ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Dâu mới “vung tay” sắm Tết cho nhà chồng
Friday, February 5, 2010 14:56
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Là cái Tết đầu tiên ở nhà chồng nên Thục quyết định “lấy le”. Cô sắm sửa toàn bánh kẹo, rượu ngoại thật xịn, thật “độc”. Dĩ nhiên, số tiền đổ vào đó cũng vọt lên rất nhiều.
Dâu mới ’vung tay’ sắm Tết cho nhà chồng - Tin180.com (Ảnh 2)
… để đón một cái Tết vừa tiết kiệm, vừa ý nghĩa.

Đến tối, chồng Thục thấy đống quà bánh lỉnh kỉnh ở góc nhà, liền hỏi: “Quà ở đâu mà nhiều thế?”. Thục thật thà kể, do vợ chồng chưa được thưởng Tết nên cô đã rút tiền tiết kiệm, nhờ người quen mua hàng ngoại nhập “xịn”. Vì hàng “khan” nên Thục tự ý mua trước, chưa kịp trao đổi với chồng. Nghe thế, chồng Thục giãy nảy lên bắt vợ mang trả hàng, vì: “Bố bị cao huyết áp, lại cả bệnh gút nữa, sao mà uống được rượu?“. Thục khăng khăng không muốn trả lại: “Bố không uống được thì để bày bàn thờ cho đẹp. Có khách đến thì tiếp”. Thế là vợ chồng cãi cọ với nhau…

Dâu mới ’vung tay’ sắm Tết cho nhà chồng - Tin180.com (Ảnh 1)
Tránh vung tay quá trán…

Cùng cảnh làm dâu mới, Trinh (Cầu Diễn, Hà Nội) rất vất vả khi liệt kê danh sách quà Tết cho nhà chồng. Trinh chẳng ngại ngần mua biếu bố mẹ chồng một chậu lan hồ điệp màu vàng cánh chấm, có giá 5,1 triệu đồng. Bạn bè, hàng xóm ở quê chồng Trinh được dịp trầm trồ trước chậu hoa đẹp. Mỗi lần có ai hỏi giá tiền, Trinh lại có dịp hãnh diện khoe.

Tuy nhiên, ngay tối hôm đó, Trinh đã bị mẹ chồng nhắc khéo: “Vợ chồng con còn đang đi thuê nhà. Lương hai đứa cũng không phải là cao. Để dành dụm mà sinh con. Bố mẹ không cần hoa đắt tiền đâu“. Không những thế, Trinh còn bị mẹ chồng góp ý về chuyện bánh kẹo, mứt Tết (cũng toàn loại to, loại xịn) mà cô mua cho cả họ hàng bên nhà chồng, không tham khảo ý kiến mẹ chồng. Trinh buồn mãi vì “đầu tư” quà cáp công phu nhưng không làm vừa lòng mẹ chồng.

Năm trước, mới kết hôn được hơn 2 tháng, Ánh về quê chồng (Nam Định) ăn Tết từ 23. Do về sớm nên Ánh không mua sắm gì, chỉ mang tiền mặt về, rồi cùng đi sắm Tết với mẹ chồng. Tiền Tết được Ánh chia ra làm 2 phần: một phần để biếu bố mẹ chồng sắm Tết. Khoản này vừa về đến quê, Ánh đưa luôn cho mẹ chồng giữ hộ. Một khoản để đi chợ Tết cùng mẹ chồng. Ra đến chợ, thấy cái gì đẹp, ngon, Ánh cũng sà xuống mua. Nào áo gấm cho mẹ chồng, boot xịn cho em chồng, đến rượu ngon và bánh kẹo… Thứ gì cũng nhiều, cũng tốn tiền. Cuối buổi ngồi tổng kết lại, Ánh mới tá hỏa vì đã tiêu sạch số tiền định để mừng tuổi cho bố mẹ chồng và các cháu nhà chồng. Cô phải điện thoại lên thành phố, “cầu cứu” anh xã…

