“Ngay sau đám cưới, bà nội con dẫn mẹ vào nhà sau, chỉ vào một bộ đồ mặc nhà và bảo: “Đồ của chị bây đó, thay ra mau để còn dọn dẹp”. Mẹ, khi ấy vẫn đang mặc áo dài cưới và đội lúp. Mẹ ngỡ ngàng đến mức đứng im như phỗng.
Không hẹn mà gặp, cô em họ tôi vừa cưới cách đây hai tháng cũng than thở về mẹ chồng: “Mỗi ngày, em phải dậy sớm để chuẩn bị bữa sáng cho cả nhà, nấu luôn bữa trưa rồi mới đi làm. Chiều tan sở, em lại tất tả chạy ra chợ mua thức ăn về lo bữa chiều. Nhiều hôm mệt bở hơi tai, làm chậm tay một tí, mẹ chồng chẳng giúp mà còn càu nhàu. Làm dâu sao mà khổ quá”.
Trong khi đó, Như Hảo, cô bạn đã kết hôn bốn năm, lại thổ lộ: “Tôi làm gì cũng phải hỏi qua ý kiến mẹ chồng nên nhiều lúc vô cùng khó chịu, bởi mình đâu phải trẻ con, đâu cần người giám hộ. Trong cách nuôi dạy con trẻ cũng vậy. Chẳng hạn như khi háng em bé bị hăm, thay vì để khô ráo cho nhanh khỏi, bà lấy lá diếp cá giã nhỏ, đắp vào, khiến nó lở loét ra. Hoặc tôi muốn cho cháu bú sữa đến sáu tháng mới ăn dặm, bà lại bảo nên cho trẻ ăn lúc bốn tháng để cơ thể cứng cáp…”.
Biết Lan thích mặc đẹp, vào mùa đông, bà đan những chiếc áo khoác, chiếc khăn rất mốt để tặng con dâu. Thỉnh thoảng đi shopping, bao giờ bà cũng có quà cho Lan, thường là những món rất hợp với vóc dáng và sở thích của cô.
“Hạnh phúc nhất là khi tôi sinh con, bà chăm sóc tôi chu đáo chẳng khác nào mẹ đẻ. Tất cả những gì tôi phải làm là ăn, ngủ và cho con bú. Bà lo mọi chuyện từ A đến Z. Khi rảnh, bà còn đọc sách cho tôi nghe vì sợ con dâu buồn. Trong suốt sáu tháng sau khi sinh, bà cấm chồng tôi không được to tiếng hay tỏ ra bực dọc vì sợ tôi giận chồng rồi chẳng may rơi vào hội chứng trầm cảm sau khi sinh. Thậm chí, bà còn bắt anh giữ con để đưa tôi đi shopping, làm móng… Tôi chưa từng nghĩ làm dâu mà sướng đến vậy”, Lan tâm sự với ánh mắt rạng ngời hạnh phúc.
Cũng có mẹ chồng Tây như Thúy Lan nhưng câu chuyện của Ngọc Mai, 28 tuổi, chuyên viên marketing lại có phần khác hơn. Mẹ chồng cô là người Đức, sống ở Berlin trong khi cô và chồng sống và làm việc tại Việt Nam. Một năm hai lần, cô cùng chồng bay sang Đức thăm mẹ.
Mẹ chồng tôi không giỏi tiếng Anh nên thời gian đầu, chúng tôi trò chuyện bằng cách… quơ là chính. Để mối quan hệ thân thiện hơn, tôi học tiếng Đức. Bà cũng bày tỏ thiện chí của mình bằng cách nhờ tôi dạy những từ Việt Nam thông dụng.
Mỗi lần tôi sang, bà lại rủ tôi đi bar uống rượu, bố chồng tôi ở nhà vì “chỉ tổ vướng chân”. Thấy tôi trung thành với loại quần jeans dài, bà mua về mấy chiếc quần shorts rất hầm hố cùng một lố áo hai dây và bảo: “Chân con đẹp, mặc quần dài phí quá. Mặc shorts với áo dây cho đẹp”. “Nhiều khi tôi thấy bà còn sành điệu và chịu chơi hơn cả mình”, Ngọc Mai cho biết.
Phần lớn mâu thuẫn do khác biệt về nếp sống, cách nghĩ nên bạn phải “nhập gia tùy tục”, nhưng không chiều theo tất cả. Điều gì không đúng, bạn cần thuyết phục và nhờ chồng nói thêm vào. Khi bà tức giận, chửi mắng, bạn im lặng nhưng chớ giữ trong lòng. Hãy đợi đến khi bà bình tĩnh rồi phân tích đúng – sai. Đừng bao giờ ngừng quan tâm, chăm sóc và chia sẻ với mẹ chồng.
(theo Phong cách)