Khoa học và vũ trụ Vào thời kỳ những năm 1800, sao Hỏa đã từng là một đề tài tranh luận của các nhà thiên văn học, liệu có tồn tại sự sống của một chủng sinh vật thông minh khác trên hành tinh đỏ này?
Sao Hỏa đã từng là chủ đề được quanâm đến trong quá khứ. Ngay cả hôm nay, sao Hỏa cũng vẫn được các nhà khoa học cho rằng là ứng cử viên sáng giá có tồn tại sự sống. (Ảnh minh họa từ Internet)
Ngày nay, chúng ta đang sống trong kỷ nguyên của hàng loạt những phát hiện thiên văn mới. Mỗi ngày, mỗi khám phá lại đưa chúng ta đi tìm câu hỏi muôn thuở của nhân loại: vũ trụ này như thế nào, hoạt động của vũ trụ, loài người liệu có cô đơn hay còn một loài thông minh nào khác. Những lý thuyết về sự tồn tại của những sinh vật ngoài Trái đất không phải là điều gì mới mẻ. Con người đã luôn luôn cố gắng đi tìm câu hỏi cho câu trả lời này, đặc biệt từ thời những năm 1800.
Sao Hỏa đã từng là chủ đề được quan tâm đến trong quá khứ. Ngay cả hôm nay, sao Hỏa cũng vẫn được các nhà khoa học cho rằng là ứng cử viên sáng giá có tồn tại sự sống. Nhà khoa học Percival Lowell đã từng đề cập đến ý tưởng này, nhưng so với những lý thuyết đương thời có vẻ như giả thuyết của ông là một điều kì bí.
Sinh ra trong một gia đình giàu có và có gia thế tại Boston, gia đình Massachusetts, ông là anh trai của Abbot Lawrence – hiệu trưởng Đại học Harvard khóa 1909 – 1933, và nhà thơ Amy Lowell. Sau khi tốt nghiệp Đại học Harvard chuyên ngành Toán học, Lowell đã công bố một bài phát biểu về giả thuyết tinh vân – gợi ý rằng hệ Mặt trời được hình thành từ một loại vật liệu giống như tinh vân. Đây là chủ đề được cho là rất cấp tiến vào lúc bấy giờ. Trong suốt cuộc đời, Percival luôn luôn quan tâm đến khoa học tự nhiên, đặc biệt là Thiên văn học.
Percival Lowell
Năm 1892, Lowell được chọn làm viện sĩ Học viện Nghệ thuật và Khoa học Hoa Kỳ và quyết định quay trở lại Mỹ. Từ năm 1893, ông đã dành cả phần đời còn lại của mình cho thiên văn học, với nguồn kinh tế có sẵn, ông tự xây dựng một đài quan sát – Đài Thiên văn Lowell ở Flagstaff, Arizona Territory, ở độ cao trên 2.100 mét, tại vị trí xa khu vực ô nhiễm ánh sáng của thành phố. Nó đã trở thành đài Thiên văn đầu tiên đặt tại một vị trí xa như vậy. Ở đây, Lowell trải qua 23 năm cuối cùng làm việc của cuộc đời mình.
Trong những quan sát thiên văn, Lowell tập trung chú ý vào sao Hỏa nhiều nhất. Sự ám ảnh của ông về sao Hỏa bắt nguồn từ khi ông đọc cuốn sách “La planète Mars” của Camille Flammarion. Lowell bị mê hoặc bởi những “kênh đào của sao Hỏa”, khi ông nhìn thấy chúng trong một bản vẽ do nhà thiên văn học người Ý Giovanni Schiaparello, giám đốc của đài quan sát Millan. Lowell đã nghiên cứu sao Hỏa trong suốt 15 năm và trong quá trình đó, ông đã vẽ các bản thảo chi tiết bề mặt của hành tinh theo cách mà ông đã nhận ra. Ông đã tập hợp những nghiên cứu của mình về hành tinh Đỏ trong 3 cuốn sách đã xuất bản: “sao Hỏa (1895)”, “sao Hỏa và các kênh của nó (1906)”, và “sao Hỏa là nơi sống (1908)”.
“Kênh rạch” trên sao Hỏa theo mô tả của Lowell.
Trong phân tích của ông về bề mặt sao Hỏa, Lowell từng nhắc đến những “đặc điểm phi tự nhiên”, một trong số đó là “kênh rạch”, mà ông chia thành dạng đơn và đôi.
Lý thuyết của Lowell là tất cả những đặc điểm “nhân tạo” trên hành tinh này được thực hiện bởi một nền văn minh tiên tiến trong sự tuyệt vọng. Ông nghĩ rằng người ta đã xây dựng kênh rạch để chạm đến chop cực của hành tinh, nguồn nước cuối cùng của họ, và lưu lại hành tinh khô và chết.
Lowell tại đài quan sát của ông ở Flagstaff.
Ý tưởng này trở nên phổ biến hơn trong cộng đồng, nhưng giới khoa học bày tỏ sự không chắc chắn và hoài nghi những dấu hiệu mà Lowell nhận thấy, họ không tin có sự tồn tại của mạng lưới kênh rạch lớn trên sao Hỏa. Tác phẩm của Lowell và các lý thuyết của sao Hỏa đã nhận nhiều chỉ trích từ giới khoa học.
Để chứng minh (hoặc bác bỏ) tuyên bố của Lowell, năm 1909, kính thiên văn Mount Wilson Observatory tại Nam California đã được sử dụng để kiểm tra những đặc điểm mà ông đã nói đến. Kính viễn vọng mạnh hơn gấp rất nhiều lần kính viễn vọng của của Lowell, cho thấy một số đặc điểm địa chất có thể hình thành do sự xói mòn tự nhiên.
Năm 1960, Mariner của NASA đã chụp và quét một số hình ảnh chụp từ sao Hỏa, kết quả đã bác bỏ hết “những đặc tính phi tự nhiên của Lowell” mà Lowell từng công bố.
Một hình ảnh bề mặt sao Hỏa được chụp bới Mariner 4 (1965).
Cuối cùng, niềm tin của Lowell về bản chất nhận tạo của một số đặc điểm trên sao Hỏa đã phá hủy sự nghiệp của ông. Điều này và sự khởi đầu của Thế chiến I đã khiến tình trạng sức khỏe của Lowell càng ngày càng xấu đi, ông bị chiến tranh tàn phá và không có cơ hội chứng minh lý thuyết của mình.
Tuy nhiên, ông được ca ngợi là một trong những nhà khoa học có ảnh hưởng nhất trước thời Carl Sagan. Ngay sau đó, Lowell bị đột quỵ và tử vong vào ngày 12/10/1916, ở tuổi 61. Ông được chôn cất gần đài quan sát của tại một nơi được gọi là đồi sao Hỏa.
Theo Tvtns