ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Báo Mỹ: Dù thích hay ghét, điều đó không quan trọng với Putin
Tuesday, August 30, 2016 1:57
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Dù là chính sách thân thiện của ông Trump hay cách tiếp cận thù địch của bà Clinton, nước Mỹ dường như vẫn loay hoay trong việc đối phó với người đàn ông quyền lực đến từ nước Nga.

Nga vẫn đang trở thành trung tâm của sự cáo buộc can thiệp vào cuộc chạy đua Tổng thống Mỹ trên các phương tiện truyền thông thuộc các quốc gia phương Tây.

Tình báo Mỹ nói điện Kremlin và ám chỉ đích danh Tổng thống Nga Putin đã chỉ đạo thực hiện đánh cắp email của Ủy ban quốc gia đảng Dân chủ nhằm tìm kiếm một ưu thế cho Donald Trump – người trước đó được cho là thân thiết với Nga.

  Báo Mỹ: Dù thích hay ghét, điều đó không quan trọng với Putin - Ảnh 1

Cả hai cách tiếp cận của Donald Trump và Hillary Clinton đối với Nga đều không phù hợp?

Dù vẫn chưa có bằng chứng rõ ràng chứng minh những cáo buộc trên là có thật, thế nhưng chẳng những người Nga không sốt sắng lo lắng mà chính nội bộ nước Mỹ lại lúng túng và ồn ào về điều này nhiều hơn, theo Foreign Policy.

Chính sách với Nga đã trở thành vấn đề chia rẽ giữa hai đảng Cộng hòa và Dân chủ. Nhưng dù cả hai ứng viên Tổng thống Mỹ thuộc hai đảng này có thích hay ghét Putin thì đối với Tổng thống Nga và đất nước của ông, điều này cũng không phải vấn đề gì quá to tát. Moscow là một trong số ít quốc gia mạnh mẽ có đủ khả năng và tham vọng thách thức lợi ích của Mỹ, chuyên gia Matthew Rojansky từ trường Nghiên cứu Quốc tế Johns Hopkins bình luận.

Nói một cách rõ ràng, điều Washington cần lúc này là một chính sách hiệu quả hơn với Nga mà không hẳn là quá thiên về hợp tác hay cô lập. Và nhiệm vụ của người đứng đầu nước Mỹ tiếp theo đó là làm sao thúc đẩy lợi ích quốc gia quan trọng của Mỹ trong khi lường trước được mục tiêu và khả năng của Nga đang muốn thi triển trên toàn cầu.

Tuy nhiên có vẻ như cả Donald Trump và Hillary Clinton vẫn chưa cho thấy được họ sẽ làm được điều này. Ứng viên đảng Cộng hòa dường như đang cố “chào hàng kỹ năng” của mình như một nhà đàm phán tài ba và khẳng định rằng ông sẽ “nhận lại những lợi ích lâu dài ” với Putin, bất chấp quan hệ dầu sôi lửa bỏng của Nga-Mỹ thời điểm hiện tại.

Cựu Ngoại trưởng Mỹ lại tiếp cận bằng sự đối đầu khi xây dựng hình ảnh Putin một “kẻ bắt nạt” và so sánh ông với Hitler trong chính sách với nước láng giềng Ukraine.

Nhưng dù bằng cách miêu tả Putin như một nhân vật phản diện đê tiện hay một nhà lãnh đạo mạnh mẽ, sôi nổi thì điều đó cũng không giúp giảm đi những khó khăn cho cả bà Clinton và ông Trump. Ngược lại, những hướng đi về việc khắc phục mối quan hệ Mỹ-Nga còn trở nên rối loạn một cách nguy hiểm.

Trong thời gian qua, Moscow đang dẫn trước Mỹ về mặt địa chính trị, không chỉ ở chiến trường Syria mà còn ở ngay trong lòng châu Âu khi điện Kremlin ngày càng gần gũi hơn với phe đối lập của một số nước EU, NATO. Ngoài ra lợi thế trong cuộc khủng hoảng với người láng giềng Ukraine cũng đang nằm trong tay ông Putin.

Thành công rõ rệt của Moscow có rất ít điều bị ảnh hưởng hay can thiệp từ phía Mỹ, và với tình hình như hiện nay, mọi thứ vẫn sẽ không thay đổi dù đến tháng 11 này, người lên làm Tổng thống nước Mỹ có là ai đi chăng nữa.

Bình luận viên Matthew Rojansky cho rằng, là ứng viên của đảng Dân chủ, cách tiếp cận trong chính sách của bà Clinton là một sự lộn xộn và loay hoay trong việc cô lập Nga hay hòa dịu với họ. Tuy nhiên với sự bất đồng quan điểm rõ ràng trong quá khứ, cơ sở cho sự hợp tác Clinton-Putin là không có khả năng xảy ra.

