ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Lấy vợ chỉ để có người chăm cha mẹ
Wednesday, November 18, 2009 9:33
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Sơn vừa làm quen, vừa tìm hiểu và cưới Duyên chỉ trong 15 ngày phép. Ngay sau đó, anh lại khoác ba lô lên đơn vị, yên tâm vì mẹ có người chăm nom.

Là con trai một nhưng lại chọn nghiệp lính, Sơn (ở Trực Ninh, Nam Định) thường xuyên phải xa nhà, có khi cả tháng mới về vào dịp cuối tuần. Từ khi bố mất, mẹ anh chỉ có một mình, nhà đã rộng lại càng thêm vắng vẻ. Mỗi lần về, nhìn mẹ lủi thủi thân già một mình, anh càng thêm áy náy.

Báo hiếu bằng đám cưới

Do đó, Sơn quyết định lấy vợ để mẹ có người đỡ đần, có người tỉ tê tâm sự cho đỡ vất vả, cô đơn, nhất là những khi trái gió trở trời. Chưa để lòng yêu ai, anh đặt mục tiêu cưới được vợ trong đợt nghỉ phép. Trong 15 ngày đó, anh kịp làm quen, “cưa cẩm” và làm đám cưới với Duyên, một cô giáo cấp hai cùng làng. Thời gian ấy chưa đủ để họ hiểu về nhau chứ nói gì đến yêu. Nhưng vì cùng làng, hai gia đình đều biết rất rõ về nhau, Duyên cũng đến tuổi lấy chồng nên đám cưới được tiến hành nhanh chóng, thuận lợi.

Ngay sau đám cưới, Sơn lại khoác ba lô lên đơn vị. Anh yên tâm vì ở nhà, mẹ anh đã có nàng dâu sớm tồi cận kề, chăm sóc.

df8osin01
Người phụ nữ sẽ bị tổn thương nếu biết chồng lấy họ về chỉ để làm việc nhà.
Không phụ lòng mong mỏi của chồng, Duyên đúng là một nàng dâu thảo. Tuy hình thức không được dễ coi cho lắm nhưng bù lại cô tốt tính, chăm chỉ, đảm đang. Sáng đi dạy, chiều cô quán xuyến việc nhà, cơm nước chu đáo cho mẹ chồng. Mẹ Sơn từ ngày có con dâu không còn cảnh nấu một lần ăn cả ba bữa nữa. Qua hai năm và mấy lần về phép của chồng, Duyên sinh một con gái. Suốt thời mang thai và sinh nở, cô không được chồng chăm nom nhưng chẳng hề phàn nàn. Sau đó, cô lại một mình nuôi con thơ và mẹ già.

Sơn rất cảm phục và biết ơn vợ, nhưng có một điều anh biết rõ, dù đã có con với nhau, anh vẫn không yêu cô. Anh đi biền biệt với sự yên tâm thư thái vì đã có hậu phương vững chắc, tuyệt nhiên không nhớ nhung gì vợ.

Giống như Sơn, anh Thành Nam (Hà Đông, Hà Nội) cũng chưa tìm được tình yêu thực sự nhưng do yêu cầu cấp thiết của gia đình, anh làm đám cưới với Hạnh, một nhân viên trong công ty mà anh làm sếp.

Nhà Nam khá giả, các anh chị đều đi làm ăn ở nước ngoài. Anh là con trai út và cũng đang làm chủ của một doanh nghiệp nên rất bận rộn, không có thời gian dành cho mình chứ đừng nói là bố mẹ. Là niềm ao ước của nhiều cô gái nhưng với anh, công việc vẫn là niềm đam mê duy nhất. Anh hài lòng với cuộc sống độc thân và tự nghĩ chưa cần phải lấy vợ. Nhưng bố mẹ anh lại rất cần. Lâu nay chăm sóc hỏi han các cụ chỉ có người giúp việc, các con cháu đều ở xa cả. Vì thế, họ thường xuyên thúc ép Nam cưới vợ để sớm có cháu bế. Ngẫm đi ngẫm lại, Nam thấy đúng là mình cần một người vợ để chăm lo việc nhà và thay anh báo hiếu cho cha mẹ.

Nam cũng từng có vài mối tình nhưng chỉ là thoáng qua, vì anh chưa hề yêu một cô gái nào theo đúng nghĩa, hiện tại cũng chưa có dấu hiệu “rung rinh” trước ai. Thế là anh quyết định lấy Hạnh, một cô gái không nổi bật về nhan sắc hay năng lực nhưng có nét đằm thắm, quan trọng nhất là ngoan và là mẫu phụ nữ của gia đình. Nam biết Hạnh thầm có tình cảm với anh và anh cũng quý cô. Với yêu cầu cưới vợ để báo hiếu của anh, như thế là đủ. Cưới xong, Nam giao phó cha mẹ cho Hạnh, và yêu cầu cô nghỉ làm công ty. Anh đưa tiền cho vợ rất xông xênh, nhưng những cử chỉ yêu thương, ánh mắt tình tứ hầu như vắng bóng.

