Thông tin cho thấy Trung Nam Hải đã có ca mắc viêm phổi Vũ Hán từ tháng Hai, sau đó các cán bộ sơ tán lên núi Ngọc Tuyền, giờ đây ngay cạnh núi này đang có một ổ dịch.
Làn sóng thứ hai của đại dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát tại Bắc Kinh khiến một nửa thành phố nơi đây bị phong tỏa. Nhiều quận bị liệt vào khu vực có nguy cơ cao và thi hành quản lý khép kín. Trước đó, truyền thông Hồng Kông từng đưa tin rằng, Trung Nam Hải đã thất thủ, bộ phận quan chức cấp cao đã chuyển đến văn phòng trên núi Ngọc Tuyền nằm ở phía tây cung điện mùa hè ở Bắc Kinh, Trung Quốc.
Trung tuần tháng 6, Bắc Kinh bùng phát dịch bệnh lần hai. Theo báo cáo chính thức từ phía chính quyền Trung Quốc cho biết, chỉ trong 5 ngày đã có hơn 100 ca lây nhiễm được xác nhận, 9 quận đã thất thủ, đồng thời dịch bệnh cũng đã lan sang ba tỉnh Liêu Ninh, Tứ Xuyên và Hà Bắc.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc ngày 15/6 cho biết, dịch bệnh lần này nghiêm trọng “vượt ngoài dự đoán”, hơn nữa người mang mầm bệnh ở khu chợ Tân Phát Địa là rất lớn với gần 200.000 người có liên quan. Ba quận Phong Đài, Môn Đầu Câu và Đại Hưng đã bước vào “trạng thái thời chiến”.
Nhiều chợ nông sản ở Bắc Kinh đã đóng cửa, gần 30 khu cộng đồng nhỏ bị phong tỏa. Nhà hát lớn quốc gia, Ung Hòa Cung sau thời gian ngắn mở cửa trở lại cũng phải đóng cửa lần nữa. Các cuộc thi thể thao buộc phải hoãn lại; trường học phải đóng cửa và cho học sinh nghỉ học, người dân tại các khu vực có nguy cơ cao không được phép rời đi nơi khác.
Khu vực núi Ngọc Tuyền có ca nhiễm bệnh, lượng lớn xe cảnh sát bảo vệ nghiêm ngặt
Có 4 trường hợp chẩn đoán nhiễm bệnh tại chợ Đông Ngọc Tuyền, vốn là nơi giáp núi Ngọc Tuyền, vậy nên nơi đây đặc biệt thu hút sự chú ý của ngoại giới.
Chính quyền Bắc Kinh cho biết trong một cuộc họp báo được tổ chức ngày 15/6 rằng “đã thực thi quản lý khép kín đối với khu chợ Đông Ngọc Tuyền và cộng đồng dân cư xung quanh, khu trực thuộc đã thực hiện ‘cơ chế thời chiến’ để kiểm soát dịch”.
Truyền thông Trung Quốc dẫn lời phân tích của các chuyên gia Trung Quốc rằng từ giờ Bắc Kinh sẽ đặc biệt theo dõi các bệnh nhân ở khu chợ đông Ngọc Tuyền có lây lan ra cộng đồng xung quanh hay không? Bởi điều này sẽ quyết định tình hình dịch bệnh của Bắc Kinh trong thời gian tới, và liệu khu chợ này có trở thành ổ dịch thứ 2 sau khu chợ Tân Phát Địa hay không?
Cho đến nay, chính quyền đã thực hiện quản lý khép kín 10 cộng đồng xung quanh chợ Đông Ngọc Tuyền.
Một người dùng Twitter đã đăng một đoạn video cho thấy lượng lớn xe cảnh sát đã xuất hiện ở gần chợ Đông Ngọc Tuyền và họ đã bắt đầu quản lý nghiêm ngặt. Cư dân mạng cho biết, cộng đồng xung quanh khu chợ Đông Ngọc Tuyền sắp bị phong tỏa.
Video dẫn lại từ Twitter của Epochtimes.
Tình hình dịch bệnh tại chợ Đông Ngọc Tuyền khiến chính quyền đặc biệt lo lắng như vậy cũng là có nguyên nhân, bởi nơi đây cách núi Ngọc Tuyền – nơi tránh dịch của giới chức cấp cao Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cũng không xa lắm.
