22:33
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Trong khi thế giới tập trung vào phán quyết sắp tới của Tòa Trọng Tài, ẩn sâu dưới đáy Biển Đông đang diễn ra cuộc chiến ngầm trong việc tăng cường năng lực răn đe hạt nhân của Trung Quốc.

Tòa Trọng Tài thường trực (PCA) sắp ra phán quyết trong vụ Philippines kiện Trung Quốc về đường 9 đoạn phi lý ở Biển Đông.

Nhưng Bắc Kinh còn tham vọng kiểm soát lớn hơn nhiều, không chỉ là những rạn san hô, bãi đá hay các thực thể nổi lên trên mặt nước biển, chuyên gia Alexander Neill đến từ Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) nhận định trên BBC.

  'Cuộc chiến tàu ngầm' và sự cạnh tranh ẩn sâu dưới đáy Biển Đông - Ảnh 1

Trung Quốc tham vọng tăng cường năng lực răn đe hạt nhân bằng tàu ngầm.

Biển Đông cũng là khu vực trọng tâm của Trung Quốc trong kế hoạch xây dựng lực lượng tàu ngầm hạt nhân có khả năng vươn đến Thái Bình Dương.

Trong lịch sử, các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng quốc gia của Trung Quốc thường mang quy mô tầm cỡ, Vạn Lý Trường Thành từ thời xưa hay đập Tam Hiệp ngày nay là những ví dụ điển hình.

Trung Quốc hiện đang cố gắng tăng cường năng lực trên biển với việc xây dựng một chuỗi các căn cứ quân sự ở Biển Đông. Khu vực này hai năm trước mới chỉ là các mỏm đá, bãi cát và rạn san hô nằm rải rác.

Sự chú ý của quốc tế tập trung vào câu hỏi tại sao Bắc Kinh lại có thể xây dựng đảo nhân tạo trái phép nhanh đến như vậy. Có tin đồn rằng việc PCA ra phán quyết buộc Trung Quốc phải đẩy nhanh tiến độ để khiến cho sự đã rồi.

Đối với Trung Quốc, điều này không chỉ đe dọa đến những tuyên bố chủ quyền phi lý của Bắc Kinh mà còn ảnh hưởng đến kế hoạch răn đe hạt nhân trên biển.

Việc xây đảo nhân tạo trái phép ở Biển Đông phụ vụ cho hai mục đích. Một mặt củng cố tuyên bố chủ quyền phi lý, tạo sự hiện diện thường trực của Trung Quốc, bao gồm cả trong lĩnh vực quân sự và dân sự.

Trung Quốc luôn nói ngoài mục đích phòng thủ cần thiết, các đảo nhân tạo mà nước này xây dựng trái phép cũng đem đến lợi ích cho cộng đồng.

Trung Quốc đã xây dựng ngọn hải đăng và một bệnh viện trên Đá Chữ Thập, (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) và thậm chí còn có thể thiết lập cơ quan hành chính trên những đảo này.

Nhưng đây chưa phải là tất cả, yếu tố đáng lo ngại nhất là hoạt động của Trung Quốc bên dưới mặt nước biển. Trung Quốc ngày càng lo ngại về những nhược điểm trong khả năng răn đe hạt nhân trên đất liền và khả năng tấn công hạt nhân đáp trả đã khiến Bắc Kinh muốn đưa các tàu đạn hạt nhân lên tàu ngầm.

Hai năm trước, Trung Quốc đã triển khai tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo lớp Jin lần đầu tiên. Mỗi chiếc có khả năng mang theo 12 tên lửa hạt nhân JL-2.

Hoạt động từ căn cứ hải quân ở Tam Á, cực nam đảo Hải Nam, các tàu ngầm lớp Jin đã bắt đầu các chuyến tuần tra ở sâu dưới đáy Biển Đông. Nhưng để có thể vươn tầm bắn đến Mỹ, các tàu ngầm này buộc phải tiếp cận đến Thái Bình Dương.

Trước khi đạt được mục đích này, các tàu ngầm Trung Quốc buộc phải rời căn cứ trên đảo Hải Nam, đi qua Biển Đông để đến Thái Bình Dương mà không để bị phát hiện. Lầu Năm Góc tin rằng, chuyến tuần tra Thái Bình Dương đầu tiên sẽ diễn ra trong năm nay.

Đầu năm 2009, 5 tàu Trung Quốc đã áp sát tàu Mỹ USNS Impeccable tại Biển Đông, cách đảo Hải Nam khoảng 120 km về phía nam. Cũng trong năm đó, một tàu ngầm Trung Quốc va chạm thiết bị định vị âm thanh dưới nước của tàu khu trục hải quân Mỹ USS John S. McCain ngoài khơi Philippines.

Gần đây, Trung Quốc còn tăng cường năng lực săn ngầm. Ngày 8/6, Hải quân Trung Quốc hạ thủy tàu hộ vệ Type 056A mới với khả năng tác chiến chống ngầm và tàu này sẽ được triển khai ở Biển Đông.

Trong bài phát biểu hồi tháng 4 ở New York, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter nói, Washington sẽ chi 8 tỷ USD trong năm tới để đảm bảo có một lực lượng tàu ngầm và chống ngầm mạnh nhất và hoạt động yên tĩnh nhất. Một phần ngân sách đó sẽ phục vụ cho công tác phát triển các tàu ngầm không người lái.

Giống như cách mà Mỹ và đồng minh triển khai mạng lưới các hệ thống thu thập âm thanh dưới đáy biển ở châu Á để theo dõi hoạt động của tàu ngầm Nga trong Chiến tranh Lạnh. Trung Quốc hiện đang sẵn sàng thiết lập một mạng lưới như vậy tại các căn cứ ở Biển Đông.

Các bức ảnh vệ tinh cho thấy, các đảo nhân tạo trái phép được Trung Quốc xây dựng các hệ thống radar và trạm thông tin liên lạc vệ tinh. Tất cả nhằm tăng cường cảnh giác ở trên và dưới đáy Biển Đông.

Những công nghệ như vậy có thể cung cấp trung tâm chỉ huy và cơ sở hạ tầng giúp liên lạc với các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo của Trung Quốc. Điều này không chỉ giúp tàu ngầm tránh bị phát hiện mà còn giúp xác định bất cứ mối đe dọa nào.

Đăng Nguyễn

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.