ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Điện Kremlin thực sự tin bà Clinton muốn chiến tranh với Nga?
Thursday, September 8, 2016 0:42
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nếu Hillary Clinton được bầu làm tổng thống, thế giới sẽ nhớ 25/8 là ngày bà bắt đầu cuộc Chiến tranh Lạnh thứ hai, chuyên gia người Mỹ, Clinton Ehrlich từ Đại học Quốc gia Quan hệ Quốc tế Moscow nói.

“Nếu Hillary Clinton được bầu làm tổng thống, thế giới sẽ nhớ 25/8 là ngày bà bắt đầu cuộc Chiến tranh Lạnh thứ hai” – đó là lời nhận định của chuyên gia người Mỹ, Clinton Ehrlich từ Đại học Quốc gia Quan hệ Quốc tế Moscow (MGIMO).

Trong một bài phát biểu hồi tháng trước trên danh nghĩa nói về Donald Trump, bà Clinton đã gọi Tổng thống Nga Vladimir Putin là “cha đỡ đầu” cho chủ nghĩa cánh hữu và chủ nghĩa dân tộc cực đoan.

Điện Kremlin tin rằng bà Clinton sẽ muốn chiến tranh với Nga.

Quan sát viên từ điện Kremlin cho rằng đó không phải những tính ngữ ngẫu nhiên. Hai năm trước đó, ông Putin cũng cáo buộc phương Tây hậu thuẫn quyền lực ở Ukraine bởi sự “cực đoan, chủ nghĩa dân tộc và hữu khuynh”. Giờ đây bà Clinton đã sử dụng lại nó trong những phát ngôn của minh.

Tồi tệ hơn, những lời công kích bắt đầu quy chụp nhà lãnh đạo nước Nga với hình ảnh phát xít. Bà Clinton liên tục lặp lại điệp khúc so sánh Putin với độc tài Hitler. Điều này không chỉ khiến quan hệ hai bên thêm phần căng thẳng mà nghiêm trọng hơn – nó đã thiết lập hình mẫu của ông Putin là đại diện của một ý thức hệ mà về cơ bản trái ngược với nước Mỹ.

Ngay cả khi mối quan hệ giữa Nga và phương Tây đã chìm xuống mức thấp nhất trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine năm 2014, điện Kremlin đã từ lâu cho rằng một cuộc Chiến tranh Lạnh 2.0 là điều không thể xảy ra.

Trong suy nghĩ của người Nga, số phận của Donetsk đã không còn là một cuộc đấu tranh tư tưởng cơ bản phân chia Đông và Tây như trong quá khứ.

Thế nhưng bà Clinton lại cố tình đưa vào bài phát biểu của mình những thành phần còn thiếu cho một mối “hận thù lưỡng cực”. Moscow được phủ lên hình ảnh như một chính quyền nổi bật về phân biệt chủng tộc, tàn bạo và ghét phụ nữ trên khắp thế giới.

Nghiên cứu viên Clinton Ehrlich tiết lộ, ông đã gặp khó khăn trong việc phản biện và làm dịu đi những phát ngôn của bà Clinton trong các cuộc tranh luận với đồng nghiệp tại Đại học Quốc gia Quan hệ Quốc tế Moscow – nơi được mệnh danh là cơ quan đầu não về an ninh quốc gia của Nga, mà cựu Tổng thống Henry Kissinger từng gọi là “Harvard nước Nga”.

MGIMO là cái nôi đào tạo những nhân vật ngoại giao tinh nhuệ nhất và những nhà cố vấn có tầm ảnh hưởng rất lớn đối với đất nước. Tại nơi đây giới nghiên cứu thực sự coi chính quyền của bà Clinton là một mối đe dọa hiện hữu. Một số chuyên gia cao cấp mà Clinton Ehrlich tiếp cận còn không có một chút tôn trọng miễn cưỡng nào đối với cựu Ngoại trưởng Mỹ. Một điều rõ ràng rằng bà Clinton sẽ không được họ chào đón nếu trở thành tổng thống.

Theo Foreign Policy, một điểm đáng lưu ý trong chiến dịch tranh cử của bà Clinton đó là ứng viên đảng Dân chủ tiếp tục đòi hỏi một vùng cấm bay để hỗ trợ mở các hành lang nhân đạo ở Trung Đông – lần này là ở Syria. Giới phân tích Nga cho rằng đây chỉ là một cái cớ để Mỹ có thể tiến tới lật đổ chế độ tại quốc gia này giống như đã từng làm ở Lybia trước đó.

