ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: BINVIET News
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
6 câu nói của cổ nhân giúp bạn thấy rõ lòng người thật giả
Saturday, May 16, 2020 0:03
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Một người có tu dưỡng hay không, thì từ vẻ bề ngoài, qua lời ăn tiếng nói có thể dễ dàng nhìn ra được. Dưới đây là 6 câu nói uyên thâm của cổ nhân giúp bạn thấy rõ lòng người thật giả, cũng là những lời răn dạy ý nghĩa đối với tất cả chúng ta.

1. Là người như thế nào làm sao mà giấu được!

Khổng Tử: “Thị kỳ sở dĩ, quan kỳ sở do, sát kỳ sở an, nhân yên sưu tai? Nhân yên sưu tai?” – (Luận Ngữ)

Tạm DịchKhổng Tử nói: “Xem mục đích việc anh ta làm, xem những việc và cách thức anh ta đã làm, xem những việc làm anh ta yên vui thích thú, thì sẽ biết anh ta là người như thế nào. Là người như thế nào làm sao mà giấu được? Làm sao mà giấu được?”

Để hiểu chính xác một người, cách tốt nhất là xem lời nói, việc làm của anh ta, nó thể hiện tâm trí anh ta có trong sạch lương thiện hay không. Quan sát cách thức thực hiện của anh ta, từ đó có thể thấy phương thức làm việc của anh ta có thỏa đáng hay không. Xem xét anh ta an tâm vui thích về điều gì, từ đó có thể thấy giới hạn chuẩn mực nguyên tắc của anh ta. Nếu bạn thấy rõ cả 3 điểm này thì không ai có thể lừa dối che giấu bạn được.

2. Thật giả cuối cùng sẽ phân biệt

Bạch Cư Dị: “Chu Công khủng cụ lưu ngôn nhật, Vương Mãng khiêm cung vị thoán thì. Hướng sử đương sơ thân tiện tử, nhất sinh chân ngụy phục thùy tri?” – (Phóng ngôn ngũ thủ)

Dịch thơ:

Chu Công còn sợ lời đồn thổi
Vương Mãng khiêm nhường chẳng cướp ngôi.
Thân kia nếu chết từ xưa nhỉ,
Một đời thật giả chẳng ai hay?

Sau khi Vũ Vương chết, Chu Công phò tá Thành Vương, lòng trung son sắt, nhưng có lời đồn vu khống ông có ý cướp ngôi vua. Vương Mãng đã từng tỏ vẻ khiêm nhường đối đãi kẻ sỹ, cứu trợ giúp đỡ tân khách, giả dạng là bậc quân tử hiền lương. Nhưng sau này Vương Mãng thành kẻ nghịch thần làm loạn cướp ngôi vua. Nếu họ nửa đường nhắm mắt xuôi tay rời khỏi nhân thế, thì hai người đó ai thực sự là thiện ác tốt xấu, e rằng sẽ không được ghi nhận công bằng. Câu thơ này nói rõ thời gian là yếu tố quan trọng thử thách con người, thật giả nhất thời khó mà phân biệt, nhưng cuối cùng họ cũng sẽ hiện nguyên hình.

3. Làm thế nào để biết được nội tâm chân thật của con người?

Lã Bất Vi: Nội tắc dụng “lục thân tứ ẩn”, ngoại tắc dụng “bát quan lục nghiệm” – (Lã Thị Xuân Thu)

Tạm dịch: Đối nội thì dùng “6 người thân 4 quan hệ gần”, đối ngoại thì dùng “8 cách quan sát 6 cách kiểm nghiệm”.

Làm thế nào để biết được nội tâm chân thật của con người, trong “Lã Thị Xuân Thu” đã đưa ra “lục thân tứ ẩn” và “bát quan lục nghiệm”.

