ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Tin tức tình hình Biển Đông mới nhất ngày 23/7
Saturday, July 23, 2016 7:51
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Tin tức tình hình Biển Đông mới nhất ngày 23/7: Chuyên gia mổ xẻ ‘quyền lực mềm’ của Trung Quốc ở Biển Đông; Susan Rice thăm Bắc Kinh, thúc giục TQ không leo thang ở Biển Đông

Chuyên gia mổ xẻ ‘quyền lực mềm’ của Trung Quốc ở Biển Đông

VOA dẫn nhận định của Curtis S. Chin, nghiên cứu sinh về châu Á tại Viện Milken cho rằng Trung Quốc đang cố sử dụng quyền lực mềm và viện trợ phát triển để thúc đẩy lợi ích quốc gia. Thông qua các khoản tiền viện trợ và hoạt động ngoại giao, Trung Quốc đang cố tạo ra bạn bè và đối tác…

Đọc tin chi tiết

Susan Rice thăm Bắc Kinh, thúc giục TQ không leo thang ở Biển Đông

Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Susan Rice sẽ hối thúc Trung Quốc tránh leo thang trên Biển Đông, khi bà có chuyến thăm đến Bắc Kinh vào tuần tới…

Đọc tin chi tiết

  Tin tức tình hình Biển Đông mới nhất ngày 23/7 - Ảnh 1

Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Susan Rice.

Chuyên gia đánh giá phán quyết của PCA “vượt cả kỳ vọng”

TTXVN đưa tin, cựu Phó Đô đốc Hải quân và cũng là chuyên gia nghiên cứu về các vấn đề quốc tế của Ấn Độ, ông Shekhar Sinha khẳng định phán quyết của Tòa Trọng tài ở La Hay (Hà Lan) liên quan tới vấn đề Biển Đông là một phán quyết đúng đắn và hoàn toàn theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS).

Ông cho rằng phán quyết này vượt cả kỳ vọng khi bác bỏ tuyên bố “chủ quyền lịch sử” và yêu sách “đường 9 đoạn” của Trung Quốc.

Ông bày tỏ hy vọng các bên liên quan sẽ tuân thủ phán quyết, không cản trở tự do hàng hải, hàng không, hoạt động thăm dò dầu khí và thương mại ở Biển Đông.

Cựu Phó Đô đốc Sinha nhấn mạnh Ấn Độ tin tưởng vào trật tự thế giới dựa trên luật pháp và hy vọng tất cả các nước tuân thủ điều này, không chỉ ở Biển Đông mà trên toàn thế giới.

Theo ông Sinha, các nước thuộc Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nên tổ chức một cuộc họp ngay lập tức, yêu cầu Trung Quốc tham gia đối thoại và chấp nhận một cách tiếp cận chung.

Điều này có lợi cho ASEAN vì Hiệp hội có nhiều nước ra tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông và chỉ có cách tiếp cận chung mới khiến Trung Quốc phải tuân thủ luật pháp lệ quốc tế.

Sau phán quyết vụ kiện Biển Đông, Trung Quốc có rút khỏi UNCLOS?

Một số học giả quốc tế cho rằng Trung Quốc hưởng nhiều lợi ích từ UNCLOS nên ít có khả năng nước này rút khỏi UNCLOS sau phán quyết về vụ kiện Biển Đông.

Tại hội thảo quốc tế với chủ đề “Những vấn đề pháp lý liên quan đến phán quyết của Tòa trọng tài thành lập theo Phụ lục VII Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982″ diễn ra ngày 23/7 tại TP.HCM, nhiều học giả trong nước và quốc tế đều thống nhất rằng phán quyết của Tòa trọng tài thường trực (PCA) về vụ kiện Biển Đông có tác động không nhỏ đối với Trung Quốc. Tuy nhiên, ngoài việc tuyên bố không thừa nhận phán quyết này thì còn quá sớm để xác định những phản ứng của Trung Quốc ở mức nào – báo Thanh niên đưa tin.

Về khía cạnh chính trị, nhiều học giả đặt vấn đề rằng sau phán quyết của PCA, với sự bất mãn của mình liệu Trung Quốc có rút khỏi UNCLOS hay không?.

