Trong Thủy Hử truyện, khi nhắc đến anh trai của Võ Tòng, tức Võ Đại Lang, không ít người cảm thấy bi ai cho số phận của nhân vật này. Thế nhưng chứng kiến cái chết oan ức ấy, rất nhiều người dù biết rõ chuyện gì xảy ra nhưng vẫn lựa chọn giữ im lặng. Vì sao lại như vậy?
Có người thắc mắc: Vì sao không một ai lên tiếng trước cái chết bất thường của Võ Đại? Chúng ta hãy cùng nhìn lại hoàn cảnh lúc bấy giờ…
Từ chuyện Vương Bà hiến kế
Võ Đại Lang bị đánh trọng thương sau khi phát hiện vợ mình là Phan Kim Liên gian díu với Tây Môn Khánh. Trong khi đó, cả Phan Kim Liên và Tây Môn Khánh vẫn ngày ngày qua lại với nhau chẳng chút e dè. Họ chỉ có một điều lo sợ, đó là Võ Tòng có thể trở về bất cứ lúc nào, như vậy họ không thể thoải mái lộng hành như trước được nữa.
Vương Bà đa mưu túc trí đã nhanh chóng nghĩ ra kế kết liễu Võ Đại Lang rồi xóa hết mọi dấu vết. Đợi đến lúc mãn tang, Tây Môn Khánh có thể đưa Phan Kim Liên về làm thê thiếp, không phải sợ hãi nữa.
Thế là đêm hôm đó, Phan Kim Liên đã dùng thuốc độc mà Tây Môn Khánh đưa cho rồi hại chết chồng mình.
Không có bức tường nào không lọt gió, và không có bí mật nào có thể mãi che mắt được thế gian. Nhất là khi gian tình này, đã từ lâu cả khu vực không ai không hay biết…
Sự thông minh của Vương Bà không phải ở chỗ nghĩ ra cao kiến, mà là bà ta biết rằng không cần phải che mắt ai cả. Bởi vì, trong một xã hội coi thường sinh mạng con người, thì khi người ta đối mặt với người xấu, việc xấu, một cách tự nhiên họ sẽ lựa chọn giữ im lặng.
Sự tự tin của Vương Bà không phải đến từ khả năng của người xấu, mà là đến từ sự bất bình trong im lặng của người tốt. Chỉ cần biết chắc rằng người tốt sẽ giữ im lặng trước việc xấu, vậy thì người xấu có thể sẽ không từ thủ đoạn nào…
Đến Hứa Cửu Thúc cam chịu làm đồng lõa
Sáng sớm ngày hôm sau, hàng xóm láng giềng đến thăm hỏi chia buồn trước cái chết của Võ Đại Lang, tuy ai ai cũng biết đây là cái chết không minh bạch, nhưng những gì họ làm chỉ là nói lời an ủi cửa miệng: “Chết thì đã chết rồi, người sống vẫn phải sống, cô đừng có đau buồn quá!”.
Phan Kim Liên giả vờ khóc lóc thống thiết. Sau một hồi mọi người trở về nhà của mình, vậy là mọi chuyện coi như đã xong xuôi! Chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng rằng: Nếu không có Võ Tòng, thì Võ Đại Lang chắc chắn sẽ bị quẳng xuống biển sâu.
Đương nhiên, Vương Bà vẫn dè chừng một người, đó chính là Hứa Cửu Thúc, người khám nghiệm tử thi của huyện Dương Cốc. Vương Bà nói với Tây Môn Khánh và Phan Kim Liên rằng: “Có một chuyện cần phải làm gấp, đó là Hứa Cửu Thúc. Ông ta là người rất tinh tường, có thể ông ta sẽ phát hiện ra”. Nếu như tất cả hàng xóm láng giềng đều biết, thì một chuyên gia kinh nghiệm lão làng như ông Hứa làm sao lại không thể nhận ra được?
Thế nhưng Tây Môn Khánh lại không hề lo lắng về điều này. Hứa Cửu Thúc vừa đến, Tây Môn Khánh liền chặn ông ta lại, lôi ông đến một quán rượu, đưa cho ông 20 lượng bạc. Hứa Cửu Thúc trong tâm hoài nghi, nhưng cũng đành phải nhận. Hứa Cửu Thúc nhận bạc không phải vì tham tiền, mà là bởi vì ông sợ: một là sợ sự xảo quyệt của Tây Môn Khánh, hai là sợ Tây Môn Khánh thao túng quan phủ gây khó dễ cho ông.
Vậy nên tại hiện trường, rõ ràng kết quả xét nghiệm là Võ Đại trúng độc chết, nhưng ông lại nói dối thành bị nôn, hôn mê bất tỉnh, do cứu chữa không kịp nên không qua khỏi.
Rõ ràng Hứa Cửu Thúc biết rằng Võ Đại chết vì trúng độc, nhưng ông sợ Tây Môn Khánh nên đã chọn giữ im lặng. Mặc dù vậy ông vẫn giữ hài cốt của Võ Đại để làm chứng cớ, không phải là vì ông ta lương thiện, mà do ông sợ Võ Tòng.
Sợ Tây Môn Khánh, lại sợ Võ Tòng, Hứa Cửu Thúc thật đáng thương, không thể thoát ra khỏi cảnh sống trong lo sợ bất an.
Bởi vì sợ, Hứa Cửu Thúc và hàng xóm láng giềng đã không đứng ra vạch trần sự thật, giải oan cho Võ Đại. Mọi người cũng bất đắc dĩ trở thành đồng lõa.
Vậy, điều gì sẽ xảy ra khi người tốt im lặng?
Trong cả tác phẩm Thủy hử, cứ nơi nào có người yếu thế bị bắt nạt thì nơi đó có người giữ im lặng chỉ đứng quan sát mà không dám mở lời. Nếu như thế giới này chìm ngập trong bóng tối, vậy thì, thổi tắt ngọn đèn cuối cùng chẳng phải là đang cổ vũ cho những kẻ xấu có được cơ hội càn quấy hay sao? Đáng nói là, nguyên nhân chính ở sự nén giận im hơi lặng tiếng của người tốt.
***
Như thế nào là thiện lương? Có người cho rằng cho tiền người khốn khó là từ thiện, giúp đỡ người khác là thiện tâm. Nhiều người cho rằng đây là toàn bộ thiện lương.
Nhưng đối mặt với những sự việc đại thiện đại ác, ví dụ như bức hại các Phật tử, đàn áp Phật giáo Tây Tạng, hay mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công, họ lại do dự né tránh, không dám cất tiếng bảo vệ những người vô tội.
Nhưng khi im lặng, chẳng phải là khiến cái ác có mảnh đất để phát tác và kẻ xấu được bao che, cái ác được dung túng để tồn tại hay sao? Nếu như con người có thể lên tiếng vạch trần cái ác và ủng hộ chính nghĩa, bảo vệ người lương thiện thì cái ác không thể tiếp diễn càng không thể tồn tại.
Hàng triệu người vô tội vẫn tiếp tục bị bức hại đến chết, là bởi vì sự im lặng cho cái ác tồn tại. Giống như nhà bác học Albert Einstein từng nói:
“Thế giới không bị hủy diệt bởi những kẻ làm điều ác, mà bởi sự im lặng của những người tốt”.
Câu chuyện trên cũng là lời gợi mở cho hậu nhân: Con người sống trong thế gian phải phân biệt rõ thị phi, giữ vững chính nghĩa, chống lại cái ác, như vậy mới có thể nhận được sự bảo hộ