ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Vì sao Donald Trump bất chấp tất cả muốn hòa dịu với Nga?
Sunday, August 7, 2016 17:27
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Học giả Mỹ cho rằng việc Trump hướng tới một mối quan hệ hòa dịu với Nga là điều hoàn toàn bình thường và lý do chính là vì “lợi ích của hòa bình thế giới”.

Cuộc đua giành vị trí Tổng thống Mỹ năm nay đang bước vào những chặng đua cuối cùng giữa hai ứng viên Donald Trump của đảng Cộng hòa và Hillary Clinton thuộc đảng Dân chủ.

Truyền thông và giới quan sát chính trị đều nhất trí rằng nhân vật nổi bật nhất trong bầu cử Mỹ năm nay chính là tỷ phú Trump – người đang muốn tìm kiếm một mối quan hệ hòa dịu với Nga nhằm hướng tới việc giảm căng thẳng song phương và giải quyết các cuộc khủng hoảng trong khu vực.

  Vì sao Donald Trump bất chấp tất cả muốn hòa dịu với Nga? - Ảnh 1

Ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump.

“Trong bối cảnh phương Tây không ngại ngần đẩy mạnh một cuộc Chiến tranh Lạnh mới đối với Nga, sự nổi lên của Donald Trump đã trở thành một điểm sáng trong mối quan hệ Washington-Moscow”, giáo sư Stephen F. Cohen từ Đại học New York nói với CNN.

“Không cần bóng gió sâu xa, Trump đã nói thẳng rằng mình muốn có một chính sách mới của Mỹ đối với Nga”, học giả Mỹ nhấn mạnh. Tuy nhiên ông cho rằng các phương tiện truyền thông Mỹ đã làm ngơ trong việc phân tích lý do của nhà tài phiệt

Một phản ứng “thân Nga” như vậy tất nhiên đã phải nhận lại một phản ứng đáp trả dữ dội từ cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton.

Ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Hillary Clinton trong tiềm thức luôn coi Nga như mối đe dọa lớn đối với nước Mỹ bên cạnh hiểm họa IS – điều mà bà đã công khai rõ ràng trong bài phát biểu của mình tại Hội nghị đảng Dân chủ hôm 28/7. Chiến dịch của bà Clinton còn công khai chỉ trích ứng cử viên đảng Cộng hòa là “tay trong của Putin.”

Nói về điều này, giáo sư Cohen nhấn mạnh rằng nỗ lực của Trump trong việc giảm thiểu sức ép chống lại Nga là điều hoàn toàn bình thường. Ông dẫn lại các tiền lệ trong quá khứ khi Tổng thống Mỹ Richard Nixon và Ronald Reagan cũng đã có những bước đi hướng tới giải quyết căng thẳng giữa Mỹ và Liên Xô vì lợi ích của hòa bình thế giới.

“Khi Chiến tranh Lạnh trở nên quá nguy hiểm, chúng ta hướng tới mối quan hệ hòa dịu, như Tổng thống Nixon đã thực hiện và Tổng thống Reagan đã tiếp bước sau đó”, Sputnik dẫn lời ông Cohen.

Không chỉ muốn thân thiện với Moscow hơn, Donald Trump còn làm được một điều đáng kể hơn khi công khai ném sứ mệnh hiện tại của NATO vào dấu hỏi.

Kể từ sự sụp đổ của Liên Xô và khối Hiệp ước Warsaw, dường như nhiệm vụ chính của Liên minh này giờ đây chỉ là cố gắng mở rộng sức mạnh của mình càng gần hơn biên giới Nga.

“NATO kết nạp thêm các nước vùng Baltic và Mỹ đạt được nguyện vọng của trong việc kiểm soát Ukraine và Georgia. Nga cảm thấy khu vực an ninh gần gũi của mình trước đây đã trở thành một phần của khối quân sự do Mỹ dẫn đầu. Chính điều này đã làm trầm trọng thêm căng thẳng giữa Nga và NATO”, giáo sư Cohen nêu quan điểm.

Trong quá trình mở rộng của mình vào những năm 2000, liên minh này không hể tuyên bố Nga là một mối đe dọa. Sau sự kiện 11/9, khủng bố được người Mỹ chỉ định là kẻ thù lớn, thế nhưng khối NATO do Mỹ dẫn đầu đã không hề tập trung vào chiến đấu khủng bố trong khoảng thời gian này mà ngược lại, đã nhắm sức mạnh của mình vào Moscow.

Sự kỳ lạ này đã trở thành câu hỏi lớn của dân chúng trong suốt nhiều năm qua, nhưng các phương tiện truyền thông Mỹ đã giấu nhẹm. Nó chỉ được ông Trump lôi ra ánh sáng và tạo sự chú ý nhờ vào chiến dịch vận động bầu cử của mình.

“Ông ấy đang trở thành người phát ngôn cho người dân nước này, những người đã cố gắng đưa thắc mắc của mình lên những kênh chính thống”, học giả Mỹ nhấn mạnh.

Ông Cohen nhận định cho đến lúc này, Syria và Ukraine vẫn là hai tâm điểm của cuộc “Chiến tranh Lạnh” giữa phương Tây và Nga.

Trong khi có một số tiếng nói muốn xem xét việc hợp tác với Nga tại Syria thì ngược lại vẫn còn những quan chức phản đối kịch liệt điều này, đặc biệt là Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter.

Theo ông Cohen, lực lượng Nga-Syria đã kiểm soát tình hình ở Aleppo, nếu quân đội Syria giành lại thành phố này từ tay lực lượng khủng bố, nó cũng đồng nghĩa với việc Damascus sẽ khôi phục lại quyền kiểm soát đối với Syria. Bởi vậy sự hợp tác Nga-Mỹ tại nơi đây có thể sẽ mở đường cho cả một giải pháp hòa bình trong cuộc khủng hoảng Ukraina.

Tuy nhiên, đã có những tín hiệu mới cho thấy một khi bà Clinton trở thành Tổng thống, cựu Ngoại trưởng Mỹ sẽ tiến hành một cuộc chiến toàn diện ở Syria chống lại Tổng thống Bashar al-Assad.

“Bà Clinton đang phát ra những tín hiệu cho thấy mình sẵn sàng một cuộc chiến tại Syria giống như chính sách trong sáu tháng cuối nhiệm kỳ của chính quyền ông Obama”, nhà báo điều tra Gareth Porter Mỹ nói trong một bài viết trên trang Consortiumnews.com.

Do vậy, triển vọng cho mối quan hệ hòa dịu Nga-Mỹ sẽ trở nên ảm đạm nếu bà Hillary Clinton trở thành bà chủ Nhà Trắng trong nhiệm kỳ lần này.

Minh Vũ

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.