Theo bà Bishop, việc tuần tra ở Biển Đông là “phù hợp với chính sác về thực hiện quyền tự do hàng hải của chúng tôi.”
Tờ Sputnik ngày 1/11 đưa tin cho hay, Ngoại trưởng Australia Julie Bishop và Bộ trưởng Quốc phòng Marise Payne đã có cuộc gặp gỡ với các quan chức Indonesia, trong đó có Bộ trưởng Quốc phòng Ryamizard Ryacudu tại Jakarta vào tuần trước, trong đó hai bên có thảo luận về “tuần tra hòa bình” thông qua các vùng biển tranh chấp ở Biển Đông.
Theo bà Bishop, việc tuần tra ở Biển Đông là “phù hợp với chính sác về thực hiện quyền tự do hàng hải của chúng tôi.” |
Tuy nhiên, ông Ryacudu đã nhấn mạnh tới việc “không có ý định phá vỡ quan hệ ngoại giao (với Trung Quốc – quốc gia đưa ra những tuyên bố phi lý và phi pháp đòi quyền sở hữu gần như toàn bộ Biển Đông)” và nhấn mạnh rằng đây là một cuộc “tuần tra hòa bình, nhằm mang lại hòa bình”.
Kế hoạch này chưa được chính thức hóa, nhưng theo bà Bishop, việc tuần tra ở Biển Đông là “phù hợp với chính sác về thực hiện quyền tự do hàng hải của chúng tôi.”
“Điều đó phù hợp với luật pháp quốc tế và hỗ trợ hòa bình và ổn định trong khu vực”, bà Bishop cho biết trong cuộc phỏng vấn với Australian Broadcasting Corp radio.
Trung Quốc xem các cuộc tuần tra chung nhằm khẳng định tự do hàng hải của Australia và Mỹ trong Biển Đông là “sự can thiệp” và đã nhiều lần lên tiếng chỉ trích các hoạt động này. Trong một cuộc họp ở Bắc Kinh, một quan chức quân sự cấp cao Trung Quốc kêu gọi người đứng đầu Lực lượng Quốc phòng Australia duy trì sự “phát triển lành mạnh và ổn định” của quan hệ quân sự giữa Bắc Kinh và Canberra.
Vị quan chức Trung Quốc cảnh báo thêm rằng “hy vọng về vấn đề Biển Đông, phía Australia có thể nói và hành động thận trọng, và có những lời nói và hành động phù hợp”, Japan Times đưa tin.
Phản ứng trên được đưa ra sau khi Australia ký kết một thỏa thuận quốc phòng với Singapore mà Thủ tướng Lý Hiển Long đã nhấn mạnh rằng đó không phải là “một liên minh chống lại Trung Quốc”.
Australia là một đối tác thân thiết của Mỹ, quốc gia gần đây đã đẩy mạnh mối quan hệ với các đồng minh Thái Bình Dương để thúc đẩy vai trò lớn hơn trong việc chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực. Đặc biệt, Washington đã nhiều lần lên tiếng phản đối việc xây dựng một loạt các hòn đảo nhân tạo trái phép ở Biển Đông của Trung Quốc, trong vùng lãnh hải của các nước láng giềng Đông Nam Á.
Mỹ cùng các đối tác cũng đã tiến hành tuần tra ở vùng biển quốc tế và đi vào vùng 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng trái phép ở Biên Đông nhằm khẳng định tự do hàng hải và củng cố an ninh khu vực.
Hoàng Hải
2016-11-01 17:24:13