ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Để con biết vâng lời
Saturday, November 7, 2009 16:17
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Ngay từ nhỏ nếu không được rèn cẩn thận bé rất dễ có thói ỷ lại hay “việc hôm nay cứ để ngày mai”. Do vậy thiếu kỹ năng giáo dục và luôn giáo dục con theo ý mình, hậu quả là con trở nên lầm lì, bất tuân.
me va con7110.jpg

Tọa đàm “Kỹ năng làm cha mẹ: Có làm thay đổi định mệnh của họ và con họ” do Trung tâm Thanh thiếu niên Miền Nam tổ chức ngày 25-2 tại TPHCM đã thu hút gần 100 phụ huynh tham dự. Đa phần họ đến với buổi tọa đàm là để gặp gỡ các chuyên gia tâm lý nhằm tìm cách giáo dục con biết nghe lời cha mẹ hơn.

Khi con…trở chứng

Chị Nguyễn Thị Lan Phương gửi đến câu chuyện “hết thuốc chữa” của đứa con trai đang học lớp 10 của mình. Con chị hiện nay học rất kém, thầy cô mời phụ huynh đến phàn nàn cháu có khả năng ở lại lớp rất cao nhưng 9 năm học trước đó, cháu học rất giỏi, ai cũng nhận xét cháu ngoan, hiền, lễ phép. “Bỗng nhiên cháu “trở chứng” và nghiện game online, cha mẹ nói không nghe, bỏ bê cả việc học hành”- chị Phương ấm ức. Bất lực vì con suốt ngày ở tiệm chơi game, vợ chồng chị Phương phải mua máy vi tính nối mạng để cháu chơi ở nhà cho dễ quản lý.

Thế nhưng, từ khi mua máy, cháu miệt mài chơi bất kể thời gian. Anh chị bức xúc: “Chúng tôi phải cầu cứu thầy cô nhưng cháu không có chút gì chuyển biến. Nhiều khi nói con không nghe, ngồi khóc cháu cũng dửng dưng”. Không muốn con mình tiếp tục nghiện game, cả hai đến các trung tâm tham vấn tâm lý, giáo dục trẻ vị thành niên… tìm giải pháp. “Các chuyên gia chỉ tham vấn về lý thuyết, cái tôi cần là cách dạy con biết vâng lời, biết học hành lo cho bản thân…”- chị cho biết. Đồng tâm trạng với vợ chồng chị Lan Phương, chị Lê Hoàng Tuyết Mai, quận 3, góp thêm: “Cháu nhà tôi mới 13 tuổi mà nó mê game online đến nỗi bỏ học cả tháng rồi, nói ngon nói ngọt đủ điều và dùng tới biện pháp đòn roi cháu cũng không sợ…”.

Một vị phụ huynh lớn tuổi khác chia sẻ: Tôi có đứa cháu trai từ nhỏ ba bỏ đi, cháu sống với mẹ. Cháu hiện đang là sinh viên năm thứ 3, học rất giỏi. Tuy nhiên, từ khi mê internet, cháu không thiết đến học hành dù gia đình đánh mắng hay dỗ ngọt thế nào. Cháu còn mắc cả chứng mất ngủ rối loạn thần kinh đến mức gia đình phải đưa cháu đi bệnh viện tâm thần điều trị… Tư vấn trường hợp này, tiến sĩ tâm lý Trần Thị Giồng cho biết: “Đây là một sai lầm cực kỳ nguy hiểm! Khi đưa vào bệnh viện tâm thần cháu biết mình không bị tâm thần thì sẽ “sốc” tâm lý nặng”.

Tổn thương cảm xúc

Câu chuyện trên đánh đúng tâm trạng băn khoăn, lo lắng của khá nhiều bậc phụ huynh. Nhưng, làm thế nào để hướng con theo ý mình thì họ… bất lực. Tiến sĩ Trần Thị Giồng khẳng định: “Các bậc phụ huynh hiện nay thiếu kỹ năng giáo dục cho các trẻ từ nhỏ và luôn giáo dục các cháu làm theo ý mình, học theo ý mình nên mới ra nông nỗi”. Tác động lâu dài của vấn đề này ảnh hưởng trực tiếp lên con trẻ. Trẻ trở nên chai lì cảm xúc vì không làm theo được cái mình có. “Khi tiếp xúc với thế giới ảo đầy tự do, được thực hiện tất cả sở thích của mình ví dụ như chơi game online, blog… thì các cháu đâm ra mê muội”.

Theo khảo sát của tiến sĩ Giồng, trẻ em ngày nay hay bị cô đơn, thiếu bạn, thiếu môi trường sinh hoạt để phát triển tự nhiên, thường bị bao vây và bị bắt buộc làm theo những cái người lớn hoạch định. Nếu tránh cho trẻ được điều này và cho trẻ thấy được nỗ lực của người làm cha mẹ trong việc nuôi dạy con, trẻ sẽ có phản ứng tích cực. Như trường hợp của chị Lê Hồng Hiệp, cán bộ Trung tâm Thanh thiếu niên Miền Nam, chẳng hạn.

Từ khi con còn bé, mỗi ngày, chị đều dành thời gian để trò chuyện nhằm nắm bắt được cảm xúc của con. Chị kể, có lần con chị hỏi vì sao không thấy bố mẹ đeo nhẫn cưới, chị nói cho con nghe là do nhà còn túng thiếu, bố mẹ phải bán cặp nhẫn cưới để mua sữa cho con, đưa con đi bác sĩ lúc ốm đau… Nghe xong con gái chị dúi đầu vào lòng mẹ. Sau đó, đến dịp kỷ niệm ngày cưới, con chị đã mang quà tặng cho bố mẹ là cặp nhẫn cưới mua bằng tiền để dành trong suốt 3 năm của cô bé. “Tôi không ngờ đứa con gái mới 15-16 tuổi mà đã suy nghĩ sâu sắc như vậy. Hai vợ chồng đeo cặp nhẫn mà ứa nước mắt”- chị xúc động nói.

Chỉ với những hành động nhỏ như thế nhưng rõ ràng là thái độ chia sẻ cùng con của chị Hiệp đã tạo động lực khiến con mình ngoan và cố gắng nhiều hơn. “Tiếc là người làm được điều này hiện nay không nhiều”.

Quốc Trung
theo tuvanonline

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.