Tây Tạng vẫn luôn là xứ sở huyền bí với câu chuyện tưởng như khó tin. Một trong những câu chuyện đó là việc các Lạt-ma ở đây sử dụng âm thanh để nâng những khối đá nặng hàng tấn lên độ cao hàng trăm mét để xây dựng các tu viện cheo leo trên vách đá.
Nhưng trước khi vào câu chuyện chính, hãy cùng xem xét các hiệu ứng thú vị mà sóng âm có thể tạo ra: Chiếc kèn didgeridoo của thổ dân châu Úc
Kèn didgeridoo là loại kèn truyền thống của người thổ dân Châu Úc, nó có chiều dài từ 1 đến 3m. Loại thường thấy là có chiều dài khoảng 1,2m.
Những chiếc kèn này được làm bằng cách trồng cây bạch đàn nhỏ ở những khu vực có mối, mọt và để những con côn trùng này ăn rỗng phần ruột cây. Và kết quả là người ta có được một chiếc kèn đặc biệt từ phần vỏ cây. Phần rỗng bên trong của chiếc kèn là những hốc cộng hưởng đặc biệt được tạo một cách tự nhiên bởi côn trùng.
Người ta đã phát hiện rằng âm thanh từ những chiếc kèn này khi phát ra và phản xạ từ mặt đất có thể tạo ra sóng dừng (stand wave) khiến những tờ giấy mỏng có thể giữ lơ lửng trong không khí tại vị trí của nút sóng dừng, như video dưới đây.
Hay thú vị hơn, người ta dùng sóng âm chiếc kèn didgeridoo để tạo ra những con sóng dừng của dòng suối.
Hiện tượng này đã được các nhà khoa học giải thích ở video sau:
Huyền thoại các Lạt ma Tây Tạng nâng cả tảng đá bằng âm thanh
Năm 1997, trong cuốn sách “The bridge to Infinity”, tác giả Bruce Cathie đã kể về câu chuyện được Tiến sĩ y khoa Jarl, người Thụy Điển, tốt nghiệp đại học Oxford chứng kiến tại Tây Tạng vào năm 1939.
Trong lần ghé thăm Tây Tạng để chữa bệnh cho một Lạt-ma, Jarl đã tận mắt chứng kiến các tăng nhân ở đây sử dụng âm thanh từ những cây kèn dài và niệm chú để đưa những tảng đá nặng hàng tấn lên những vách núi thẳng đứng cao hàng trăm mét.
Kể về sự kiện này, Jarl mô tả rất chi tiết:
Các tăng nhân muốn đưa một tảng đá có kích thước 1 x 1,5m từ bãi cỏ dưới chân vách đá lên một cửa động nằm trên vách núi đá cao 250m. Để làm được điều này, các tăng nhân huy động 13 chiếc trống và 6 chiếc kèn, xếp thành một cung phần tư của một đường tròn có bán kính 63m.
Phần thân của trống làm từ sắt miếng có độ dày 3mm. 8 chiếc trống có đường kính 1m, chiều dài 1,5m; 4 chiếc có đường kính 0,7m và chiều dài 1m; chiếc trống còn lại có đường kính 0,2m và chiều dài 0,3m.
6 chiếc kèn có chiều dài 3,12m và đường kính phần loa kèn là 0,3m. Tất cả các trống và kèn đều được đặt cố định trên các giá treo và có thể điều chỉnh để hướng chính xác về tảng đá.
Tất cả các trống được hở một đầu, đầu còn lại được bịt bằng sắt. Những chiếc dùi trống được làm bằng da, đầu bịt sắt.
Sau đường tròn được tạo bởi 19 nhạc cụ, có gần 200 tăng nhân khác xếp thành 19 hàng dọc tạo thành một cung tròn, mỗi hàng dọc có 8-10 người và trục của các hàng dọc cũng hướng vào tảng đá.
Tảng đá cần nâng lên 1m và dài 1,5m được kéo bởi những chú bò Tây Tạng và đặt trên một phiến đá khác rộng chừng 1m, chính giữa phiến đá này được tạc lõm sâu xuống khoảng 15cm, tạo thành hình dáng như một chiếc bát. Phiến đá này và tảng đá cần nâng lên nằm ở chính tâm đường tròn hình bán kính 63m tạo bởi 19 nhạc cụ và cách chân vách đá 250m.
Sau khi tất cả vào vị trí, các tăng nhân phát hiệu lệnh, bắt đầu buổi diễn tấu. Những chiếc trống nhỏ tạo thành âm thanh sắc nhọn có tần số cao phi thường, những chiếc trống lớn tạo âm thanh trầm hơn với cường độ cực lớn và ngân dài. Các tăng nhân phía sau cũng đồng thanh tụng kinh với nhịp độ càng lúc càng nhanh. Trong bốn phút đầu tiên, không có gì xảy ra, khi tốc độ của tiếng trống và âm thanh tăng lên, tảng đá lớn bắt đầu rung chuyển và đột nhiên nó bay lên không trung với tốc độ tăng dần theo hướng cửa động. Tảng đá bay theo hình vòng cung dài khoảng 500m. Sau ba phút đi lên, nó hạ cánh nhẹ nhàng xuống cửa động trên vách đá.
Cảnh tượng diễn ra thật phi thường. Mỗi giờ, các tăng nhân di chuyển được 5-6 tảng đá lên cao. Thi thoảng cũng có tảng đá bay lệch quỹ đạo và được di chuyển tách ra ngoài.
Sợ rằng bản thân mình bị thôi miên, tiến sĩ Jarl trước sự việc, Jarld đã sử dụng máy ghi hình và máy ảnh quay và chụp lại toàn bộ sự việc. Những đoạn tài liệu này vì lý do nào đó đã bị các nhà chức trách của Anh “phân loại” và đến nay nó vẫn chưa được công bố ra công chúng.
>> Tây Tạng huyền bí trong cuốn tự truyện về con mắt thứ ba Sức mạnh của âm thanh cộng hưởng
Lý giải về khả năng vật nặng bằng âm thanh của các Lạt-ma Tây Tạng, Tiến sĩ Bruce Cathie, một người chuyên nghiên cứu về mạng lưới các đường năng lượng bí hiểm của trái đất và các hiện tượng phản trọng lực, cho rằng phản ứng của viên đá không đến từ những bí mật tôn giáo thần bí, mà đến từ kiến thức vật lý vượt trội của các tăng nhân cao cấp Tây Tạng.
Bí mật nằm ở vị trí hình học của các nhạc cụ và sự điều chỉnh hài hòa của tiếng trống và kèn; tiếng tụng kinh kết hợp của các tăng nhân, việc sử dụng giọng đọc của họ ở một cao độ và nhịp điệu nhất định làm tăng thêm hiệu ứng ứng cộng hưởng khiến cho viên đá có thể được nâng lên một cách nhẹ nhàng, chứ không phải nội dung thần bí của kinh kệ tạo ra.
Ngày nay, các nhà khoa học cũng có thể dùng các máy phát âm thanh và loa công suất lớn cộng hưởng với nhau để nâng những tảng đá nặng hàng chục đến hàng trăm cân như ở video sau:
The post Giải mã bí ẩn việc các lạt-ma Tây Tạng nâng tảng đá bằng âm thanh appeared first on Trí Thức VN.
2020-06-05 18:52:02