Vợ thành người giúp việc

Mấy năm sau đám cưới, Nam biết vợ có bồ. Anh nổi giận vì cảm thấy bị xúc phạm. Nam nghĩ, Hạnh thua kém anh, được anh “chiếu cố”. Đã có chồng đẹp trai, tài giỏi, lại nhà cao cửa rộng, tiêu pha không bao giờ thiếu thốn… lẽ ra Hạnh phải tự thấy mình may mắn. Thế mà cô không biết tự bằng lòng, lại phản bội chồng. Dù phẫn nộ nhưng vì đại cục, Nam quyết định tha thứ cho vợ, chỉ cần cô dứt bỏ mối tình lầm lạc kia để trở về toàn tâm toàn ý với gia đình. Thế nhưng một ngày, Hạnh xách vali ra khỏi nhà, để lại cho chồng tờ đơn ly hôn đã ký sẵn.

“Em đã rất yêu anh, cứ nghĩ chỉ cần mình cố gắng thật nhiều thì sẽ dần có được tình yêu của anh. Nhưng em cứ chờ đợi mỏi mòn, vô vọng và giờ đây không thể chịu đựng được hơn nữa. Chưa bao giờ em nhận được sự chia sẻ, đồng cảm từ anh. Em chỉ là người thay anh giải quyết việc nhà, hay đúng hơn là một người giúp việc”, Hạnh viết thư để lại cho chồng. Với người mới, Hạnh nhận được tình yêu và những cử chỉ, sự quan tâm chưa bao giờ đến từ chồng.

Với trường hợp của Sơn, chuyện tương tự không xảy ra vì Duyên là một phụ nữ nông thôn an phận. Dù rất buồn vì biết chồng không yêu mình nhưng cô chấp nhận bởi nghĩ đã là đàn bà thì phải chờ chồng, nuôi con, thay chồng quán xuyến gia đình. Với Duyên, không có tình yêu là đáng buồn, nhưng quan trọng là cô đã có một mái ấm gia đình. Và người đầu tiên thấy hối hận với cuộc hôn nhân này lại chính là Sơn.

Mới đây, anh gặp và yêu một cô gái. Cảm giác chưa từng trải qua này khiến anh thấy cưới Duyên là một sai lầm. Người con gái ấy cũng yêu anh, và anh ước sao được chung sống với cô suốt đời, nhưng đã quá muộn vì Sơn đã có với vợ một mặt con. Chẳng những chưa từng có lỗi gì với Sơn, Duyên còn như là ân nhân của chồng. Vì thế, anh không thể phũ phàng bỏ cô.

Đến nay, Sơn và cô gái kia chưa hề đi quá giới hạn, và sau khi anh xác định không bỏ vợ, họ không gặp nhau nữa. Nhưng Sơn không thể quên, luôn đau đáu nhớ người yêu, tình cảm với vợ vốn đã nhạt càng thêm nhạt, chuyện gối chăn ngày một hờ hững. Nam thấy mình thật là bất hạnh. Và từ khi biết yêu, anh nhận ra mình đã bất công, thậm chí là độc ác với Duyên. Vừa thương vợ vừa thương thân nhưng anh không biết làm thế nào để cả hai thoát khỏi tình trạng khổ sở này.

Theo chuyên gia tâm lý Nhật Hạ, Trung tâm tư vấn An Việt Sơn, nhiều người đàn ông lấy vợ về với mục đích thay mình hầu bố mẹ nghĩ rằng mình đã làm được một việc tốt, thể hiện lòng hiếu thảo. Nhưng thực ra, đây là một hành động đáng lên án, nó thể hiện tư tưởng phong kiến, sự gia trưởng, độc đoán của người đàn ông. “Lấy vợ hầu bố mẹ, không có tình yêu là một cách đối xử bất công và xúc phạm nghiêm trọng đến lòng tự trọng, đến tình cảm của người phụ nữ. Đó cũng chính là một dạng vi phạm quyền bình đẳng giới”, bà Nhật Hạ nói.

Chuyên gia cũng khuyên với phụ nữ rơi vào hoàn cảnh như Hạnh và Duyên nên phản ứng để cho người chồng biết rằng mình không thể cam chịu làm người giúp việc, thành công cụ báo hiếu cho anh ta. Không nên im lặng, hãy cho chồng biết được giá trị của mình, để anh ta hiểu rằng với tư cách là vợ, bạn cũng cần được tôn trọng, được nhận sự yêu thương từ phía chồng mình. “Trừ khi bạn chấp nhận thiệt thòi để tiếp tục một cuộc sống bất công như thế, còn nếu không hãy đấu tranh để có được hạnh phúc thực sự”, bà Nhật Hạ khuyên.

Theo Nam Thi
Đất Việt

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.