Giáo sư (GS) Donald Rothwell, Phó trưởng khoa Luật, ĐH quốc gia Úc cho rằng nếu Trung Quốc rút khỏi UNCLOS, Trung Quốc đã tự loại mình ra khỏi các cơ chế do UNCLOS điều chỉnh mà ở đó Trung Quốc được hưởng lợi, trong đó có thể kể đến hoạt động khai thác ở biển sâu.

GS Gregory Rose ở Đại học Wollongong, Úc chia sẻ rằng, với lịch sử hơn 30 năm UNCLOS cũng đồng thời trở thành một tập quán quốc tế được các nước sử dụng rộng rãi, trong đó có cả những nước không tham gia công ước này như Mỹ. Bởi lẽ UNCLOS cung cấp những cơ sở bảo vệ tuyến đường thương mại trên biển nên các nước đều được hưởng lợi. Với lập luận đó, ông Rose cho rằng không nhiều khả năng Trung Quốc rút khỏi UNCLOS, thay vào đó Bắc Kinh sẽ chọn cách rút ra bài học từ những sai lầm sau vụ kiện của Philippines để giải quyết vấn đề trên biển.

  Tin tức tình hình Biển Đông mới nhất ngày 23/7 - Ảnh 2

Ảnh: Thanh niên

Phán quyết của PCA: Cơ hội giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

Đó là một trong những nội dung kết luận quan trọng của 3 phiên thảo luận của hội thảo quốc tế “Những vấn đề pháp lý liên quan đến phán quyết của Tòa trọng tài thành lập theo phụ lục VII UNCLOS 1982” – báo Tuổi trẻ đưa tin.

Theo báo này, Hội thảo do Trường đại học Luật TP.HCM phối hợp với Hội Luật gia Việt Nam tổ chức ngày 23/7 với hơn 20 diễn giả quốc tế đến từ Nhật Bản, Philippines, Nga, Úc… cùng nhiều diễn giả là các chuyên gia trong nước nghiên cứu về vấn đề Luật biển đã đóng góp các tham luận và thảo luận nhiều vấn đề quan trọng liên quan đến phán quyết của Tòa trọng tài, và vai trò của phán quyết này đối với các quốc gia trong khu vực cũng như quốc tế.

Phán quyết của Tòa trọng tài có một ưu điểm nổi bật đó là một bên có thể đơn phương khởi kiện mà không cần sự thỏa thuận của bên kia, khi không thể áp dụng biện pháp chính trị ngoại giao và biện pháp giải quyết bằng tài phán là một biện pháp tiến bộ và văn minh.

Trong đó quan điểm của Philippines trong vấn đề Trung Quốc bác thẩm quyền của Tòa trọng tài thường trực và giá trị pháp lý của vụ kiện.

Các diễn giả cũng thống nhất phán quyết của Philippines có giá trị pháp lý quan trọng, là sự đóng góp to lớn cho luật pháp quốc tế, đồng thời vụ kiện của Philippines cũng là bài học cho các quốc gia trong khu vực, trong đó có vấn đề chủ quyền chính đáng của Việt Nam thông qua các vấn đề Trung Quốc xâm phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam như việc lắp đặt giàn khoan Hải Dương 981, ban bố lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông hay tranh chấp về vấn đề biển đảo thì Việt Nam có thể sử dụng Tòa trọng tài để giải quyết.

Ngoài ra, hội thảo cũng kết luận: Trung Quốc là cường quốc, là thành viên của Liên Hiệp Quốc và thành viên của UNCLOS nên Trung Quốc phải có nghĩa vụ ràng buộc tuân thủ những phán quyết của Tòa trọng tài.

Hội thảo cũng nêu ra dẫn chứng nhiều vụ kiện đơn phương, nhưng cuối cùng được cả hai bên thực thi và cùng tuân thủ, và Trung Quốc cũng không phải là ngoại lệ.

Phán quyết của Tòa trọng tài là cơ sở pháp lý để các quốc gia có thể điều chỉnh quan điểm pháp lý với các tranh chấp về biển trong tương lai.

Quan trọng là, Việt Nam và các quốc gia có thêm cơ sở pháp lý để bác bỏ yêu sách đường lưỡi bò và mở ra nhiều cơ hội hợp tác với các quốc gia trong khu vực.

H.Y (Tổng hợp)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.