ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: BINVIET News
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Sau xung đột biên giới, Ấn Độ bùng phát làn sóng tẩy chay hàng Trung Quốc
Friday, June 19, 2020 9:03
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Gần đây, cuộc xung đột biên giới gay gắt giữa Trung Quốc và Ấn Độ đã dẫn đến cái chết của ít nhất 20 binh sĩ Ấn Độ, làm leo thang tình hình bài Trung ở Ấn Độ, gây nên các cuộc biểu tình lớn trên đường phố. Hiệp hội thương nhân quốc gia Ấn Độ (CAIT) đã lập một danh sách tẩy chay hàng hóa, khiến giá cổ phiếu hãng điện thoại Xiaomi của Đại lục giảm mạnh hôm thứ Tư (17/6). Các hãng smartphone khác của Trung Quốc như Vivo, OPPO và ByteDance cũng như đang ngồi trên đống lửa.

Sau cuộc xung đột tại Thung lũng Gallevan ở biên giới hai nước, tâm lý bài Trung ở Ấn Độ tăng mạnh. Hôm thứ Tư Hiệp hội Thương gia quốc gia Ấn Độ (CAIT) một lần nữa kêu gọi các công dân Ấn Độ tẩy chay hàng hóa Trung Quốc, đồng thời công bố một danh sách 450 loại hàng hóa Trung Quốc cần được thay thế. Cuộc kêu gọi này đã nhanh chóng nhận được sự hưởng ứng của người dân Ấn Độ, theo NTDTV.

CAIT, đại diện cho khoảng 70 triệu nhà bán lẻ trên toàn Ấn Độ, cho biết các thành viên của họ sẽ tẩy chay hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, ngay cả khi điều đó có thể khiến việc kinh doanh của họ bị tổn thất.

Tại thị trường smartphone Ấn Độ, thương hiệu smartphone Xiaomi của Trung Quốc đã giành được danh hiệu tiêu thụ cao trong 10 mùa liên tiếp, nhưng giờ đang phải gánh chịu áp lực lớn từ tình hình hiện tại. Giá cổ phiếu của hãng tiếp tục giảm vào hôm thứ Tư, giảm 3,1% xuống còn mức 12,5 đô la Hồng Kông khi đóng cửa giao dịch.

Theo dữ liệu công bố bởi hãng nghiên cứu thị trường International Data Corporation (IDC), các lô smartphone của Xiaomi xuất khẩu ra thế giới vào năm ngoái là 125 triệu chiếc, trong đó lô xuất sang Ấn Độ đạt 43,6 triệu chiếc, chiếm 35% tổng số máy xuất ra toàn cầu.

OPPO, một thương hiệu smartphone khác của Trung Quốc, cũng có thị phần đáng kể trong thị trường tiêu thụ ở Ấn Độ. Theo báo cáo từ một số kênh truyền thông, smartphone của hai doanh nghiệp Trung Quốc này cùng chiếm tỷ trọng 80% thị trường smartphone tại Ấn Độ.

OPPO có một nhà máy lắp ráp smartphone ở Ấn Độ. Vì phong trào bài Trung ở Ấn Độ gia tăng, OPPO đã tạm thời hủy buổi giới thiệu trực tuyến dòng smartphone mới nhất và cao cấp nhất của mình ở Ấn Độ, mà thay vào đó tải lên một đoạn video dài 20 phút quảng bá cách OPPO hỗ trợ chính phủ Ấn Độ ngăn chặn dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán.

Thực tế, trước khi xảy ra cuộc xung đột quân sự ở biên giới, gần đây tình trạng chống Trung Quốc trong xã hội Ấn Độ đã nóng lên do ảnh hưởng của dịch bệnh – Ấn Độ đã công khai chỉ trích tính thiếu minh bạch của Bắc Kinh trong đại dịch corona. Liên đoàn Thương nhân Quốc gia Ấn Độ đã kêu gọi người dân nước này tẩy chay hàng hóa Trung Quốc kể từ ngày 10/6.

Cách đây không lâu, một hãng phần mềm Ấn Độ cũng đã ra mắt ứng dụng “Remove China Apps”, một app sẽ tự động quét và gỡ các ứng dụng do Trung Quốc sản xuất trên điện thoại Android. Lượt tải app này cán mốc 5 triệu lượt chỉ trong vòng 2 tuần, nhưng sau đó app này đã bị xóa khỏi nền tảng Google Play.

Bên cạnh đó, TikTok, một ứng dụng của ByteDance – một doanh nghiệp có trụ sở ở Bắc Kinh – có lượng người dùng khổng lồ ở Ấn Độ. Phần mềm này đã được tải xuống 600 triệu lần ở Ấn Độ, chỉ đứng sau Trung Quốc. Sau cuộc xung đột biên giới, người dân Ấn Độ không chỉ kêu gọi tẩy chay Tik Tok trên smartphone mà còn tràn ngập các chỉ trích TikTok trên cửa hàng Google Play.

The post Sau xung đột biên giới, Ấn Độ bùng phát làn sóng tẩy chay hàng Trung Quốc appeared first on Đại Kỷ Nguyên.

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.