ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
3 kịch bản trục Nga – Trung ‘hủy hoại’ Mỹ và phương Tây
Monday, September 5, 2016 16:57
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Mối quan hệ hợp tác ngày càng chặt chẽ giữa Nga và Trung Quốc đang trở thành vấn đề khiến Mỹ và các nước phương Tây phải “dè chừng”.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã từng khẳng định rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin là “thượng khách” tại Hội nghị thượng đỉnh G-20 diễn ra tại Hàng Châu, Trung Quốc vào ngày 4-5/9 vừa qua.

Tại hội nghị, các nhà lãnh đạo của những nền kinh tế lớn nhất thế giới đã bàn thảo về kinh tế, thương mại và những thách thức về chính sách ngoại giao.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin trong một cuộc gặp vào tháng 8/2015 ở Nga. (Ảnh: Reuters)

“Nga và Trung Quốc hiện tại đang hợp tác mạnh mẽ ở một mức độ chưa từng thấy trong các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, và sự hợp tác đó mang theo những yếu tố chống Mỹ và chống phương Tây”, tác giả Douglas Schoen và Melik Kaylan viết trong cuốn sách “The Russia – China Axis” (tạm dịch: Trục Nga – Trung).

“Tóm lại, một cuộc Chiến tranh Lạnh mới đang diễn ra, và những đối thủ cũ đã trở lại cuộc chơi, mạnh mẽ hơn những gì họ có trong những thập kỷ qua, và Mỹ cũng phải bối rối và toan tính nhiều hơn so với những gì Washington đã từng thể hiện từ thời Tổng thống Carter”, cuốn sách có đoạn.

Dưới đây là những kịch bản mà trục Nga – Trung có thể đe dọa tới lợi ích của Mỹ và phương Tây:

1. Hỗ trợ tài chính và quân sự cho Triều Tiên, Syria, Iran

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. (Ảnh: KCNA)

Trung Quốc và Nga vẫn tiếp tục hỗ trợ quân sự và tài chính cho những quốc gia bị phương Tây coi là “bất hảo” như Triều Tiên, Iran và Syria.

“Trung Quốc trong nhiều năm qua vẫn ủng hộ Triều Tiên bằng cách viện trợ kinh tế và cho phép Bình Nhưỡng tiếp tục theo đuổi các dự án hạt nhân bằng cách từ chối thực thi lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc”, Douglas Schoen và Melik Kaylan viết trong cuốn Trục Nga – Trung.

Là đồng minh thân cận nhất của Bình Nhưỡng, Bắc Kinh phản đối quyết định song phương giữa Mỹ và Hàn Quốc nhằm triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại nhất của Mỹ tại bán đảo Triều Tiên.

Việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao (THAAD) vào cuối năm 2017 tại Hàn Quốc được cho là hành động đối phó với “nguy cơ đe dọa” từ phía Triều Tiên. Quyết định triển khai THAAD được đưa ra sau khi Bình Nhưỡng thử bom hạt nhân lần thứ tư vào ngày 6/1 vừa qua và bắn một quả tên lửa tầm xa vào ngày 7/2.

Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. (Ảnh: BI)

Trung Quốc cho rằng chính bởi vì Mỹ tăng cường hệ thống phòng thủ tên lửa cho Hàn Quốc nên Triều Tiên mới phải mở rộng những cuộc thử nghiệm vũ khí. Theo đại sứ Hàn Quốc tại Liên Hợp Quốc, trong năm nay, Triều Tiên đã tiến hành khoảng 13 đợt thử tên lửa đạn đạo và bắn 29 quả tên lửa.

Đại sứ Trung Quốc tại Hàn Quốc Qiu Guohong đã cảnh báo rằng việc triển khai THAAD có thể phá hỏng mối quan hệ giữa hai nước, “phá vỡ cân bằng chiến lược ở khu vực và tạo ra vòng luẩn quẩn của sự đối đầu theo phong cách Chiến tranh Lạnh và chạy đua vũ trang, làm gia tăng căng thẳng”.

Trong khi đó, Giám đốc CIA, ông John Brennan nói rằng việc triển khai THAAD là “nghĩa vụ” của Mỹ đối với khu vực.

“Rõ ràng ông Kim Jong-un đang tiếp tục đi theo con đường thiếu trách nhiệm với an ninh khu vực và toàn cầu khi phát triển vũ khí hạt nhân cũng như tên lửa đạn đạo. Chúng tôi có nghĩa vụ với các đối tác ở khu vực vì thế những bước đi phù hợp đã được triển khai nhằm đảm bảo cho những người bạn, đối tác và đồng minh của Mỹ ở khu vực”, ông Brennan nói.