Giới chức lãnh đạo cấp cao của Trung Nam Hải chuyển đến núi Ngọc Tuyền
Trước ngày 17/4, trang Minh Báo của Hồng Kông dẫn lời của nhân sĩ thạo tin cho hay, do ảnh hưởng của dịch bệnh, bộ phận giới lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ đã chuyển từ Trung Nam Hải đến văn phòng trên núi Ngọc Tuyền ở vùng ngoại ô phía tây Bắc Kinh để giảm thiểu các buổi họp tập trung với nhau.
Đây là lần đầu tiên truyền thông nhà nước Trung Quốc tiết lộ rằng, Trung Nam Hải đã thất thủ, giới chức cao tầng của ĐCSTQ rời khỏi Trung Nam Hải để tránh dịch, hơn nữa còn nói rõ địa điểm văn phòng một cách cụ thể như vậy.
Tư liệu cho thấy, trên ngọn núi phía tây của Bắc Kinh có vô số sân sau của Trung Nam Hải. Ngoài ra còn có nhà ở và khu nghỉ dưỡng của các quan chức cấp cao, cơ quan chỉ huy quân sự quan trọng của ĐCSTQ cũng ở nơi này.
Ngày 18/4, nhà văn bất đồng chính kiến với ĐCSTQ có tài khoản tên “Lão đăng” đăng một dòng trạng thái trên Twitter rằng, nguồn tin từ nội bộ ĐCSTQ cho biết đợt dịch thứ hai đã đến, Bắc Kinh đang theo dõi chặt chẽ. Các lãnh đạo cấp cao đã rời khỏi thành phố và chuyển đến ngọn núi phía tây, tình trạng hệt như thời chiến.
Tháng Hai đã có thông báo dịch bệnh tấn công Trung Nam Hải
Khi Bắc Kinh lần đầu tiên tuyên bố phong tỏa thành phố Vũ Hán vào ngày 10/2, trên khắp Hồ Bắc đã có không ít quan chức cấp cao đã bị nhiễm bệnh. Bắc Kinh, bao gồm cả chính quyền khu Tây Thành ở nơi vị trí sở tại của Trung Nam Hải trong đó, nhiều nơi cũng đã xuất hiện lây nhiễm tập trung.
Bệnh viện Phục Hưng, nơi xuất hiện dịch bệnh tập trung, có thiết kế phòng bệnh dành cho các quan chức cấp cao. Bệnh viện này đã phụ trách công tác chăm sóc sức khỏe và điều trị y tế cho các cán bộ cấp cục, cấp bộ của 45 đơn vị với gần 5.000 người. Nhiều bác sĩ cũng là con em các quan chức cấp cao. Bệnh viện chỉ cách Trung Nam Hải 3.500m, và chỉ mất 7 phút đi xe.
ĐCSTQ khi đó cũng xác nhận rằng, một đơn vị thuộc Bộ Tài chính của ĐCSTQ đã có người bị lây nhiễm. Ngày 22/2, có thông tin rằng ông Vương Trọng Vỹ, giám đốc kiêm Bí thư Đảng ủy Văn phòng Nghị sự Quốc vụ viện ĐCSTQ đã xác nhận là bị lây nhiễm virus viêm phổi Vũ Hán và mau chóng được đưa đi cách ly và điều trị. Nếu tin này là thật, điều đó có nghĩa là dịch bệnh khi đó đã xâm nhập vào Trung Nam Hải.
Ngày 6/3, Bắc Kinh chính thức tiết lộ rằng khi đó còn có 827.000 người trở về Bắc Kinh đang ở tại nhà để theo dõi tình hình. Công tác phòng chống dịch bệnh đang trong thời điểm khẩn cấp nhất.
Ngày 11/3, Bắc Kinh bất ngờ tuyên bố nâng cấp các biện pháp phòng chống dịch bệnh, yêu cầu tất cả những ai đến Bắc Kinh đều phải tiến hành cách ly trong 14 ngày.
Theo De Ming, NTDTV
An Hòa biên dịch
The post Trung Nam Hải thất thủ, nơi lánh nạn của lãnh đạo Bắc Kinh nguy cơ bị dịch bệnh công phá appeared first on Đại Kỷ Nguyên.