ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: BINVIET News
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Tào Tháo để lại 4 tuyệt chiêu dùng người, ai lĩnh hội được chắc chắn thành nghiệp lớn
Wednesday, June 24, 2020 8:27
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Tào Tháo không chỉ nổi danh anh hùng cái thế, mưu lược hơn người mà còn có cách nhìn người, dùng người thiên hạ hiếm người sánh kịp.

1. Chỉ cần là người có tài thì sẽ đề bạt, tiến cử, tìm kiếm người tài là chuyện vô cùng khẩn cấp (Duy tài thị cử, cầu tài nhược khát)

Thời kỳ Tam Quốc, trong quá trình xây dựng quyền lực của mình, vì muốn tìm kiếm người tài, Tào Tháo tổng cộng đã ba lần ban “cầu hiền lệnh” (lệnh cầu người tài đức). Cùng thời đại của ông, không có người nào từng làm chuyện này.

Lần đầu tiên là vào năm Kiến An năm thứ 15 (năm 210), trong chiếu cáo viết rằng: “Từ xưa các bậc quân vương chịu mệnh trung hưng, ai chẳng được các bậc hiền nhân quân tử cùng hợp sức để trị thiên hạ! Những bậc hiền tài như vậy, thường không ra khỏi cổng làng, há chẳng thể cùng họ tương ngộ hay sao? Chỉ sợ rằng người trên không tìm được họ thôi. Nay thiên hạ vẫn chưa được bình định, cũng là lúc đặc biệt cần đến hiền tài. Mạnh Công Tước làm gia thần của họ Triệu, họ Ngụy thì dư tài nhưng lại không thể làm đại phu ở những nước nhỏ như Đằng, Tiết.

Nếu như nhất định phải mong chờ kẻ sĩ thanh liêm thì Tề Hoàn Công làm sao có thể xưng bá một phương? Chẳng lẽ không có một ai mặc áo thô vải rách nhưng lại ôm hoài bão lớn trong người giống như Khương Tử Nha ngồi bên Vị Thủy câu cá sao? Chẳng lẽ cũng không có một ai giống như Trần Bình sau khi chịu ô danh tư thông với chị dâu, nhận hối lộ nhưng vẫn có duyên gặp gỡ trở thành mưu thần cho nhà Hán? Các ngươi phải giúp ta tìm được những nhân tài bị mai một giống như vậy trong nhân gian, chỉ cần họ có tài thì phải tiến cử, ta có được họ là trọng dụng“.

Lần thứ hai là vào Kiến An năm thứ 9, trong cáo thị viết rằng: “Người có đức chưa chắc đã có tài, mà người có tài cũng chưa hẳn có đức. Trần Bình trung hậu, thật thà, còn Tô Tần là người thủ tín sao? Trần Bình định Hán nghiệp, Tô Tần tế nhược Yên. Người tài cũng có khiếm khuyết, chỉ cần “ở mức chấp nhận được” vẫn có thể dùng, nếu hiểu ra được đạo lý này thì sẽ làm nên đại nghiệp“. Trong lịch sử, Trần Bình là thần tử của nhà Hán, Tô Tần phò tá nhà Yên, sau lại đến nước Tề làm quan, cả hai vị này đều cống hiến mưu lược, kế sách khiến cho đất nước của họ trở nên mạnh hơn.

Lần thứ ba vào Kiến An năm 22, Tào Tháo viết rằng: “Theo truyền thuyết những vị anh hùng tài năng đều xuất thân bần hàn, Quản Trọng từng là kẻ địch của Tề Hoàn Công nhưng sau được trọng dụng nên mang lại sự hưng thịnh cho đất nước. Tiêu Hà, Tào Sâm cũng bắt đầu từ chức quan nhỏ, Hàn Tín, Trần Bình cũng từng chịu ô danh, bị người đời cười chê nhưng họ cuối cùng đều giúp đỡ hoàng đế hoàn thành đại nghiệp, ghi danh thiên cổ. Ngô Khởi giết vợ để nhận được tín nhiệm, lên làm tướng lĩnh, dùng tiền mua chức quan, mẫu thân qua đời cũng không trở về chôn cất, nhưng khi ông ở nước Ngụy, nước Tần không dám xuất binh về phía đông, khi ông ở nước Sở thì Tam Tấn (Hàn, Triệu, Ngụy) không dám xuất binh về hướng nam xâm lược. Khi ông nắm quyền ở nước nào đều làm cho nước đó trở nên cường thịnh, mở mang bờ cõi, các nước khác không dám đến xâm lược.