Dẫu vậy, Triều Tiên vẫn tiếp tục tiến hành các vụ thử hạt nhân. Lần mới đây nhất là vào cuối tháng 8, khi Bình Nhưỡng bắn một quả tên lửa được cho là KN-11 từ một tàu ngầm.

Trong khi đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin bị cáo buộc là đã hỗ trợ đồng minh, ông Bashar al-Assad bằng cách “cung cấp hệ thống vũ khí, căn cứ và tài chính”. Ngoài ra, phương Tây cho rằng các đợt không kích, tấn công của Nga chủ yếu nhắm vào các nhóm “đối lập ôn hòa” do Mỹ hỗ trợ chứ không phải các phần tử khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS tự xưng.

Hơn nữa, quan hệ giữa Trung Quốc với Nga ngày càng gần gũi với Iran cũng là điều khiến Mỹ và phương Tây phải cân nhắc.

“Iran giống như nút thắt cổ chai mà tất cả nguyên liệu thô của vùng Trung Á phải đi qua trước khi ra thế giới bên ngoài. Nếu Tehran bắt tay với Moscow và Bắc Kinh, nó sẽ ở vị thế chia sẻ lợi ích của cả hai khu vực”, Kaylan nhận xét.

2. Mạnh tay đầu tư cho quân đội

Quân đội Trung Quốc trong một buổi lễ duyệt binh vào tháng 9/2015. (Ảnh: AP)

Cả Nga và Trung Quốc đang tăng cường ngân sách cho quốc phòng nhằm nâng cấp và hoàn thiện quân đội. Chủ tịch Tập Cận Bình đã liên tục củng cố quân đội lớn nhất thế giới của Trung Quốc, với khoản chi khoảng 365 tỷ USD. Trong khi đó, Thứ trưởng bộ Quốc phòng Nga Tatiana Shevtsova nói rằng ngân sách quốc phòng của Nga sẽ bị cắt giảm 5% vào năm 2016.

Nhưng việc hợp tác quân sự Nga – Mỹ khiến phương Tây phải kéo căng các nguồn lực trên toàn thế giới, như việc Trung Quốc gia tăng hiện diện quân sự ở Biển Đông và Moscow cung cấp tên lửa phòng thủ xung quanh những lò phản ứng hạt nhân của Iran, Kaylan phân tích.

3. “Nghênh ngang” tuyên bố chủ quyền lãnh thổ

Tòa trọng tài Thường trực PCA tại La Haye, Hà Lan ngày 12/7 đã ra phán quyết bác bỏ “quyền lịch sử” của Trung Quốc với yêu sách “đường chín đoạn” phi lý ở Biển Đông.

Hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc xây dựng trái phép các nhà chứa máy bay trên đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. (Ảnh: CSIS)

Bất chấp phán quyết của tòa án, Bắc Kinh vẫn phớt lờ và tiếp tục những hành động xây dựng trái phép tại khu vực biển giàu tiềm năng này. Gần một tháng sau khi phán quyết của PCA được đưa ra, hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã ngang nhiên xây dựng nhà chứa máy bay có khả năng chứ 24 phi cơ và khoảng 4 máy bay quân sự cỡ lớn hơn tại mỗi đảo nhân tạo mà Bắc Kinh chiếm đóng trái phép tại quần đảo Trường Sa.

“Số lượng, kích cỡ những công trình cho thấy chúng được xây dựng để phục vụ mục đích quân sự – và chúng cho thấy rằng Trung Quốc đang cố ý tiến hành quân sự hóa ở quần đảo Trường Sa”, Gregory Poling, Giám đốc của Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á (AMTI), một đơn vị trong Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế, nói.

Hiện tại Mỹ đang sở hữu lực lượng hải quân lớn nhất thế giới với sự hiện diện chiếm ưu thế tại khu vực, tuy nhiên, điều đó có thể dễ dàng thay đổi khi Bắc Kinh đang nhanh chóng đẩy mạnh năng lực hải quân của mình.

Và trong khi Mỹ đang tiếp tục gia tăng áp lực đối với Trung Quốc bằng các biện pháp ngoại giao về vấn đề Biển Đông thì Bắc Kinh đang tiếp tục mở rộng ảnh hưởng ở các khu vực khác trên thế giới.

Hơn nữa, theo Kaylan và Schoen giải thích, Nga đã “bắt thóp” được Mỹ và phương Tây khi sáp nhập Crimea vào năm 2014. Trong phiên biểu quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, khi Nga bỏ phiếu, Trung Quốc đã bỏ phiếu trắng tuyên bố cuộc trưng cầu về vấn đề Crimea là không hợp lệ.

Tương tự như Biển Đông và Biển Hoa Đông, Crimea đóng vai trò “cửa ngõ” đi tới cả Biển Đen và Biển Azov.

Danh Tuyên

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.