ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Đừng đổ lỗi thương lái Trung Quốc ép giá, hãy trách chúng ta không làm được như họ
Friday, August 12, 2016 7:00
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Anh hỏi ‘tại sao em không nhập thực phẩm có chứng nhận của Châu Âu về mà bán, dễ bán hơn nhiều chứ mấy cọng rau biết đến bao giờ mới khá?’
Thực tâm là vì em thấy nhục lắm, thưa anh!
Đất nước 65% dân số làm nông nghiệp mà nông sản thực phẩm nhập tràn lan, kể cả thức ăn gia súc.
Bán đồ thô giá rẻ và nhập đồ chế biến giá trên trời. 
Thương nhân Hàn Quốc qua Việt Nam mua hàng về nước ‘chỉ mua những gì nông dân Hàn Quốc không trồng được’.
Họ làm được điều ấy, sao thương nhân Việt Nam không làm được?
Thương lái TQ nằm vùng từ Mũi Cà Mau tới Móng Cái.
Em chứng kiến thương lái TQ vô tận biên giới Mộc Hóa mua vịt chạy đồng quá lứa, thuê lò giết mổ, cấp đông và bán về TQ hay bán lên SG vô lò vịt quay em cũng không rõ.
Rõ ràng là Việt Nam chúng ta thiếu hẳn cái mắt xích ‘thương nhân’ ấy trong chuỗi cung ứng.
Do đó, hàng hóa không lưu thông được.
Mỗi lần nghe các vị nói ‘nông dân nghèo do thương lái ép giá’ là mình cười buồn. 
Thương lái là các nút quan trọng của chuỗi cung ứng. Họ làm những việc nông dân không làm được và doanh nghiệp không vươn tới được.
Họ kiêm luôn tín dụng nông thôn. 
Họ là idol của quân Xanh chúng tôi đấy! Chúng tôi đang phấn đấu mỗi ngày để có thể hiệu quả được như họ trong việc lưu thông hàng hóa.
Nông dân nghèo, Việt Nam nghèo vì chúng ta tham gia vào đoạn có giá trị hẻo nhất trong chuỗi giá trị và rủi ro cao nhất. Nghèo vì thiếu chất xám trong nông nghiệp. 
VD: Lúa giống mua 13-14K/kg, lúa thịt thì chỉ có 6-6.5K/kg thôi.
Mà trừ lúa ra thì giống các loại ta nhập khẩu gần hết từ cà chua đến bắp, dưa leo …
Ở Ấn Độ người ta trồng lúa lấy được 1 chuỗi sản phẩm: gạo, dầu cám gạo (đắt nhất trong các loại dầu ăn), bánh ăn kiêng từ cám đã ép dầu, điện từ trấu để chạy máy xay và máy ép dầu. Ta thì trồng lúa chỉ để lấy gạo giá rẻ mà thôi.
Hôm qua 1 bác làm đầu tư hỏi em “anh có dự án trồng trà chứng nhận Global Gap để xuất khẩu, em làm nông nghiệp nghĩ thế nào?”
Em trả lời rằng “em mà là anh sẽ không quan tâm đến những dự trồng trọt kiếu ấy, nếu có dự án chiết xuất hương trà, tinh dầu trà hay làm bột trà xanh thì em quan tâm. Hiện nay các quán như Coffee bean hay các tiệm bánh đều đang nhập bột trà xanh. Các bác kiếm chuyện gì nông dân không làm được hãy làm. Xuất khẩu vài chai tinh trà giá bằng 1 container trà khô không sướng hơn à?”
Và cũng từ ngày đi làm ruộng mới biết đến Chợ Lớn, nơi bạn có bất cứ nhu cầu gì thì đều được đáp ứng với giá tốt nhất; mới biết đến những thương gia cả 3 đời kinh doanh chỉ bán mỗi 1 món, giữ chữ Tín vì ‘có bạn hàng là sống được’; mới biết đến hệ thống “Chành” – là hệ thống kho vận cho hàng hóa tỏa đi khắp nơi với mức giá hợp lí nhất, và không phải chỉ hàng hóa, tiền bạc họ gói trong những túi nilon đen, dán băng keo nhìn như cái bánh chưng và cũng chuyển qua Chành.
