ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Tin tức tình hình Biển Đông mới nhất ngày 10/7
Sunday, July 10, 2016 5:51
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


tàu TQ đâm chìm tàu ngư dân Việt ở Hoàng Sa; TQ bác phán quyết PCA vì ‘không phục’ thẩm phán Nhật Bản; TQ tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông…là những tin tức tình hình Biển Đông mới nhất 24h qua.

Trung Quốc bác phán quyết PCA vì ‘không phục’ thẩm phán Nhật Bản

Từ chối quyền lựa chọn thẩm phán trong hội đồng PCA ngay từ đầu, giờ đây Bắc Kinh lại “hoạnh họe” khi nói quyết định của ông Shunji Yanai sẽ chỉ thiên vị cho Philippines…

Đọc tin chi tiết

  Tin tức tình hình Biển Đông mới nhất ngày 10/7 - Ảnh 1

Ông Shunji Yanai.

Hải quân Trung Quốc tập trận bắn đạn thật trái phép ở Biển Đông

Cuộc tập trận bắn đạn thật diễn ra gần quần đảo Hoàng Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam. Các chiến hạm, tàu ngầm Trung Quốc chia làm hai đội màu xanh, đỏ diễn tập hỗ trợ phòng thủ, tấn công. Toàn bộ các lãnh đạo hải quân Trung Quốc đều có mặt chứng kiến cuộc tập trận…

Đọc tin chi tiết

  Tin tức tình hình Biển Đông mới nhất ngày 10/7 - Ảnh 2

Hải quân Trung Quốc ngang nhiên tập trận bắn đạn thật gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ảnh: Tân Hoa Xã.

Hai tàu Trung Quốc đâm chìm tàu ngư dân Việt ở Hoàng Sa

Theo báo cáo từ Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Quảng Ngãi, hai tàu Trung Quốc số hiệu 46102 và 56103 cố tình ngăn cản, tông chìm tàu cá QNg 90497 TS chiều 9/7.

Thông tin về vụ việc, khoảng 11h ngày 9/7, khi các tàu cá QNg 90497 TS và QNg 95001 TS đều ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đang hành nghề tại khu vực vùng biển quần đảo Hoàng Sa thì bị 2 ca nô Trung Quốc (chưa rõ số hiệu) truy đuổi. Tọa độ nơi 2 tàu cá bắt đầu bị truy đuổi ở 16o06’N – 113o06’E (cách đảo Linh Côn (Hoàng Sa) khoảng 35 hải lý về hướng Đông Đông Nam).

Tiếp sau đó, tàu đánh cá tiếp tục bị 2 tàu Trung Quốc, số hiệu 46102 và 56103, ngăn cản. Trong đó, hai tàu này tông chìm tàu cá QNg 90497 TS.

Hai tàu này cố tình không cho các tàu cá đánh bắt gần đó tiếp cận vùng bị nạn để cứu người, buộc thuyền trưởng tàu cá QNg 90497 TS phải phát tín hiệu xin được hỗ trợ khẩn cấp về Trung tâm.

Bằng con đường ngoại giao, Văn phòng Ủy ban Quốc gia TKCN đã yêu cầu Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao, Trung tâm phối hợp TKCN hàng hải Việt Nam yêu cầu các tàu nước ngoài ngừng ngăn cản cứu nạn số ngư dân tàu QNg 90479TS bị nạn.

Lúc 19h20 đêm 9/7, tàu đánh cá QNg 95001 TS mới tiếp cận và vớt được 05 ngư dân của tàu QNg 90497 TS lên thuyền.

Đài Loan bất ngờ rút 2 tuần duyên ở đảo Ba Bình

Tờ Liên hợp Đài Loan ngày 8/7 tiết lộ, lực lượng tuần duyên Đài Loan lấy “phòng thủ Đài Loan” làm lý do, rút về 2 tàu tuần duyên triển khai (bất hợp pháp) ở đảo Ba Bình.

Trước đó, ông Phùng Thế Khoan, Bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan từng cho biết nếu ông lên làm Bộ trưởng Quốc phòng từ 10 năm trước thì ông sẽ ra sức xây dựng (bất hợp pháp) đảo Ba Bình như Trung Quốc đã và đang làm.

Ngày 7/7, tại phiên điều trần ở Ủy ban Ngoại giao – Quốc phòng, Viện Lập pháp Đài Loan, ủy viên lập pháp Chu Trần Tú Hà thuộc Đảng Thân Dân Đài Loan đã chất vất về lý do rút tàu tuần duyên khỏi đảo Ba Bình. Ông Phùng Thế Khoan cho biết, rút tàu tuần duyên khỏi đảo Ba Bình là để “phòng thủ Đài Loan”.

  Tin tức tình hình Biển Đông mới nhất ngày 10/7 - Ảnh 3

Tàu tuần duyên PP-10053 của Lực lượng tuần duyên Đài Loan.

