ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Không biết cách khen, con ngày càng bướng
Friday, January 15, 2010 16:11
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Ngày xưa, muốn nhờ con dọn đồ chơi, Huyền (mẹ bé Chip) thường khen: ‘Chip giỏi lắm’ là bé nhanh nhẹn làm theo yêu cầu của mẹ ngay.

Nhưng bây giờ, dù mẹ có khen mỏi miệng, bé Chip cũng ‘ỳ’ ra và coi như không nghe thấy gì…Vì làm mẹ lần đầu nên Huyền rất chịu khó tìm kiếm tài liệu nuôi dạy con. Cô mua sách, đọc những bài báo trên mạng, thấy được khuyên nên thường xuyên khen ngợi, tránh quát mắng con. Áp dụng cho bé Chip (hơn 1 tuổi), những buổi ban đầu, Huyền thấy rất hiệu quả. Tuy nhiên, càng về sau, bé Chip càng tỏ vẻ bướng bỉnh và dường như “nhờn” với lời khen của mẹ.

khen

Làm sao để khen con có hiệu quả? Đó là băn khoăn mà không phải cha mẹ nào cũng có câu trả lời. Nếu được dùng vô tội vạ, lời khen không phát huy tác dụng mà còn phản hiệu quả. Các chuyên gia tâm lý đánh giá cao chất lượng lời khen hơn là số lượng. Nếu lời khen là chân thật, bé sẽ biết cố gắng. Còn nếu chỉ khen cho có lệ, bé sẽ chẳng hứng thú nữa.

- Khen liên tục làm giảm giá trị. Ngoài ra, nó cũng khiến cha mẹ nhanh bị cạn vốn từ. Nhiều cha mẹ chỉ quanh quẩn với những câu khen chung chung, đại khái như: “Con giỏi quá”, “Con tài quá” hay “Con ngoan quá”… Kết quả, bé nghe quen tai thì nhanh chán và không còn háo hức với lời khen của mẹ nữa.

Nếu cha mẹ khen không chân thực, bé có thể mất lòng tin ở cha mẹ. Nguy hiểm hơn, bé còn không tin ở những lời khích lệ tích cực của cha mẹ. Kiểu khen chung chung còn khiến bé nhạy cảm dễ bị tổn thương; chẳng hạn, bé Sâu mang khoe mẹ bông hoa vừa vẽ được, mẹ của bé đang bận làm bếp, không ngước lên nhìn con nhưng luôn miệng khen: “Con vẽ đẹp lắm. Vẽ tiếp cho mẹ xem nhé”. Dần dần, bé Sâu cảm thấy mẹ không hợp tác tốt, sẽ ít gần gũi với mẹ.

- Cần khen bé thật chi tiết. Điều này giúp bé biết, bé được mẹ đánh giá cao vì cái gì; ví dụ: “Ông mặt trời con vẽ còn đẹp hơn hình trên tivi nữa” hoặc: “Con biết nhường phần ăn cho em khiến mẹ vui lắm”. Cũng nên khen ngợi ngay khi bé có hành vi tốt, tránh để lâu vì cảm xúc có thể bị “nguội”.

Tương tự, thay vì nói: “Con đá bóng giỏi lắm”, bạn có thể nói: “Đường bóng của con lắt léo khiến đối phương không đỡ nổi”. Lời khuyên càng cụ thể càng tốt vì qua đó, bé sẽ biết phát huy đúng mức năng khiếu bản thân.

- Không được “quay lưng” khi khen con. Cần nhìn vào mắt con, mỉm cười và khen ngợi. Ngôn ngữ và cử chỉ vui vẻ của mẹ có thể “lây” sang bé.

- Nên đánh giá cố gắng của con thay vì chỉ nhìn vào kết quả. Nếu sau nhiều cố gắng, bé đã biết đi xe đạp, bạn hãy khen ngợi con. Đừng phiền lòng nếu ban đầu, bé chỉ đạp được nửa vòng xe thay vì cả vòng; bé lười đạp mà cứ đòi mẹ đẩy… Nếu bé biết đếm số đúng thứ tự, hãy tặng cho con một miếng dán bé ngoan. Đừng bực bội vì ngay ngày mai, bé lại đảo lộn trật tự của dãy số đếm…

Khi nỗ lực làm một việc gì đó (quét nhà, rửa bát), bé rất khao khát được khen. Nhưng nếu chỉ một lần bị mẹ vô tình trách tội: “Làm vỡ cốc” hoặc quét nhà chưa sạch, bé có thể mất hết tự tin. Những lời động viên sau đó của cha mẹ cũng không còn nhiều tác dụng.

- Động viên con tham gia hoạt động mới: Bạn hãy khen ngợi khi bé hào hứng thử một công việc mới, như học đi xe đạp hoặc học buộc dây giày. Đừng lo lắng khi bé mắc lỗi.

Cuối cùng, cha mẹ nên quan tâm đến con. Như thế, mới dễ dàng nhận ra những cố gắng của bé và đưa ra lời động viên chân thành, đúng lúc.

Theo Mẹ&bé

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.