ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Sau phán quyết, nước nào sẽ kiểm soát thương mại ở Biển Đông?
Monday, July 11, 2016 3:57
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Sau phán quyết PCA, hoặc là Trung Quốc, hoặc là Mỹ sẽ là nước có lợi thế kiểm soát lưu lượng thương mại 1,5 nghìn tỷ USD/năm ở Biển Đông?

Vào ngày 12/7, Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) sẽ chính thức đưa ra phán quyết về trường hợp Philippines kiện yêu sách chủ quyền đường chín đoạn phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông.

  Sau phán quyết, nước nào sẽ kiểm soát thương mại ở Biển Đông? - Ảnh 1

Tàu chở hàng của Hongkong trên Biển Đông.

Phán quyết này được dự đoán sẽ làm thay đổi tình hình trong khu vực và có thể dẫn tới việc hoặc Trung Quốc hoặc là Mỹ – đồng minh thân cận của Philippines – sẽ có ưu thế kiểm soát thương mại ở vùng biển trọng yếu này, Forbes nhận định.

Forbes dẫn bình luận của Giáo sư Panos Mourdoukoutas từ khoa Kinh tế thuộc đại học Long Island (Mỹ) cho biết, với 40% lưu lượng thương mại toàn cầu lưu thông qua đây, trong đó phần lớn có liên quan đến thông thương với Mỹ, Washington sẽ không dễ dàng để Trung Quốc độc quyền kiểm soát tuyến đường hàng hải “huyết mạch” này.

Trước đó, một số học giả có ý kiến đồng thuận rằng việc kiểm soát thương mại Biển Đông là vấn đề vô cùng quan trọng với cả Mỹ và Trung Quốc. Nguyên do được cho là:

Với 60% lưu lượng thương mại ở Biển Đông là tới Trung Quốc, Bắc Kinh có thể dùng điều này như một cơ sở để hợp lý hóa những gì mà nước này đang tuyên bố ở khu vực trong thời gian qua như: Yêu sách chủ quyền đường chín đoạn phi lý chiếm trọn Biển Đông, ngăn trở lưu thông hàng hải quốc tế và động thái tăng cường quấn sự hóa gây căng thẳng trong khu vực.

Để đảm bảo quyền tự do hàng hải của mình, Mỹ sẽ không để Trung Quốc tự do hiện thực hóa tuyên bố nói trên.

Trong thời gian qua Mỹ đã triển khai thêm một vài tàu sân bay tiến vào khu vực và thực hiện các hoạt động tuần tra hàng hải tự do trên biển như một phản ứng mạnh mẽ trước động thái quân sự hóa và cải tạo đảo (trái phép) của Trung Quốc.

Các chuyên gia tin rằng Trung Quốc đang cố gắng giành quyền kiểm soát tuyến đường thương mại của mình trong khu vực nhiều hơn nữa hoặc có thể đạt được mục tiêu cao hơn nữa là chống lại sự việc Mỹ tăng cường hiện diện ở Biển Đông.

Nhận định về quan điểm trên, ông Chas W. Freeman kêu gọi Mỹ và Trung Quốc dù thế nào cũng nên tránh gia tăng cẳng thẳng trong khu vực và tiến tới những nỗ lực đẩy mạnh hòa bình trên Biển Đông.

“Trung Quốc và các nước láng giềng nên xem xét và sử dụng sức mạnh của Mỹ như một sự ủng hộ cho các nỗ lực hòa bình hướng tới giải quyết tranh chấp giữa các bên. Chứ không phải là một cái cớ để trì hoãn lại”, ông Freeman cho hay.

Nói về động thái của Mỹ, việc “tái cân bằng” chiến lược toàn cầu của quốc gia này hướng tới Ấn Độ-Thái Bình Dương được ông Freeman gọi là động thái “kịp thời và phù hợp”.

Nhưng ông cho rằng “Mỹ nên tránh gây ra căng thẳng quân sự giữa các quốc gia tại nơi đây, đặc biệt là với Trung Quốc. Mặc dù cả hai không cuốn vào thế đối đầu nhưng thời gian qua đã có không ít vấn đề leo thang giữa hai nước”, ông Freeman nói thêm.

“Vấn đề Biển Đông là quá nhỏ bé để phải châm ngòi một xung đột vũ trang hoặc một cuộc đối đầu xuyên Thái Bình Dương”, theo ông Freeman.

Trả lời cho câu hỏi nước nào sẽ phù hợp hơn nếu kiểm soát thương mại ở Biển Đông, theo Giáo sư Panos Mourdoukoutas, nó tùy thuộc vào từng góc nhìn khác nhau.

Nếu thương mại hiện đại được nhìn dưới mắt của một con buôn truyền thống, nơi giao lưu buôn bán là điều cốt yếu. Nó sẽ là vấn đề lớn trong việc ai kiểm soát thương mại ở Biển Đông.

Ngược lại nếu thương mại hiện đại được nhìn dưới góc độ toàn cầu, nơi thương mại là một phương tiện để giúp các nước trong khu vực cùng phát triển và thịnh vượng. Dù là ai kiểm soát thương mại ở Biển Đông, điều đó cũng không quan trọng.

Đọc thêm>>> Lo lắng vì PCA, Đại sứ Trung Quốc ‘chuyển nghề’ sang viết báo?

Minh Vũ

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.