Ý thức được điều này, cựu Ngoại trưởng Mỹ đã khôn khéo lấy được uy tín trên chính các phương tiện truyền thông thân đảng Cộng hòa và một số nhóm cử tri thuộc đảng này khi nhấn mạnh đến lợi ích quốc gia, thúc đẩy tự do nhân quyền, tương đồng với chương trình của cựu Tổng thống George W. Bush thuở trước.

Tuy nhiên nếu bà Clinton tăng gấp đôi hỏa lực và sự hiện diện của Mỹ tại Syria và Ukraine (điều có thể xảy ra theo tuyên bố của bà Clinton), Moscow sẽ không ngại ngần trong việc đáp trả tương xứng và tình thế đối đầu trực tiếp Nga-Mỹ sẽ không còn nằm trong tầm kiểm soát.

Với Trump, dù chính sách của nhà tỷ phú này vẫn ủng hộ Kiev, phản đối chính quyền của ông Assad tại Syria, nhưng phát ngôn bỏ rơi NATO và hợp tác với Nga trong cuộc chiến chống IS khiến giới quan sát nghi ngại rằng kinh nghiệm non kém của ông Trump sẽ dễ dàng bị ông Putin thao túng và khuynh đảo quan hệ giữa Mỹ với các đồng minh châu Âu.

Theo Foreign Policy, phương pháp tiếp cận của cả hai nhân vật này đều đi ngược lại những gì các người tiền nhiệm làm trong quá khứ. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, các tổng thống Mỹ như Harry S. Truman hay Ronald Reagan đều nhận thức được sức mạnh to lớn của Liên Xô nhưng vẫn tỏ ra ứng biến “lúc rắn, lúc mềm” và sẵn sàng bảo vệ tuyệt đối lợi ích của nước Mỹ.

Tuy nhiên trong thời điểm hiện tại dù chỉ là nước kế thừa của Liên Xô nhưng Nga vẫn là một “cầu thủ lớn” trong các khu vực có tầm quan trọng chiến lược lớn đối với Mỹ và các đồng minh châu Âu, từ biển Baltic, Biển Đen tới Trung Đông và Bắc Cực.

Nga vẫn là siêu cường với 145 triệu dân, một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới, khả năng quân sự ngày càng mạnh bên cạnh sự phát triển của kho vũ khí hạt nhân.

Chuyên gia người Mỹ lo ngại rằng, với việc Moscow ngày càng mạnh mẽ hơn một chính sách của Mỹ đối với các khu vực chiến lược đều cần phải thận trọng.

Những cuộc xung đột ở Syria và Ukraine không thể được giải quyết mà không có sự hợp tác từ phía Nga, nhưng rõ ràng sự can thiệp của Nga cho đến nay đều nhằm mục đích làm suy yếu các liên kết của Mỹ trong khu vực và tăng áp lực đối với Washington.

Với Mỹ, sự tham gia của Nga là rất quan trọng trong việc đạt được các thỏa thuận mang tính đột phá để ngăn chặn chương trình hạt nhân của Iran, nhưng khi quan hệ với Washington xấu đi hơn nữa, Moscow có thể dễ dàng ngăn cản điều này.

Và dù cho giá xăng dầu giảm xuống thấp đã giáng một đòn mạnh giáng vào nền kinh tế phụ thuộc xuất khẩu năng lượng của Nga, thế nhưng Moscow vẫn là quốc gia nắm đằng chuôi khi có thể khóa đường ống khí đốt trong những tháng mùa đông lạnh ở châu Âu để trừng phạt các nước láng giềng theo phương Tây.

Do vậy, bất cứ ai trong số Donald Trump hay Hillary Clinton trở thành Tổng thống Mỹ, họ đều sẽ phải có một khả năng ngoại giao thấu hiểu và có kinh nghiệm, bởi đây là Nga – không phải bất kỳ một quốc gia nhỏ bé nào khác mà Mỹ luôn trên cơ.

Bộ máy hành chính cồng kềnh và quan liêu của Mỹ cũng là một thách thức không nhỏ đối với người chủ mới của Nhà Trắng trong quan hệ với Moscow bởi đôi khi các chính sách đối ngoại với siêu cường này sẽ bị chồng chéo và bất đồng giữa nhiều cơ quan khác nhau.

Và về phía ngược lại, trong khi nước Mỹ còn đang loay hoay trong việc bôi xấu hình ảnh của ông Putin thì Nga dường như đã chuẩn bị xong cho mình kế hoạch nhằm đối phó với Washington trong tương lai của một vị tổng thống mới.

Minh Vũ

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.