Và có vẻ như, các thương nhân Trung Quốc khai thác cái hệ thống cổ xưa này cực kì hiệu quả để lưu thông hàng hóa của họ trên lãnh thổ Việt Nam.
Vì vậy, đừng chém gió nói chuyện chống Tàu chi cho xa xôi, là ‘thương nhân’ làm sao chohàng hóa lưu thông thật tốt mà không lệ thuộc người láng giềng xấu tính, làm sao để nông sản làm ra nông dân không phải kiếm lái buôn tàu mà bán là cách chống Tàu hiệu quả nhất!
Ông Vương Trí Nhàn trong “Làng phố và nỗi buồn thương nhân” đã viết:
“Xin thử bắt đầu bằng một cách tiếp cận tạm gọi là “ tiếp cận ngôn ngữ học”. Nói nôm na là đã có lúc buồn tình tôi thử giở từ điển ra soi. Và tôi thấy gì? Hoá ra ngay trong tư duy đã thấy người mình khác nhiều so với các nước. “Buôn”, tại Từ điển của ông Hoàng Phê, chỉ được tóm gọn lại là “mua để bán lấy lãi”.
Từ điển của Hội Khai trí Tiến Đức năm 1931 thì ghi là “mua để mà bán lấy lợi”.
Trong khi đó Tân Hoa từ điển của Trung Quốc bản năm 2007 định nghĩa chữ “Thương” trong thương nghiệp: “là hoạt động kinh tế lấy phương thức mua bán để lưu thông hàng hóa”. Hai cách định nghĩa đó đã cho thấy rõ người mình hiểu công việc buôn bán đơn sơ thế nào trong khi lẽ ra nó phải được quan niệm một cách đầy đủ ra sao.
Theo nghĩa hiện đại, hoạt động thương nghiệp hay nói nôm na buôn bán là gì?
Là người ta phát hiện ra nhu cầu và tổ chức sản xuất để thỏa mãn nhu cầu đó, hoạt động diễn ra trên phạm vi rộng rãi và ngày càng được đẩy tới theo một quy mô rộng lớn hơn. Tìm hiểu hoạt động buôn bán của người Việt, nhiều nhà kinh tế lớp trước như Vũ Văn Hiền, Vũ Quốc Thúc đã chỉ rõ nó nằm trong tầm khống chế của tư duy tiểu nông.
Đại khái ở ta buôn bán chỉ được hiểu đơn giản là “buôn thúng bán mẹt”, “buôn đầu chợ bán cuối chợ”, theo kiểu của người nông dân, đặc trưng là tính chất manh mún nhỏ lẻ, có gì buôn nấy và không loại trừ lừa lọc dối trá, tùy theo sự cần thiết của người mua mà bắt chẹt, làm hàng giả. Hiện tượng này kéo dài trong suốt trường kỳ lịch sử trung đại. Trong quan niệm dân gian, nghề buôn thường bị coi thường khinh rẻ, người ta hồn nhiên gọi người đi buôn là “con buôn”, nhiều thành kiến với họ. Càng thế thì nghề buôn càng không phát triển được.
Nên nhớ người làm nghề buôn của ta trước đấy thường xuất thân từ nông dân, thợ thủ công.
Trong khi ở nước ngoài, doanh nhân phần lớn là trí thức, có trường hợp là nhà khoa học, họ đem kiến thức của mình để phục vụ, kinh doanh, tổ chức sản xuất.
Đọc truyện Liêu trai của Tầu, đã thấy thời ấy có nhân vật được gọi là “thương nho” (nhà nho thương nhân). Sự có mặt của đám có học này đã đưa nghề buôn ở nước Tàu lên trình độ thế giới.
Còn ở Việt Nam cho đến gần đây, người mình vẫn chưa có quan niệm hợp lý về nghề buôn, chưa trân trọng nghề này, chưa thừa nhận đó là một nghề vinh quang (vì đã làm ra của cải vật chất và lợi nhuận cho xã hội) và chưa nhận chân giá trị của thương gia. Lịch sử của nghề này vẫn chưa được nghiên cứu đúng tầm vóc phải có. Chừng nào cả những chỗ yếu chỗ mạnh của người xưa chưa được soi sáng đầy đủ, chúng ta làm sao thoát khỏi cái bóng của họ?”
Thương lái – toàn kẻ xấu?
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us

Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.