Ủy viên lập pháp Hoàng Chiêu Thuận cho rằng trước đây ông Phùng Thế Khoan nhấn mạnh tăng cường “phòng thủ” đảo Ba Bình, đến nay Đài Loan càng không thể “mềm yếu”. Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Thế Khoan cho rằng hiện nay là thời điểm nhạy cảm, nhất là Trung Quốc đang tập trận (bất hợp pháp) ở quần đảo Hoàng Sa, không nhất thiết phải “phô trương sức mạnh” vào lúc này.

Trong phiên điều trần, Bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan Phùng Thế Khoan còn cho biết trong mùa mưa bão sẽ “không có chiến tranh” nên “cần phải rút” tàu tuần duyên.

Lực lượng tuần duyên Đài Loan cho biết bến cảng ở đảo Ba Bình không chịu nổi bão, khi bão xuất hiện có thể đe dọa an toàn của tàu tuần duyên lớp 100 tấn. Vì vậy mới rút tàu tuần duyên về Đài Loan trong mùa bão.

Theo quan chức lực lượng này, tàu tuần duyên đi lại giữa Đài Loan và đảo Ba Bình rất vất vả, vì vậy trước khi mùa bão năm nay kết thúc, sẽ không điều quay trở lại (đảo Ba Bình). Nhưng, lực lượng tuần duyên sẽ xem xét tình hình, điều tàu chiến đến tuần tra (bất hợp pháp-PV) ở đảo Ba Bình.

Chuyên gia: PCA không có cơ chế pháp lý nào để buộc Bắc Kinh phải tuân thủ phán quyết

Vào năm 2013, Philippines đã đệ đơn kiện lên PCA, phản đối tuyên bố chủ quyền phi lý “đường lưỡi bò” của Trung Quốc nuốt trọn gần cả Biển Đông. Nhưng Bắc Kinh nhiều lần tuyên bố phớt lờ phán quyết của PCA, cho rằng PCA không có quyền tài phán.

Philippines từng nhấn mạnh Manila không muốn nhờ tòa án quốc tế giải quyết tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông, nhưng chỉ muốn PCA ra phán quyết bác bỏ “đường lưỡi bò” của Trung Quốc.

Manila khẳng định “đường lưỡi bò”, cái mà Bắc Kinh gọi là “chủ quyền lịch sử” dựa vào những bản đồ cũ xưa, là không có cơ sở pháp lý theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS).

Philippines còn tố Trung Quốc vi phạm UNCLOS vì Bắc Kinh ngăn cản tàu cá Philippines đánh bắt tại ngư trường truyền thống ở bãi cạn Scarborough bị Bắc Kinh chiếm từ tay Philippines vào năm 2012.

Các chuyên gia pháp lý nhận định: sau ba năm cân nhắc kỹ lưỡng gần 4.000 trang tài liệu chứng cứ, hai lần phân xử không có sự tham gia của Bắc Kinh, PCA có thể đưa ra phán quyết thiên về phía Manila.

Giáo sư Cecily Rose, chuyên về luật thuộc Đại học Leiden (Hà Lan), nhận định: “Trung Quốc bị buộc phải tuân thủ phán quyết. Nhưng nếu Trung Quốc không tuân thủ, PCA lại không có cơ chế pháp lý nào để buộc Bắc Kinh phải tuân thủ”.

Chuyên gia Frans-Paul van der Putten, thuộc Viện nghiên cứu Clingendael (Hà Lan) thì ccho hay: “Dù cho PCA đưa ra bất kỳ phán quyết nào, vụ kiện này cũng không thể cải thiện quan hệ giữa Trung Quốc và những quốc gia có tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh ở Biển Đông”.

Chuyên gia Joris Larik thuộc Viện nghiên cứu Công lý Toàn cầu (Hà Lan) chỉ ra rằng Manila kiện Bắc Kinh là nhằm “chọc thủng” đường lưỡi bò. Ông Larik cho biết thêm: “Uy tín của Trung Quốc sẽ bị suy yếu nếu PCA đưa ra phán quyết chống lại nước này”.

Mỹ sẽ điều tàu sân bay hiện đại nhất tới châu Á để đối phó Trung Quốc

Các quan chức Hải quân Mỹ mới đây cho biết siêu tàu sân bay thế hệ mới USS Gerald R. Ford của nước này sẽ được triển khai tới các điểm nóng mang tầm chiến lược tại châu Á để đối phó với sức mạnh ngày càng lớn của Hải quân Trung Quốc trong khu vực.

Tờ National Interest ngày 7/7 dẫn lời ông Sean Stackley, quan chức cấp cao của Hải quân Mỹ, cho biết siêu tàu sân bay mới của Mỹ USS Gerald R. Ford (CVN-78) đang được hoàn thiện ở những công đoạn cuối cùng và sẽ được bàn giao cho Hải quân Mỹ vào tháng 9 tới.