“Lục thân tứ ẩn” cho ta phương pháp nội suy để hiểu rõ người ta. “Lục thân” gồm Cha, Mẹ, Anh, Em, Vợ, Con. “Tứ ẩn” là 4 mối quan hệ thân quen: bạn bè – bạn bè kết giao hiện tại; cố nhân – bạn bè kết giao xưa kia; đồng hương – người cùng làng; láng giềng – người cùng xóm. Muốn hiểu rõ về một người thì hãy hỏi những người thân quen của họ.

“Bát quan lục nghiệm” là phương pháp đánh giá trực diện:

Thông qua phân tích thái độ người ta khi đối diện với các hoàn cảnh khác nhau để hiểu rõ nhân phẩm của họ. Khi một người vào hoàn cảnh thuận lợi, hãy xem những người mà anh ta tiếp đãi. Khi một người ở địa vị cao sang, hãy xem những người mà anh ta tiến cử. Khi một người giàu có, hãy xem khách khứa của anh ta. Khi một người lắng nghe ý kiến của người khác, hãy xem những ý kiến của anh ta. Khi một người nhàn cư vô sự, hãy xem sở thích của anh ta. Khi một người ở trạng thái thư giãn, hãy xem lời ăn tiếng nói của anh ta. Khi một người nghèo khó, hãy xem những gì anh ta không nhận. Khi một người ở địa vị thấp hèn, hãy xem những gì anh ta nhất quyết giữ.

Làm cho anh ta vui, xem anh ta có đắc ý không, còn biết mình là ai nữa không. Lấy lòng anh ta, xem anh ta thích cái gì. Khích nộ anh ta, xem khả năng tự ước chế của anh ta. Làm anh ta sợ hãi, xem anh ta có kiên định lập trường không. Làm anh ta đau buồn, kiểm nghiệm anh ta là người thế nào. Làm anh ta đau khổ, kiểm nghiệm anh ta có ý chí không. Bằng việc khảo nghiệm tổng hợp nhiều mặt, chúng ta sẽ biết rõ anh ta là người như thế nào.

4. Bảy cách để nhìn người của Gia Cát Lượng

Gia Cát Lượng: Phù tri nhân tính, mạc nan sát yên. Mỹ ác ký thù, tình mạo bất nhất, hữu ôn lương nhi vi trá giả, hữu ngoại cung nhi nội khi giả, hữu ngoại dũng nhi nội khiếp giả, hữu tận lực nhi bất trung giả. Nhiên tri nhân chi đạo hữu thất yên: Nhất viết, gián chi dĩ thị phi nhi quan kỳ chí; Nhị viết, cùng chi dĩ từ biện nhi quan kỳ biến; Tam viết, tư chi dĩ kế mưu nhi quan kỳ thức; Tứ viết, cáo chi dĩ họa nạn nhi quan kỳ dũng; Ngũ viết, túy chi dĩ tửu nhi quan kỳ tính; Lục viết, lâm chi dĩ lợi nhi quan kỳ liêm; Thất viết, kỳ chi dĩ sự nhi quan kỳ tín.

Tạm dịch: Biết tính cách người ta, chẳng có gì là khó. Tốt xấu khác nhau, thì nội tâm khác với biểu lộ. Có kẻ vẻ hiền lành nhưng thực giả dối. Có kẻ ngoài cung kính nhưng trong lừa bịp. Có kẻ ngoài dũng mãnh nhưng trong khiếp sợ. Có kẻ tận tụy nhưng bất trung. Cách nhận biết người có 7 cách.
1 – Gây chia rẽ thị phi để xem chí hướng;
2 – Truy vấn, tranh luận để xem khả năng ứng biến;
3 – Hỏi mưu kế để xem kiến thức;
4 – Báo tai họa, khó nạn để xem cái dũng;
5 – Chuốc rượu say để xem bản tính;
6 – Dùng tài lợi để xem liêm khiết;
7 – Giao việc để xem chữ tín.

Con người nội tâm và biểu lộ thường khác nhau, để hiểu chính xác bản tính một người là vô cùng khó. Vậy làm thế nào thông qua biểu hiện bên ngoài của người ta mà

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.