Tổng thống Putin đã xác định sẽ không để Tổng thống Syria Bashar al-Assad chịu chung số phận như nhà lãnh đạo Muammar al-Gaddafi. Đó là lý do tại sao ông Putin đã triển khai lực lượng không quân, hải quân và các lực lượng hoạt động đặc biệt để loại bỏ các nhóm nổi dậy chống Assad, bởi hầu hết các phần tử này đều được Mỹ huấn luyện và trang bị vũ khí.

Clinton Ehrlich bình luận “vùng cấm bay” chỉ là một uyển ngữ lịch sự nhằm tránh phải nói ra rằng Mỹ sẵn sàng bắn hạ máy bay Nga một khi Moscow không chấp thuận yêu cầu.

Trước đó khi được hỏi trong một cuộc tranh luận về việc chính quyền của bà Clinton sẽ bắn hạ máy bay Nga hay không, cựu Ngoại trưởng Mỹ đã trả lời: “Tôi không nghĩ vấn đề sẽ đến mức độ như vậy”. Phát ngôn của bà Clinton dường như tin rằng một khi ép được ông Putin vào chân tường, Nga sẽ nao núng trước khi Mỹ phải bắt đầu cuộc chiến tranh với Moscow.

Tuy nhiên suy nghĩ của bà Clinton khiến giới quan sát phải đặt ra câu hỏi hoài nghi. Bởi chiếu theo tình hình hiện tại Moscow đang chiếm ưu thế vượt trội so với Washington ở Syria. Damacus từ lâu đã là đồng minh mạnh nhất của Nga ở Trung Đông. Trong khi đó đơn vị đồn trú hải quân tại Tartus có giá trị chiến lược vô cùng lớn, bởi nó cho phép Hạm đội Biển Đen của Nga hoạt động tại Địa Trung Hải mà không cần quá cảnh eo biển Thổ Nhĩ Kỳ.

Hai tuần trước, ông Putin còn cam kết tăng gấp đôi hoạt động ở Syria thông qua việc tiến hành các cuộc không kích bằng máy bay ném bom chiến lược từ một căn cứ ở phía tây bắc Iran.

Ông Clinton Ehrlich tiết lộ giới phân tích Nga có vẻ nghi ngại về sức khỏe và tâm trí của bà Clinton khi có những hành động và phát biểu gây khó hiểu và tự tin thái quá.

Trước đây, cựu Ngoại trưởng Mỹ từng vi phạm nghi thức ngoại giao khi đột ngột rời khỏi cuộc họp với Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov chỉ vài phút sau khi mới trao đổi vài câu xã giao. Ngoài ra một số báo cáo nói rằng bà Clinton đã uống rất nhiều rượu trong thời gian còn đứng đầu bộ Ngoại giao Mỹ.

Một yếu tố khác làm nhiễu loạn nhận định của các nhà phân tích Nga đó là tư tưởng của bà Clinton khá giống với John McCain và đảng Cộng hòa, trong khi bà vốn là một người thuộc đảng Dân chủ.

“Kiến trúc sư” trong cuộc chiến tranh Iraq Robert Kagan tự hào rằng bà Clinton sẽ là một người làm tắt đi những tiếng nói “chống chủ nghĩa can thiệp vào nước ngoài” của Mỹ và phương Tây, điều mà đảng Cộng hòa có truyền thống ưa chuộng.

Ngược lại, Moscow có cảm tình với Trump không phải vì dễ thao túng được con người này mà do nhà tỷ phú là “người Mỹ đầu tiên” có quan điểm về quốc tế phù hợp với Nga. Moscow luôn muốn một cuộc thương lượng giữa hai bên dựa trên việc tôn trọng lợi ích riêng mà không bị chi phối bởi ý thức hệ – và ông Trump là người rất sẵn sàng làm điều này.

Moscow tin rằng vấn đề Crimea và sự căng thẳng trong đối đầu Nga-Mỹ sẽ được giải tỏa nếu người dân nước này bầu một người lãnh đạo theo đuổi những lợi ích tốt nhất cho quốc gia, trong đó hỗ trợ chế độ của Assad để chống IS và thu hẹp vòi bạch tuộc NATO. Nga tôn trọng nhà tỷ phú vì sẵn sàng thực hiện những điều tốt đẹp đó.

Ngoài ra điện Kremlin cũng lo ngại mối quan hệ của bà Hillary Clinton với George Soros – người đang là mối đe dọa hàng đầu cho sự ổn định nội bộ của Nga khi có những cáo buộc nhân vật này nhúng tay vào một số cuộc “cách mạng màu” ở Đông Âu. Cơ quan an ninh Nga tin rằng Soros đang có kế hoạch lật đổ chính phủ của ông Putin thông qua phương thức đã từng thực hiện ở Ukraine, theo Foreign Policy.

Minh Vũ

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.