Theo dự kiến, siêu tàu sân bay này sẽ chạy thử để kiểm tra khả năng vận hành vào năm 2017, sau đó trải qua “các bài kiểm tra sốc” vào năm 2019 và chính thức được đi vào hoạt động từ năm 2021. Theo lời giới chức Hải quân Mỹ, các bài kiểm tra sốc đối với USS Gerald R. Ford bao gồm việc vận hành siêu tàu sân bay này ở các điều kiện hàng hải khác nhau như tại khu vực biển động với giả định từ các vụ nổ do hỏa lực của đối phương gây ra.

Một quan chức Hải quân Mỹ cho biết, quyết định triển khai USS Ford tại các vùng biển trên thực địa cần quá trình suy nghĩ thận trọng và thấu đáo, việc này sẽ phụ thuộc vào các yêu cầu tác chiến cũng như tình hình địa chính trị an ninh vào đầu những năm 2020.

National Interest nhận định, trong bối cảnh Mỹ đang theo đuổi chính sách tái cân bằng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, việc hải quân nước này triển khai siêu tàu sân bay mới tới khu vực trên là điều dễ hiểu và có thể đoán trước được. Theo đó, sức mạnh của USS Gerald R. Ford được thiết kế như một rào cản để ngăn chặn Hải quân Trung Quốc tăng cường các hoạt động bành trướng và hung hăng của nước này tại các vùng biển như Biển Đông. Việc sở hữu siêu tàu sân bay thế hệ mới và triển khai tới châu Á – Thái Bình Dương sẽ cho phép Hải quân Mỹ tăng cường sự hiện diện của Washington trong khu vực.

Toà Trọng tài ra phán quyết: Bước ngoặt của lịch sử hiện đại Trung Quốc

Trước thềm phán quyết của PCA về yêu sách trên Biển Đông của Trung Quốc, theo bình luận viên Kyle Mizokami từ Week, Trung Quốc đang tự đẩy mình vào ngõ cụt với những lập luận ngang ngược cùng thái độ bất hợp tác. Dù tiến hành hàng loạt chiến dịch vận động hành lang nhằm lôi kéo sự ủng hộ của nhiều nước trên thế giới, khả năng thuyết phục dư luận của Trung Quốc là rất nhỏ bởi những chứng cứ mà họ đưa ra để biện hộ cho tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông thực sự yếu.

Trung Quốc hiện đứng giữa hai lựa chọn: “Muối mặt” rút lại tuyên bố chủ quyền phi lý hoặc trở thành “kẻ giả tạo” tuân thủ một cách có chọn lọc các hiệp ước và hiệp định quốc tế, ông Mizokami đánh giá. Đây chắc chắn sẽ là một thất bại nặng nề và Trung Quốc hiểu rõ điều đó. Bằng chứng rõ ràng nhất thể hiện ở việc Bắc Kinh ráo riết loan tin rằng họ sẽ không chấp nhận phán quyết của tòa trọng tài.

Một số nhà phân tích lo ngại sau khi phán quyết của tòa được đưa ra, Trung Quốc sẽ có những động thái gây hấn nghiêm trọng hơn vì bị bẽ mặt trước cộng đồng quốc tế.

Sử dụng sức mạnh quân sự có thể là một lựa chọn của Trung Quốc, chuyên gia Mizokami nhận định. Trung Quốc đang tổ chức tập trận tại khu vực gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam kết thúc trước khi tòa trọng tài đưa ra phán quyết chỉ một ngày không phải trùng hợp ngẫu nhiên, ông Mizokami nhận xét. Trung Quốc sẽ đưa hàng loạt khí tài tới trước cửa ngõ của những quốc gia bị ảnh hưởng bởi yêu sách “đường 9 đoạn”. Đây dường như là một thông điệp mang đầy tính thách thức và răn đe.

Giới quan sát cho rằng Trung Quốc cũng có thể điều tàu chiến tuần tra khắp khu vực “đường 9 đoạn”, đặc biệt là những vùng mà Philippines tuyên bố chủ quyền, như một cách để thể hiện thái độ không chấp nhận phán quyết từ tòa trọng tài.

Theo Mizokami, những hành vi gây hấn kiểu này sẽ là đòn giáng mạnh, hủy hoại nghiêm trọng hình ảnh cũng như uy tín của Trung Quốc trong mắt cộng đồng quốc tế. Tất cả những thỏa thuận quốc tế mà Bắc Kinh tham gia ký kết từ đó cũng sẽ bị thế giới ngờ vực về độ tin cậy.

Tuần tới, PCA đưa ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông, lịch sử Trung Quốc hiện đại sẽ trải qua một bước ngoặt. Lý tưởng hơn cả, Bắc Kinh có thể lựa chọn tuân thủ phán quyết của tòa trọng tài và rút lại tuyên bố về “đường 9 đoạn”. Nhưng họ cũng có thể ngoan cố bám lấy những gì lâu nay vẫn theo đuổi, dù chúng đi ngược lại các quy định và luật pháp quốc tế.

Hà Yên (T/h)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.