“Bây giờ trong thiên hạ sao lại không tồn tại những người như vậy đang hoà lẫn trong bách tính chứ? Hoặc những người quyết đoán, dũng cảm, liều mạng chiến đấu với địch, những người có tính cách và thói quen thô tục, nhưng tài năng cực cao, khí chất khác người có thể làm tướng đảm nhiệm vị trí phòng thủ. Những người từng mang ô nhục, từng bị cười chê, từng bất nhân bất hiếu, nhưng có bản lĩnh dụng binh đánh trận hay chính trị, mọi người đều phải tiến cử khi đã hiểu rõ về nhân tài, không thể bỏ lỡ”. 

Muốn tìm kiếm người tài tất nhiên không chỉ dựa vào một tờ cáo thị, nhưng ba đạo “lệnh cầu hiền” này tất nhiên cũng không phải không có tác dụng. Khát vọng có thể tìm được người tài giỏi được Tào Tháo viết trên cáo thị vô cùng sống động, khiến cho người khác không khỏi cảm động. Sự thật cũng là như vậy, chỉ cần có cao nhân đến, Tào Tháo sẽ vô cùng kích động không thể tự khống chế được, sự vui mừng đều thể hiện lên mặt.

Năm 191, Tuân Úc rời khỏi Viên Thiệu đầu quân cho Tào Tháo, được Tào Tháo khen ngợi là “Ngô chi Tử Phòng” (Tử Phòng là Trương Lương, mưu sĩ của Lưu Bang, vì vậy ý của Tào Tháo chính là Tuân Úc là mưu sĩ, quân sư của ngài). Kiến An năm thứ 5, Hứa Du cũng bỏ Viên Thiệu đầu quân cho Tào Tháo khiến cho ngài vui vẻ không ngừng, nghe tin Hứa Du đến ngài đã tự mình ra đón, cười nói: “Tử Viễn, khanh đến, đại sự tất thành“.

2. Nghe ý kiến của thần tử, không chuyên quyền độc đoán (Tập quần sách, dụng quần lực, bất cảo nhất ngôn đường)

Khắp cả Hán Ngụy không một ai có bản lĩnh sử dụng người cao hơn Tào Tháo, trong một xã hội chuyên chế, sợ nhất là hôn quân độc đoán chuyên quyền, không nghe lời can gián của thần tử , không có tác phong dân chủ, hoàn toàn không chừa đường cho quần thần có ý kiến.

Đối với điểm này Tào Tháo vô cùng rõ ràng, vì vậy Kiến An năm 11 mới ban ra “lệnh cầu hiền”, ý muốn mở ra một con đường ngôn luận, khuyến khích mọi người đưa ra ý kiến, hiến ra sách lược. Điều này nó rõ rằng Tào Tháo không phải là một người độc đoán chuyên quyền, cũng kiên quyết phản đối những kẻ bề ngoài thuận theo nhưng trong lòng không tán thành.

Mà sự thật cũng chứng minh, những chiến thắng của Tào Tháo từ trong quần hùng cuối thời Hán tuyệt đối không phải nhờ vào chuyên quyền độc đoán, mà là nhờ vào việc tiếp nhận ý kiến của các mưu thần. Ví dụ như Tuân Úc, Quách Gia, Hứa Du… đều đưa ra ý kiến đúng đắn trong những thời khắc quan trọng, cống hiến sách lược. Mỗi lần thắng trận, lúc luận công ban thưởng, Tào Tháo ban thưởng cho Tuân Úc –

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.