Khác với Ánh, Thảo đã làm dâu đến năm thứ 3. Nhưng cô vẫn nhớ năm đầu tiên đã hoang phí thế nào trong việc sắm Tết cho nhà chồng. Thảo khuân “một lô một lốc” bánh kẹo, rượu bia và cả hạt bí, gạo nếp, nước mắm, chè; thậm chí là cả tăm và giấy ăn về quê chồng, vì cô nghĩ những đồ đó trên thành phố vẫn “xịn” hơn. Chẳng được mẹ chồng khen đảm, ngược lại, Thảo còn bị bà mắng vì tội: “Những thứ này ở quê, mẹ sắm đủ cả rồi. Con mua làm gì nhiều, bắt chồng xách nhễ nhại thế kia”.

Nghĩ đã mua nhiều quà, lại ở quê chồng có 2 ngày nên Thảo không biếu tiền Tết cho bố mẹ chồng. Cô chỉ gửi một chút vào phong bao, mừng tuổi cho hai cụ. Nhưng có khách đến nhà, hỏi chuyện, Thảo xấu hổ vì nghe mẹ chồng than: “Nó chẳng đưa tiền gì cả. Chỉ mua quà thôi”.

Rút kinh nghiệm “xương máu”, năm nay Thảo chỉ định mua ít mứt và rượu Tết, hàng nội cũng được nhưng ngon là được. Còn lại, cô đưa tiền mặt cho mẹ chồng: “Con không khéo sắm Tết. Vợ chồng con có ít quà, biếu bố mẹ tiêu Tết“. Đơn giản mà gọn nhẹ. Nếu mẹ chồng có sai mua gì thì đi mua tiếp, biếu họ hàng cái gì thì mang biếu cái đó. Bình thường, phải làm đến 30 Tết, vợ chồng Thảo mới được nghỉ, về quê. Lúc đó, ở nhà, mẹ chồng cô cũng sắm sửa đủ cả nên cô không cần quá căng thẳng chuyện Tết nhất mà vẫn được tiếng là dâu hiền.
Tránh sắm Tết tùy hứng

Năm đầu tiên về ăn Tết quê chồng, nhiều nàng dâu muốn mua sắm nhiều thứ ngon, đắt tiền để tỏ lòng thành kính. Điều này là đáng quý. Nhưng không phải vì thế mà con dâu mua sắm vô tội vạ, mua sắm kiểu “bụng mình suy ra bụng người”, cho là quà càng đắt càng được nhà chồng hoan nghênh. Đến khi bố mẹ chồng tỏ ý không hài lòng thì hụt hẫng, buồn bực. Hơn nữa, sắm Tết vượt quá ngân sách gia đình còn khiến vợ chồng lục đục, làm cái Tết mất vui.

Nàng dâu mới chưa có kinh nghiệm thì nên bàn bạc kỹ kế hoạch sắm Tết với chồng. Xem mua gì cho bố mẹ, anh em chồng là hợp lý nhất? Với họ hàng, các em bé bên nhà chồng thì mua những gì? Biếu Tết bố mẹ chồng bao nhiêu? Mừng tuổi người già và các bé bao nhiêu? Cũng cần trao đổi cả việc biếu Tết bên ngoại, sao cho nội – ngoại được cân xứng.

Thông thường, có thể mua giỏ quà Tết, gồm mứt, bánh kẹo, chà, rượu… để nhà chồng bày bàn thờ. Tránh chỉ đưa tiền mặt mà không có quà. Vì quà còn biểu hiện lòng hiếu thảo của con cháu với tổ tiên. Cũng tránh chỉ mua quà mà không có tiền mặt. Tùy điều kiện, có thể mua ở thành phố rồi xách về quê. Hoặc mua ở quê cho tiện, đỡ mất công xách. Tốt nhất, chuyện biếu Tết nên dựa vào thu nhập của vợ chồng, phong tục và nếp sinh hoạt ở nhà chồng…

(theo Me&be)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.